1

Thủy trị liệu có thuốc - Bộ y tế 2017

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017

I. ĐẠI CƯƠNG

Thủy trị liệu là phương pháp sử dụng nước tác động lên mặt ngoài cơ thể để chữa bệnh. Là môi trường thuận tiện để trao đổi nhiệt lượng của cơ thể với môi trường. Trong dân gian thường có phương pháp ngâm chân, tay và thân mình vào bồn nước có thuốc (thường là các loại lá cây, rễ... của một số loại thảo mộc có tác dụng để chữa bệnh).

Thủy trị liệu có nhiều hình thức như: tắm dưới áp lực nước, ngâm nước khoáng ... và có hai phương pháp chủ yếu là thủy trị liệu nước nóng và thủy trị liệu nước lạnh. Ngoài ra còn có phương pháp phối hợp xen kẽ hai phương pháp trên, với các yếu tố, tác động:

  •  Yếu tố lực đẩy và áp suất.
  •  Yếu tố nhiệt.
  •  Yếu tố cơ học.
  •  Yếu tố hóa học.
  •  Thủy trị liệu có thuốc (ngâm nóng hoặc ngâm lạnh), hiểu một cách khác là trong nước để điều trị đ được hòa một lượng nhất định các thuốc trong nước bể ngâm toàn thân hoặc cục bộ từng phần chân, tay với mục đích điều trị.

II. CHỈ ĐỊNH

  •  Các bệnh lý xương khớp mạn tính.
  •  Viêm đại tràng co thắt.
  •  Một số bệnh lý về bệnh ngoài da (bệnh vảy nến).
  •  Viêm, đau dây thần kinh ngoại vi mạn tính.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  •  Cơ thể đang sốt, có viêm nhiễm cấp tính.
  •  Người có vùng da tổn thương hở.
  •  Bệnh lý tim mạch cấp tính.
  •  Suy hô hấp cấp.
  •  Người bệnh bị ung thư.
  •  Người bệnh bị dị ứng với thuốc làm dung dịch điều trị.
  •  Người bệnh bị kích động.
  •  Người bệnh mất cảm giác.
  •  Bệnh ưa chảy máu.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

  • Bác sĩ chuyên khoa phục hồi chức năng, kỹ thuật viên vật lý trị liệu, cán bộ y tế hành nghề được đào tạo.

2. Phương tiện

  •  Thảo dược đ được rửa sạch.
  •  Thùng sạch (thể tích 5-10 lít).
  •  Bể (bồn) nước dùng ngâm toàn thân.
  •  Khăn bông khô, sạch.

3. Người bệnh

  • Giải thích để người bệnh yên tâm điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

  • Ghi chép đầy đủ các thông tin về người bệnh, chỉ định điều trị rõ ràng.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

- Bước 1. Kiểm tra hồ sơ chính xác

  • Kiểm tra người bệnh: đây là kỹ thuật ngâm toàn thân trong nước.

- Bước 2. Chuẩn bị nước chiết xuất từ thảo dược

  •  Dùng nước nóng già (trên 70oC) đổ đầy vào thùng chứa thảo dược, đảo đều và để 15 phút.
  •  Hoặc dùng nước sắc các loại thảo dược trên.

- Bước 3. Kiểm tra nhiệt độ nước theo chỉ định

  •  Sử dụng nước đ chiết xuất đổ vào bể (bồn) để điều trị.
  •  Kiểm tra nhiệt độ nước trong bể (bồn) bằng nhiệt kế. Nhiệt độ ngâm toàn thân trong nước nóng từ 33 - 380C, nhiệt độ ngâm tối đa 43oC.
  •  Thời gian điều trị 15 - 20 phút, mỗi ngày một lần.

- Bước 4. Tiến hành điều trị

  •  Người bệnh được tắm tráng bằng nước sạch.
  •  Người bệnh vào bể (bồn) ngâm (nước ngâm không ngập quá mũi).
  •  Hỏi cảm giác người bệnh, nếu người bệnh thấy cảm giác bình thường tiến hành ngâm cơ thể hết thời gian chỉ định.
  •  Hết thời gian ngâm, cho người bệnh tắm tráng, lau khô cơ thể và nằm nghỉ ngơi tại chỗ từ 5 đến 10 phút.
  •  Kết thúc điều trị.

VI. THEO DÕI

  •  Trong quá trình điều trị, người bệnh có thể có các phản ứng: mệt mỏi, căng thẳng, choáng váng, nhiễm lạnh, mệt xỉu.
  •  Chú ý đảm bảo để người bệnh không bị ngạt nước.
  •  Nếu xảy ra những hiện tượng này thì ngừng điều trị.

VII. XỬ TRÍ TAI BIẾN

  • Người bệnh bị các dấu hiệu như trên phải ngừng ngay điều trị, tiến hành kiểm tra mạch, nhiệt độ, huyết áp và xử trí cấp cứu theo quy định.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Thủy trị liệu cho người bệnh sau bỏng - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017

Chọc hút và bơm thuốc vào nang thận - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa phẫu thuật tiết niệu - Bộ y tế 2017

Phát hiện chất ức chế phụ thuộc thời gian và nhiệt độ đường đông máu nội sinh - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Huyết học - Truyền máu - Miễn dịch - Dị ứng - Sinh học phân tử - Bộ y tế 2017

Phát hiện chất ức chế không phụ thuộc thời gian và nhiệt độ đường đông máu nội sinh - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Huyết học - Truyền máu - Miễn dịch - Dị ứng - Sinh học phân tử - Bộ y tế 2017

Điều trị bằng bồn xoa bóp thủy lực - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017

Tin liên quan
Liều lượng thuốc giảm đau, hạ sốt Acetaminophen cho trẻ theo cân nặng
Liều lượng thuốc giảm đau, hạ sốt Acetaminophen cho trẻ theo cân nặng

Acetaminophen là một trong những loại thuốc khó kê liều lượng nhất, vì nó được bán dưới nhiều hình thức. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn lấy đúng liều lượng cho con.

Liều lượng thuốc Ibuprofen cho trẻ
Liều lượng thuốc Ibuprofen cho trẻ

Ibuprofen là một trong những loại thuốc khó xác định liều lượng chính xác nhất vì nó được bán dưới nhiều hình thức. Bài viết dưới đây có thể giúp bạn xác định đúng liều dùng cho con.

Thuốc kết hợp linagliptin-metformin: Tác dụng, liều dùng và tác dụng phụ
Thuốc kết hợp linagliptin-metformin: Tác dụng, liều dùng và tác dụng phụ

Linagliptin-metformin được sử dụng để điều trị bệnh tiểu đường type 2. Thuốc này được kết hợp cùng với chế độ ăn kiêng và tập thể dục để cải thiện lượng đường trong máu.

Thuốc kết hợp metformin-pioglitazone: Liều dùng và tác dụng phụ
Thuốc kết hợp metformin-pioglitazone: Liều dùng và tác dụng phụ

Metformin-pioglitazone được sử dụng để giảm lượng đường trong máu ở người mắc bệnh tiểu đường type 2. Thuốc được sử dụng kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục.

Liều dùng thuốc Tresiba là bao nhiêu?
Liều dùng thuốc Tresiba là bao nhiêu?

Bài viết dưới đây cung cấp thông tin chi tiết về liều dùng khuyến nghị của Tresiba, gồm có dạng thuốc, hàm lượng thuốc và cách sử dụng.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Trẻ gần 4 tháng tháng tuổi viêm phổi thùy phải dùng kháng sinh, tiêm thuốc an thần và citi phổi có ảnh hưởng gì đến sức khỏe?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  780 lượt xem

Thưa bác sĩ, bé nhà em được gần 4 tháng tuổi nhưng đã bị viêm phổi thùy, phải nhập viện, bác sĩ đã tiêm 14 mũi kháng sinh. Sau khi nằm viện 1 tuần, bác sĩ khám lại thì thấy phổi bé đã lành, nhưng kết quả chụp phim lại thấy phần trên phổi còn mờ, nghi có khối u trong phổi. Bác sĩ tiếp tục tiến hành citi phổi cho cháu. Kết quả, bé nhà em bị u tuyến ức, bác sĩ kê thuốc prednisdon5mg và aquadetrim, nói về cho bé uống trong vòng 2 tuần thì khối u sẽ hết. Bác sĩ cho em hỏi khối u tuyến ức này có nguy hiểm không ạ? Và việc bé mới 4 tháng tuổi đã tiêm kháng sinh, dùng thuốc an thần và citi phổi có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé không?

Thuốc ngừa thai khẩn cấp liệu có ảnh hưởng tới em bé?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  867 lượt xem

Chồng em công tác xa nhà nên hồi đầu tháng, bọn em đã không dùng biện pháp an toàn nào khi quan hệ. Đến cuối tháng, do không biết mình đã mang thai sau lần đó nên em đã uống 1 viên thuốc ngừa thai khẩn cấp trước khi giao hợp. Theo chỉ định của bác sĩ, em đã đi làm xét nghiệm double test và các siêu âm cần thiết - Thấy các chỉ số của bé đều tốt, nhưng sao em vẫn thấy lo lo thế nào. Xin bác sĩ cho biết: liệu em bé có bị ảnh hưởng gì khi mẹ uống thuốc như thế không ạ?

Uống thuốc trị viêm mũi dị ứng, liệu có ảnh hưởng tới thai nhi?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1134 lượt xem

Em năm nay 36 tuổi, đang mang thai lần thứ 2. Em bị viêm xoang mũi dị ứng nên thường xuyên hắt hơi, chảy nước mũi, viêm họng, ngứa mắt. Mỗi lần hắt hơi là bụng thóp lại, rất khó chịu. Đi khám thai ở tỉnh, bác sĩ cho thuốc có ký hiệu USA 212966, USA BL-11D. Nhưng em vẫn thấy hơi hoang mang, lo lắng vì không biết việc uống thuốc này có ảnh hưởng đến thai nhi không, thưa bác sĩ?

Liệu thuốc có bài tiết vào sữa em bé đang ti không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  396 lượt xem

Em sinh thường và đang nuôi con bằng sữa mẹ. Bé được hơn 1 tháng rồi mà vết khâu tầng sinh môn của em vẫn bị đỏ ngứa, viêm nhiễm rất khó chịu. Đi khám, bs cho uống kháng sinh Amoxycilin 500mg. Nhưng em cũng ngại dùng vì sợ thuốc này bài tiết vào sữa, ảnh hưởng đến em bé?

Bị chóng mặt, có nên tăng liều uống thuốc sắt trong thai kỳ?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  565 lượt xem

Mang thai 34 tuần, mỗi ngày em uống 1 ống sắt Tot'hema theo đơn của bs. Song, một tuần nay, em bị chóng mặt, xét nghiệm máu thì không bị thiếu máu, sang khám khoa nội thì bs bảo bị chóng mặt là do rối loạn tiền đình. Em định uống tăng lên 1 ngày 2 ống sắt, có được không ạ?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây