1

Tổn thương mô cứng của răng không do sâu - Bộ y tế 2015 

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng hàm mặt  - Bộ y tế 2015 

I. ĐỊNH NGHĨA

Là tổn thương mô cứng của răng bao gồm tổn thương men răng hoặc tổn thương cả men và ngà răng hoặc tổn thương xương răng mà không phải do sâu răng và thường do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu không điều trị kịp thời thì các tổn thương này có thể dẫn tới viêm tuỷ răng.

II. NGUYÊN NHÂN

- Mòn răng

- Mòn răng - răng: Có thể là sinh lý hay bệnh lý, tác nhân nội tại thường là trụ men của các răng đối diện, do khớp cắn bất thường hoặc nghiến răng.

- Mài mòn: Là tác động của lực ma sát từ các tác nhân ngoại lai, có thể do chải răng quá mạnh, cắn các vật cứng, hoặc thứ phát sau mài mòn hóa học.

- Mòn hóa học: Do các hóa chất như trong hội chứng trào ngược dạ dày, làm ắc quy, tiếp xúc với khí ga, axit....

- Tiêu cổ răng: Do răng xoay trục hoặc cản trở cắn sang bên.

- Tổn thương do rối loạn quá trình phát triển răng

- Tại chỗ.

- Nhiễm khuẩn, sang chấn làm rối loạn chức năng nguyên bào tạo men có thể từ răng sữa.

- Điều trị tia xạ

- Do môi trường

  •  Trước sinh: Mẹ mắc giang mai, Rubella hoặc nhiễm Fluor từ mẹ.
  •  Khi sinh: Do tan máu bẩm sinh, thiếu Canxi, trẻ sinh non.
  •  Sau sinh: Thường gặp trong nhiễm khuẩn trầm trọng, nhiễm Fluor, thiếu dinh dưỡng...

- Do di truyền

  • + Tạo men không hoàn chỉnh bẩm sinh (bệnh chỉ xảy ra ở răng).
  • + Tổn thương phối hợp với các bệnh toàn thân: Hội chứng loạn sản ngoại bì, hội chứng Down.

- Nứt vỡ răng: Thường gặp do chấn thương.

- Tiêu chân răng

  •  Ngoại tiêu: Thường gặp do các kích thích trong thời gian ngắn như chấn thương, di chuyển răng trong chỉnh nha, các phẫu thuật vùng quanh răng hoặc điều trị vùng quanh răng.
  •  Nội tiêu: Có thể do chấn thương, nhiệt, viêm tủy mạn tính...

III. CHẨN ĐOÁN

1.Lâm sàng

a. Mòn răng: mòn từ rìa cắn răng cửa trước sau đó mòn đến múi chịu các răng hàm

  •  Tốc độ của ngà nhanh hơn tốc độ mòn men nên tổn thương có dạng hình lõm đáy chén
  •  Các tổn thương của hai răng đối đầu thường khớp khít vào nhau.
  •  Mức độ mòn nhiều gây nhạy cảm răng
  •  Tổn thương mòn hóa học nằm ở các răng gần nhau nơi có axit phá hủy, làm bề mặt men trở nên trong suốt.
  •  Tiêu cổ răng là tổn thương lõm hình chêm ở cổ răng tại đường ranh giới xi măng- ngà.

b. Tổn thương do rối loạn phát triển răng

  •  Men răng mỏng như thủy tinh, để lộ màu ngà răng (thiểu sản men).
  •  Men răng mềm, tính chất như phấn, nhanh chóng bị mòn để lộ ngà trên bề mặt (men răng kém khoáng hóa hoặc chưa trưởng thành).
  •  Răng có màu từ xám xanh đến nâu hổ phách (thiểu sản ngà, tạo ngà không hoàn chỉnh..).
  •  Nhiễm màu răng: răng có màu nâu đỏ do nhiễm porphyrin, màu từ vàng, nâu xám sậm hoặc xanh lơ, đỏ tía tùy mức độ nhiễm tetracycline...
  •  Nứt vỡ răng: khám răng có thể thấy đường rạn răng, đường nứt răng hoặc vỡ thân răng ...
  •  Tiêu chân răng: tiêu nhẹ không có triệu chứng, nếu tiêu nhiều gây đau, thăm khám thấy xuất hiện u hạt.

2. Cận lâm sàng

  •  Tổn thương do rối loạn phát triển răng: Men răng có độ cản quang gần giống với ngà răng (men răng kém khoáng hóa..), thân răng hình cầu, chân răng hẹp, ngắn, tủy chân răng thường tắc (tạo ngà không hoàn chỉnh...).
  •  Tiêu chân răng: hình ảnh thấu quang hai bên chân răng (ngoại tiêu) hoặc trong ống tủy có hình cầu (nội tiêu).

IV. ĐIỀU TRỊ

1. Nguyên tắc

Điều trị theo nguyên nhân và phục hồi tổ chức bị mất.

2. Sơ đồ/phác đồ điều trị

Loại bỏ nguyên nhân gây tổn thương sau đó chọn lựa phương pháp phục hồi thích hợp.

3. Điều trị cụ thể

- Mòn răng:

  •  Sử dụng máng chống nghiến cho bệnh nhân nghiến răng, điều chỉnh các điểm cản trở cắn và các điểm chạm sớm.
  •  Thay đổi thói quen xấu trong chải răng.
  •  Thay đổi chế độ ăn, loại bỏ thức ăn, đồ uống có axit.
  •  Tiến hành phục hồi tổ chức răng đã mất bằng phương pháp phù hợp như hàn răng, làm chụp bọc, Inlay, Onlay...

- Tổn thương do rối loạn phát triển răng:

  •  Dự phòng các biến chứng như mòn răng, vỡ răng, hở tủy và đảm bảo tính thẩm mỹ bằng phương pháp phù hợp như hàn Composite, phục hình bằng chụp, Veneer, Inlay, Onlay.
  •  Điều trị biến chứng hở tủy nếu có.
  •  Có thể tiến hành tẩy trắng răng khi răng bị nhiễm màu.
  •  Nứt vỡ răng: phục hồi thân răng và điều trị tủy nếu hở tủy.
  •  Tiêu chân răng: loại bỏ u hạt, điều trị tủy, hàn phục hồi ...

V. TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG

Mòn nhiều gây hở tủy và viêm tủy.

VI. PHÒNG BỆNH

  •  Thay đổi thói quen xấu gây mòn răng.
  •  Phục hồi thân răng để dự phòng bệnh tiến triển nặng thêm.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Tin liên quan
Ra máu sau phẫu thuật cắt tử cung có bình thường không?
Ra máu sau phẫu thuật cắt tử cung có bình thường không?

Chảy máu âm đạo trong thời gian đầu sau phẫu thuật cắt tử cung đa phần là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên, đôi khi đây lại là điều bất thường.

Các mẹo ngăn ngừa tổn thương răng miệng
Các mẹo ngăn ngừa tổn thương răng miệng

Có khoảng 80% các trường hợp tổn thương răng miệng xảy ra ở răng cửa và có thể tác động đến cả phần mô mềm – lưỡi, môi và bên trong má.

Có cần thiết phải nhổ răng số 8 không?
Có cần thiết phải nhổ răng số 8 không?

Bác sĩ có thể khuyên bạn nên nhổ răng khôn (răng số 8) nhưng bạn nghĩ rằng răng khôn không hề gây đau, tại sao phải nhổ đi?

Bao cao su chứa chất diệt tinh trùng có hiệu quả hơn bao cao su thường không?
Bao cao su chứa chất diệt tinh trùng có hiệu quả hơn bao cao su thường không?

Bao cao su là một biện pháp kiểm soát sinh sản và hiện nay có rất nhiều loại bao cao su khác nhau, trong đó một số loại có sẵn chất diệt tinh trùng. Chất diệt tinh trùng thường được sử dụng phổ biến nhất trong bao cao su là nonoxynol-9.

Lạc Nội Mạc Tử Cung: Làm Sao Để Không Đau khi quan hệ tình dục?
Lạc Nội Mạc Tử Cung: Làm Sao Để Không Đau khi quan hệ tình dục?

Mặc dù các triệu chứng của lạc nội mạc tử cung ở mỗi phụ nữ là khác nhau nhưng có rất nhiều cách để giảm bớt các cơn đau.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Thai nhi bị nấc cụt trong tử cung có bình thường không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1828 lượt xem

- Bác sĩ ơi, em bé nhà tôi thường xuyên bị nấc cụt trong tử cung. Hiện tượng này có bình thường không, thưa bác sĩ?

Trẻ 10 tháng tuổi chưa mọc răng có bất thường không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  783 lượt xem

Em sinh bé lúc 36 tuần, bé nặng 2,4kg. Hiện tại bé được 10 tháng rồi và nặng 7kg ạ. Bé bò rất nhanh, đã đứng vững và có thể đi được khoảng 2 bước. Bé bú sữa mẹ và cả sữa công thức, ngày được 400ml, cộng thêm 3 bữa ăn dặm, mỗi bữa được nữa chén, có hôm 1 chén. Ban ngày bé ngủ khoảng 4 tiếng, ban đêm từ 9h tối đến 6h sáng, nhưng cứ 2-3h lại ọ ẹ dậy đòi ti mẹ rồi mới ngủ tiếp. Bây giờ bé 10 tháng rồi mà vẫn chưa mọc cái răng nào, như vậy có bất thường không ạ? Bé có đi xét nghiệm máu, các chỉ số khác đều bình thường, tuy nhiên có vài chỉ số bị cao hoặc thấp quá, đó là: ALT 23.16; AST 47; Creatinin 38.9; Ure 4.3 %LYMPH 63.0; %NEUT 20.7; PLT 507. Em không đến lấy trực tiếp được nên không được tư vấn. Các chỉ số trên có bình thường không ạ? Em muốn bổ sung canxi và vitamin D cho bé thì bổ sung như thế nào?

Ai sinh thường cũng phải rạch tầng sinh môn, đúng không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  634 lượt xem

Em năm nay 28 tuổi, mang thai lần đầu, được 35 tuần. Em muốn sinh thường, nhưng nghe nói ai sinh thường cũng đều bị rạch tầng sinh môn. Việc rạch này có thể gây đau đớn và để lại hậu quả không tốt - Có đúng thế không ạ?

Có thể sinh thường không, khi tử cung vẫn còn khối u xơ?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  821 lượt xem

Em mang thai lần 2, được 35 tuần, đi khám, các chỉ số là: đường kính lưỡng đỉnh 86, chu vi bụng 313, chiều dài xương đùi 68, cân nặng ước tính 2,6kg. Bé đầu em sinh thường, (bị sinh non 29 tuần do có u xơ tử cung), nay bé đã gần 4 tuổi. Hiện em vẫn còn khối u xơ, nhưng nay thì không rõ (do bị bé che mất). Mong bs tư vấn giúp xem lần này em có thể sinh thường hay mổ chủ động để bóc tách u xơ ạ?

Tử cung ngả sau có khó thụ thai hơn không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1216 lượt xem

- Bác sĩ ơi, tử cung ngả sau có khó thụ thai hơn không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây