1

Thở oxy qua mặt nạ không túi dự trữ - Bộ y tế 2017

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017

I. ĐẠI CƯƠNG

Thở oxy qua mặt nạ (mask) không có túi dự trữ: là kỹ thuật làm tăng thêm nồng độ oxy khí thở vào (FiO2) bằng mask không có túi dự trữ oxy nhằm cung cấp đủ oxy cho nhu cầu chuyển hóa của cơ thể. Phương pháp này cung cấp FiO2 khoảng 40 - 60%.

II. CHỈ ĐỊNH

Ở trẻ có nhu cầu thở oxy, chỉ định thở oxy mask khi:

  •  Trẻ tự thở và nhu cầu oxy khí thở vào cao (FiO2) > 40%.
  •  Có chống chỉ định hoặc tai biến khi thở oxy gọng mũi.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  • Tổn thương nặng vùng mặt không cho phép tỳ đè.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

  • Điều dưỡng chăm sóc người bệnh hoặc kỹ thuật viên đã được đào tạo.

2. Phương tiện (Mỗi loại 1 chiếc cho 1 người bệnh)

  •  Cột đo lưu lượng oxy.
  •  Bình làm ẩm oxy chứa nước cất (nếu thở oxy mask kéo dài).
  •  Dây dẫn oxy.
  •  Mask không có túi dự trữ phù hợp theo lứa tuổi.

3. Người bệnh

  •  Trẻ được nằm trên giường cấp cứu cạnh nguồn oxy.
  •  Làm thông thoáng đường thở trên.
  •  Kiểm tra các dấu hiệu, chỉ số lâm sàng: nhịp thở, dấu hiệu gắng sức, tình trạng da niêm mạc, đo SpO2, mạch, tinh thần và các dấu hiệu nặng khác.

4. Hồ sơ bệnh án

  • Ghi đầy đủ thông tin cá nhân và tình trạng trẻ trước thở oxy.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ, người bệnh

  • Thông tin cá nhân, tình trạng lâm sàng, chỉ định thở oxy.

2. Thực hiện kỹ thuật

  •  Lắp cột đo lưu lượng vào nguồn oxy.
  •  Lắp bình làm ẩm vào cột lưu lượng, nếu cần.
  •  Lắp dây dẫn oxy vào đầu ra (cột lưu lượng hoặc bình làm ẩm).
  •  Lắp mask vào dây dẫn oxy.
  •  Điều chỉnh lưu lượng oxy cần thiết.
  •  Kiểm tra oxy các mối nối đảm bảo không hở
  •  Cho mask kín mũi và miệng trẻ.
  •  Cố định mask: vòng dây cao su có sẵn ra sau gáy trẻ, thít chặt vừa phải để mask ôm kín mũi, miệng trẻ nhưng trẻ không khó chịu.

VI. THEO DÕI

  •  Trong 30 phút đầu thở oxy, phải theo dõi trẻ liên tục bằng máy đo SpO2 và nhịp tim. Đánh giá nhịp thở, mức độ gắng sức, da niêm mạc và tinh thần để điều chỉnh lưu lượng oxy phù hợp.
  •  Khi trẻ thở oxy ổn định, theo dõi mỗi 3 giờ: các mối nối dẫn oxy, tìnhtrạng đáp ứng của trẻ, SpO2.
  •   Điều chỉnh lưu lượng oxy đảm bảo SpO2 trong giới hạn cho phép.
  • Thay mask, dây dẫn, bình làm ẩm hàng ngày.

VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

  •  Khô niêm mạc đường thở: làm ẩm khí thở vào
  •  Ngộ độc oxy: điều chỉnh lưu lượng oxy phù hợp
  •  Bội nhiễm vi khuẩn từ dụng cụ thở oxy: dùng mask, dây dẫn 1 lần, thay dụng cụ (mask, dây dẫn, bình làm ẩm) hàng ngày.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Kỹ thuật tập sức bền không có gắn theo dõi tim mạch - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017

Nẹp bột các loại không nắn - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật đặt võng nâng cổ bàng quang (Sling) trong tiểu không kiểm soát  khi gắng sức - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa phẫu thuật tiết niệu - Bộ y tế 2017

Cắt dương vật không vét hạch, cắt một nửa dương vật - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa phẫu thuật tiết niệu - Bộ y tế 2017

Tin liên quan
Cắt Bao Quy Đầu Và Không Cắt Bao Quy Đầu Có Gì Khác Biệt?
Cắt Bao Quy Đầu Và Không Cắt Bao Quy Đầu Có Gì Khác Biệt?

Mặc dù cắt bao quy đầu là thủ thuật không bắt buộc và tùy theo sở thích mỗi người nhưng việc cắt hay để sẽ có ảnh hưởng nhất định đến sự vệ sinh, sức khỏe của dương vật và thậm chí là cả sức khỏe tổng thể.

Có cần thiết phải nhổ răng số 8 không?
Có cần thiết phải nhổ răng số 8 không?

Bác sĩ có thể khuyên bạn nên nhổ răng khôn (răng số 8) nhưng bạn nghĩ rằng răng khôn không hề gây đau, tại sao phải nhổ đi?

Bao cao su chứa chất diệt tinh trùng có hiệu quả hơn bao cao su thường không?
Bao cao su chứa chất diệt tinh trùng có hiệu quả hơn bao cao su thường không?

Bao cao su là một biện pháp kiểm soát sinh sản và hiện nay có rất nhiều loại bao cao su khác nhau, trong đó một số loại có sẵn chất diệt tinh trùng. Chất diệt tinh trùng thường được sử dụng phổ biến nhất trong bao cao su là nonoxynol-9.

Rủi Ro Khi Quan Hệ Tình Dục Mà Không Mang Bao Cao Su
Rủi Ro Khi Quan Hệ Tình Dục Mà Không Mang Bao Cao Su

Quan hệ tình dục không mang bao cao su sẽ mang đến những rủi ro gì? Tất cả sẽ có trong nội dung bài viết này. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết ngay nhé

Tại sao không nên tái sử dụng bao cao su?
Tại sao không nên tái sử dụng bao cao su?

Việc tái sử dụng sẽ khiến bao cao su không thể thực hiện các chức năng của nó một cách hiệu quả.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Kem dưỡng ẩm có chữa chàm sữa được không?
  •  5 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1423 lượt xem

Con em mới được 10 ngày tuổi đã bị chàm sữa ở 2 vùng má. Em không dám bôi thuốc gì hết. 2-3 ngày đầu e bôi sữa mẹ lên má của con nhưng không thấy đỡ. Con còn non nớt, chẳng dám bôi thuốc corti nào hết cả. Lên trên mạng thì thấy khuyên dùng kem dưỡng ẩm. Nhưng em nghĩ, bị bệnh sao lại dùng dưỡng ẩm. Vậy thưa bác sĩ, kem dưỡng ẩm có chữa được chàm sữa không ạ? Nếu em chỉ dùng mỗi kem dưỡng ẩm cho con thôi thì có được không ạ?

Viêm da cơ địa có di truyền không?
  •  5 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1088 lượt xem

Trong nhà em không có ai bị viêm da cơ địa cả, nhưng em bị bệnh này 3 năm nay rồi. Ban đầu chỉ bị ở 1 vài đầu ngón tay phải, 1 năm sau thì lan ra gần hết bàn tay và sang cả bàn tay trái nữa. Cho em hỏi bệnh này có di truyền không ạ? Em sợ sau này con em bị giống e thì xót con lắm.

Bệnh viêm da cơ địa có khỏi hoàn toàn không?
  •  5 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1270 lượt xem

Tôi bị á sừng 10 năm nay, đã từng đi khám rất nhiều nơi. Có nơi thì nói bị viêm da cơ địa. Vậy 2 bệnh đó có giống nhau không? Tôi bị ở bàn chân, các ngón chân, vào mùa đông, da khô, bong tróc từng mảng có khi bắn máu, rất đau, xót, đi lại khó khăn. Tôi từng đi chữa nhiều nơi, cả thuốc bắc thuốc nam mà chưa khỏi được dứt điểm. Bệnh này có khỏi hẳn được không?

Tắm lá cho con có được không?
  •  5 năm trước
  •  1 trả lời
  •  891 lượt xem

Con em bị chàm sữa vùng khuỷu tay và cổ 1 tuần nay, cháu hiện 6 tháng tuổi. Em nghe nhiều mẹ bỉm sữa khuyên lấy lá khế hoặc sài đất về tắm cho con là khỏi. Nhưng em thấy con các mẹ ấy thì đỡ mà con em không đỡ gì sất. Như vậy là sao ạ? Có phải con em mắc bệnh nào nghiêm trọng hơn không ạ?

Trẻ bị chàm sữa khi lớn lên có khỏi không?
  •  5 năm trước
  •  1 trả lời
  •  864 lượt xem

Bệnh chàm sữa có khỏi hẳn được không? Cháu nội tôi được hơn 1 tháng tuổi thì mắc chàm sữa. Bây giờ bé đã được 4 tháng. Bệnh cứ luẩn quẩn, khi lặn khi khỏi. Lớn lên bé có khỏi bệnh không?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây