1

Thèm nhai đá có thể là dấu hiệu thiếu sắt

Thèm nhai đá có thể là do nhiều nguyên nhân nhưng hai nguyên nhân phổ biến nhất là thiếu máu do thiếu sắt và hội chứng pica.
Thèm nhai đá có thể là dấu hiệu thiếu sắt Thèm nhai đá có thể là dấu hiệu thiếu sắt

Vào những ngày hè nóng nực, có lẽ không gì tuyệt vời bằng việc được thưởng thức một ly đá bào mát lạnh. Chỉ cần thêm chút hoa quả tươi, siro hoặc sữa chua là đủ để tạo ra một món ăn ngon miệng, giúp hạ nhiệt và làm dịu cơn khát. Và việc ngậm đá viên còn có một số tác dụng khác, chẳng hạn như giảm cảm giác buồn nôn.

Tuy nhiên, việc thèm nhai đá có thể là dấu hiệu của một số vấn đề sức khỏe tiềm ẩn, chẳng hạn như thiếu hụt dinh dưỡng hoặc rối loạn ăn uống. Hơn nữa, thói quen nhai đá có thể dẫn đến các vấn đề về răng miệng, chẳng hạn như mòn men răng và sâu răng.

Nguyên nhân gây thèm nhai đá

Hai nguyên nhân phổ biến nhất gây ra cảm giác thèm nhai đá là thiếu máu do thiếu sắt hoặc hội chứng pica.

Thiếu máu do thiếu sắt

Thường xuyên thèm nhai đá có thể là dấu hiệu của thiếu máu do thiếu sắt.

Thiếu máu là tình trạng xảy ra khi máu không có đủ số lượng hồng cầu khỏe mạnh. Chức năng của hồng cầu là mang oxy đến khắp các mô trong cơ thể. Khi không có đủ hồng cầu, các mô sẽ không được cung cấp đủ oxy và gây ra các triệu chứng như mệt mỏi, khó thở.

Những người bị thiếu máu do thiếu sắt có nồng độ sắt trong máu ở mức thấp hơn bình thường. Sắt là khoáng chất cần thiết cho quá trình sản sinh hồng cầu mới nên khi thiếu sắt, cơ thể không thể tạo ra đủ lượng hồng cầu khỏe mạnh để vận chuyển oxy một cách bình thường.

Một số nghiên cứu cho thấy rằng ở những người bị thiếu máu do thiếu sắt, nhai đá làm tăng lượng máu lưu thông lên não mà điều này có nghĩa là não được cung cấp nhiều oxy hơn. Vì não đã quen với tình trạng thiếu oxy nên lượng oxy tăng đột biến này sẽ tạo ra cảm giác tỉnh táo, minh mẫn.

Các nhà khoa học trích dẫn một nghiên cứu nhỏ, trong đó những người tham gia được yêu cầu làm một bài test nhanh trước và sau khi nhai đá. Kết quả cho thấy những người bị thiếu máu đã hoàn thành bài test tốt hơn đáng kể sau khi nhai đá. Trong khi đó ở những người không bị thiếu máu, nhai đá không ảnh hưởng gì đến khả năng làm test.

>>> Tìm hiểu thêm về bệnh thiếu máu do thiếu sắt.

Hội chứng pica

Hội chứng pica hay hội chứng ăn bậy là một dạng rối loạn ăn uống với triệu chứng là thèm ăn những thứ không phải thực phẩm, chẳng hạn như đá viên, đất sét, giấy, tro hoặc bụi bẩn. Tình trạng thường xuyên thèm nhai đá, ăn tuyết hoặc uống nước đá là một dạng của hội chứng pica, có tên là pagophagia.

Những người bị hội chứng pica thèm nhai đá không phải do vấn đề về thể chất giống như người bị thiếu máu mà là do rối loạn tâm thần. Hội chứng pica thường đi kèm với các vấn đề về tâm thần khác và khuyết tật trí tuệ. Hội chứng pica cũng có thể xảy ra trong thời kỳ mang thai.

Chẩn đoán nguyên nhân gây thèm nhai đá bằng cách nào?

Nếu cảm giác thèm nhai đá xuất hiện liên tục và kéo dài quá một tháng thì hãy đi khám. Phụ nữ mang thai thường xuyên thèm nhai đá cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức để làm xét nghiệm máu tìm ra nguyên nhân. Sự thiếu hụt vitamin và khoáng chất trong thai kỳ có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng như sinh non hoặc trẻ sinh ra bị nhẹ cân.

Bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm máu để đo nồng độ sắt. Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy bị thiếu máu thì sẽ cần thực hiện thêm một số phương pháp chẩn đoán khác để tìm ra nguyên nhân gốc rễ, chẳng hạn như chảy máu trong.

Các vấn đề có thể phát sinh do thèm nhai đá

Bản thân thói quen nhai đá sẽ gây hại đến sức khỏe răng miệng và nếu đây là dấu hiệu của tình trạng thiếu máu do thiếu sắt hoặc hội chứng pica và không được điều trị thì sẽ dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng.

Vấn đề về răng miệng

Răng của con người có cấu tạo không đủ khỏe để nhai những vật cứng như đá viên. Theo thời gian, thói quen nhai đá sẽ phá hủy lớp men răng.

Men răng là phần ngoài cùng và là phần chắc nhất của răng, có chức năng bảo vệ các lớp bên trong như ngà răng và tủy răng. Khi men răng bị mòn hoặc sứt mẻ, răng sẽ có thể trở nên nhạy cảm và ê buốt khi ăn đồ nóng hoặc lạnh. Nguy cơ sâu răng cũng sẽ tăng lên.

Các biến chứng do thiếu máu

Nếu không được điều trị, thiếu máu do thiếu sắt sẽ ngày càng trở nên trầm trọng và có thể dẫn đến một số vấn đề sức khỏe như:

  • Các vấn đề về tim mạch, chẳng hạn như tim to (cơ tim giãn) và suy tim
  • Các vấn đề khi mang thai, chẳng hạn như sinh non và sinh con nhẹ cân
  • Rối loạn phát triển và tăng trưởng thể chất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Các biến chứng do hội chứng pica

Hội chứng pica rất nguy hiểm, có thể dẫn đến nhiều biến chứng và trong số có cả những biến chứng cần can thiệp khẩn cấp.

Mặc dù nhai đá làm hỏng men răng nhưng đá sẽ nhanh chóng tan ra và không gây hại gì đến các cơ quan nội tạng. Tuy nhiên, không phải ai bị hội chứng pica cũng chỉ thèm nhai đá mà đa số còn thèm ăn những thứ kỳ lạ khác. Việc ăn những thứ không phải thực phẩm như đất, vôi vữa, thủy tinh hay kim loại có thể gây ra những vấn đề như:

  • Vấn đề về đường ruột
  • Tắc ruột
  • Thủng (rách) ruột
  • Ngộ độc
  • Nhiễm trùng
  • Hóc dị vật, dẫn đến ngạt thở

Điều trị bằng cách nào?

Nếu thường xuyên thèm nhai đá thì nên đi khám để tìm nguyên nhân. Phương pháp điều trị thiếu máu do thiếu sắt thường là uống bổ sung sắt. Thông thường, cảm giác thèm nhai đá sẽ biến mất gần như ngay lập tức sau khi bắt đầu bổ sung sắt.

Trong những trường hợp bị hội chứng pica, việc điều trị sẽ phức tạp hơn. Chứng bệnh này thường phải điều trị bằng phương pháp tâm lý trị liệu, có thể cần kết hợp với thuốc chống trầm cảm và thuốc chống lo âu.

Nếu bị đau hàm hoặc ê buốt răng thì cần đến gặp bác sĩ nha khoa để được thăm khám và điều trị.

Tóm tắt bài viết

Thèm nhai đá có thể là do nhiều nguyên nhân nhưng hai nguyên nhân phổ biến nhất là thiếu máu do thiếu sắt và hội chứng pica. Xét nghiệm máu sẽ giúp tìm ra nguyên nhân gây ra tình trạng này và từ đó có biện pháp điều trị kịp thời. Nếu không được điều trị, cả thiếu máu do thiếu sắt và hội chứng pica đều có thể dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Thiếu vitamin E: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách khắc phục
Thiếu vitamin E: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách khắc phục

Vitamin E là một chất dinh dưỡng có nhiều vai trò quan trọng, ví dụ như chống oxy hóa, cải thiện sức khỏe não bộ, tim mạch, thị lực và da. Thiếu hụt vitamin E có thể gây ra nhiều vấn đề như đi lại, vận động khó khăn, suy giảm thị lực, sức đề kháng kém, dễ ốm và thiếu máu tán huyết.

8 dấu hiệu thiếu hụt vitamin A
8 dấu hiệu thiếu hụt vitamin A

Vitamin A là một loại vitamin tan trong chất béo, có vai trò rất quan trọng đối với nhiều chức năng của cơ thể, gồm có thị lực, hệ miễn dịch, khả năng sinh sản và làn da. Thiếu vitamin A có thể gây viêm da, quáng gà, vô sinh, chậm lớn và nhiễm trùng đường hô hấp.

Các dấu hiệu, triệu chứng thiếu vitamin B
Các dấu hiệu, triệu chứng thiếu vitamin B

Có 8 loại vitamin B và mỗi loại đều đảm nhận những chức năng quan trọng trong cơ thể. Thiếu hụt bất kỳ loại vitamin nào trong số này đều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.

9 dấu hiệu cho thấy cơ thể đang bị thiếu vitamin B12
9 dấu hiệu cho thấy cơ thể đang bị thiếu vitamin B12

Tình trạng thiếu vitamin B12 xảy ra khá phổ biến và có nhiều biểu hiện khác nhau, ví dụ như da nhợt nhạt, mệt mỏi, khó thở, cảm giác châm chích ở bàn tay, bàn chân, viêm loét miệng, suy giảm thị lực và thay đổi tâm trạng.

11 dấu hiệu cho thấy cơ thể đang bị thiếu vitamin B1
11 dấu hiệu cho thấy cơ thể đang bị thiếu vitamin B1

Các dấu hiệu thường gặp khi bị thiếu vitamin B1: ăn không ngon miệng, khó chịu, mệt mỏi, dễ cáu gắt, cảm giác châm chích....

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây