Tiêm cạnh cột sống ngực (khớp liên mấu) - Bộ y tế 2014
I. ĐẠI CƯƠNG
- Đau cột sống ngực là một triệu chứng gặp ở nhiều bệnh lý khác nhau. Đau cột cống ngực do bệnh lý xương khớp như: thoái hóa đốt sống, thoái hóa đĩa đệm, xẹp thân đốt sống, viêm đĩa đệm đĩa đệm do lao, do nhiễm khuẩn... Tuy nhiên đau cột sống ngực có thể gặp trong các bệnh lý tim mạch (hội chứng mạch vạnh cấp, phình tách động mạch chủ ngực, viêm màng ngoài tim...), bệnh lý hô hấp (u phổi, viêm màng phổi, viêm phổi...) và trong các bệnh lý toàn thân khác. Tùy theo nhóm bệnh mà lựa chọn các phương pháp điều trị toàn thân khác nhau, riêng với nguyên nhân thoái hóa cột sống, khớp liên mấu có thể áp dụng phương pháp điều trị tại chỗ là tiêm cạnh cột sống ngực (khớp liên mấu) bằng corticoid. Tuy nhiên nguyên nhân này lại rất ít gặp tại cột sống ngực, do đó chỉ định tiêm cạnh cột sống ngực là rất hạn chế.
- Liệu trình tiêm cạnh cột sống cũng giống như tiêm khớp nói chung là: tiêm 1- 2 mũi tiêm/ 1 lần điều trị (khoảng cách 2 mũi tiêm là 7-10 ngày), có thể tiêm nhắc lại sau ít nhất 3 tháng và 1 năm không quá 4 lần tiêm cùng vị trí.
II. CHỈ ĐỊNH
- Trong các trường hợp dưới đây mà đáp ứng kém hiệu quả với điều trị thuốc toàn thân đúng phác đồ, đúng liều lượng:
- Đau cột sống ngực mạn tính có hoặc không có dấu hiệu chèn ép rễ thần kinh. Cần loại trừ các bệnh lý nội khoa khác trước khi co chỉ định tiêm corticoid tại chỗ
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Viêm đĩa đệm đốt sống: viêm mủ, viêm do lao.
- Tổn thương cột sống do bệnh lý thần kinh, bệnh máu.
- Nhiễm khuẩn, nhiễm nấm ngoài da vùng ngực.
- Cơ địa suy giảm miễn dịch.
Lưu ý: thận trọng với người bệnh có tiền sử đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh lý rối loạn đông máu.. Chỉ thực hiện thủ thuật khi các bệnh lý trên đã được kiểm soát tốt. Đối với người có tiền sử tăng huyết áp cần đo lại huyết áp ngày sau tiêm và mỗi 30 phút ít nhất 02 lần. Với người có bệnh lý rối loạn đông máu cần theo dõi chỗ tiêm ít nhất 30 phút sau tiêm. Với người bệnh có tiền sử đái tháo cần thử đường máu ít nhất 01 lần sau tiêm 06 h.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện (chuyên khoa)
- 01 Bác sỹ đã được đào tạo và cấp chứng chỉ chuyên ngành cơ xương khớp
- 01 Điều dưỡng.
2. Phương tiện
- Găng vô khuẩn
- Kim tiêm 25G, hoặc 20 G, bơm tiêm 5 ml
- Bông, cồn Iod sát trùng, panh, băng Urgo
3. Chuẩn bị người bệnh
- Người bệnh được giải thích trước khi làm thủ thuật
- Có chỉ định của bác sỹ chuyên khoa
4. Hồ sơ bệnh án, đơn thuốc
- Theo mẫu quy định
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
- Thực hiện tại phòng thủ thuật vô khuẩn
- Kiểm tra hồ sơ bệnh án hoặc đơn thuốc về chỉ định, chống chỉ định
- Sát trùng tay, đi găng vô khuẩn
- Lấy thuốc Depo-medrol 40mg- 0,5 ml
- Sát khuẩn bằng cồn Iod tại vị trí tiêm.
- Xác định vị trí tiêm: Người bệnh có thể nằm, hoặc ngồi. Vị trí tiêm là vị trí ngang với mỏm gai sau đốt sống ngực, cách đường giữa cột sống 1,5cm. Đặt hướng kim vuông góc với mặt da, đưa kim vào từ từ cho tới khi chạm đến xương (khớp liên mấu), rút bớt kim ra 1mm, rút pít tông kiểm tra xem kim có bị vào mạch máu hay không, nếu không thì tiến hành bơm thuốc (Hình ảnh trong phần phụ lục).
- Sát khuẩn lại vị trí tiêm, băng Urgo tại vị trí tiêm
- Dặn dò người bệnh sau làm thủ thuật: người bệnh không cho nước tiếp xúc với vị trí tiêm, giữ sạch vị trí tiêm trong vòng 24h. Sau 24h mới bỏ băng dính và rửa nước bình thường vào chỗ tiêm.
VI. THEO DÕI
- Chỉ số theo dõi: mạch, HA, tình trạng chảy máu tại chỗ, tình trạng viêm trong 24h
- Theo dõi các tai biến và tác dụng phụ có thể xảy ra (bên dưới) sau 24 h
- Theo dõi hiệu quả điều trị
VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
- Đau tăng sau khi tiêm 12-24 giờ: do phản ứng viêm tại chỗ với thuốc depo- medrol, thường khỏi sau một ngày, không phải can thiệp, có thể bổ sung giảm đau paracetamol
- Nhiễm khuẩn vùng cột sống ngực do thủ thuật tiêm (viêm mủ): biểu hiện bằng sốt, sưng đau tại chỗ => điều trị kháng sinh.
- Biến chứng hiếm gặp: tai biến do người bệnh quá sợ hãi- biểu hiện kích thích hệ phó giao cảm: người bệnh choáng váng, vã mồ hôi, ho khan, có cảm giác tức ngực khó thở, rối loạn cơ tròn... xử trí: đặt người bệnh nằm đầu thấp, giơ cao chân, theo dõi mạch, huyết áp để có các biện pháp xử trí cấp cứu khi cần thiết.
Hình minh họa tiêm cạnh cột sống thắt lưng (khớp liên mấu). Nguồn: internet
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa, chuyên ngành Cơ Xương Khớp - Bộ y tế 2014
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa, chuyên ngành Cơ Xương Khớp - Bộ y tế 2014
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa, chuyên ngành Cơ Xương Khớp - Bộ y tế 2014
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp - Bộ y tế 2014
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp - Bộ y tế 2014
Tình trạng viêm liên quan đến viêm khớp dạng thấp có thể ảnh hưởng đến chức năng thận. Nghiên cứu chỉ ra rằng những người bị viêm khớp dạng thấp có nguy cơ cao mắc bệnh suy thận.
Vẹo cột sống là tình trạng cột sống bị cong sang một bên. Vẹo cột sống thường xảy ra ở trẻ nhỏ hoặc tuổi thiếu niên nhưng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Loãng xương là tình trạng mật độ khoáng xương thấp. Tình trạng này khiến xương yếu, xốp và làm tăng nguy cơ gãy xương.
Loãng xương là tình trạng khiến xương trở nên yếu và giòn hơn. Viêm khớp là tình trạng khớp bị viêm, gây đau đớn và sưng tấy. Đôi khi, chứng loãng xương có thể là kết quả của chứng viêm khớp do viêm khớp gây cản trở khả năng vận động và ít hoạt động thể chất sẽ khiến xương trở nên kém chắc khỏe. Tuy nhiên, một số loại viêm khớp trực tiếp làm tăng nguy cơ loãng xương.
Viêm khớp dạng thấp (rheumatoid arthritis) là một bệnh tự miễn xảy ra khi hệ miễn dịch tấn công nhầm vào các khớp. Điều này gây viêm khớp và dẫn đến ra các triệu chứng ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày như sưng đau, cứng khớp va khớp nóng đỏ.
- 1 trả lời
- 1040 lượt xem
Năm nay em 28 tuổi, mang thai đôi con so được 31 tuần 5 ngày. Khi đi siêu âm bs bảo cần tiêm 4 liều thuốc trợ phổi cho thai nhi. Em không biết liệu có phải tiêm 4 liều không, hay chỉ cần 2 liều thôi - Và, khi tiêm có cần nhập viện không ạ?
- 1 trả lời
- 961 lượt xem
- Thưa bác sĩ, bà bầu uống sữa từ bò được tiêm hormone tăng trưởng có an toàn cho thai nhi không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 765 lượt xem
- Bác sĩ ơi, bác sĩ cho tôi hỏi ăn hàu hun khói hoặc hàu sống khi mang bầu có an toàn không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 998 lượt xem
Bé nhà tôi đã bị nhiễm liên cầu khuẩn (strep) một lần, giờ cháu lại bị lại, điều này có đáng lo ngại không, thưa bác sĩ?
- 1 trả lời
- 1122 lượt xem
Bé nhà tôi bị viêm họng, có thể nào bé bị viêm họng là do bé đã bị nhiễm liên cầu khuẩn (strep) không ạ?