1

Tháo bỏ các ngón tay, đốt ngón tay - Bộ y tế 2017

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017

I. ĐẠI CƯƠNG

  •  Là phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ ngón tay đến gốc ngón tay, cắt bỏ xương đốt bàn ngón tay, giữ lại hệ thống xương khối tụ cốt.
  •  Trong trường hợp tháo bỏ toàn bộ xương bàn ngón tay, toàn bộ chức năng bàn ngón tay mất hết, cần giải thích kỹ người bệnh và gia đình trước khi tiến hành phẫu thuật.

II. CHỈ ĐỊNH

  •  Bệnh lý mạch máu chi: tắc mạch, loét do đái tháo đường.
  •  Cụt chấn thương, dập nát các ngón không có khả năng bảo tồn.
  •  Bỏng làm hoại tử ngón.
  •  Nhiễm trùng làm hoại tử tổ chức các ngón.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  • Tổn thương dập nát, hoại tử cấp máu kém, xâm lấn đến khối tụ cốt bàn tay.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện: Phẫu thuật viên chấn thương chỉnh hình, phụ phẫu thuật.

2. Người bệnh: Chuẩn bị tâm lý cho người bệnh, hồ sơ bệnh án đầy đủ thủ tục hành chính.

3. Phương tiện: Bộ dụng cụ phẫu thuật bàn tay.

4. Dự kiến thời gian phẫu thuật: 90 phút

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Tư thế: Người bệnh nằm ngửa, tay phẫu thuật để trên bàn phẫu thuật.

2. Vô cảm: tê gốc ngón, tê đám rối cánh tay hoặc gây mê.

3.. Kỹ thuật

- Garo gốc ngón hoặc garo cánh tay bằng garo hơi hoặc garo chun.

- Sát trùng vùng mổ bằng betadine hoặc cồn 700.

- Làm mỏm cụt ngón.

  •  Rạch da ngang nền đốt 1 các ngón.
  •  Cắt bỏ hệ thống gân gấp, duỗi.
  •  Cầm máu bó mạch bờ quay, trụ bằng dao điện hoặc khâu mũi chữ X chỉ tiêu.
  •  Khi bị cụt các ngón giữa thì cần tháo bỏ đốt bàn và khâu khép 2 đốt bàn lân cận lại.
  •  Bóc tách tạo hình vạt da mỏm cụt.
  •  Khâu vết mổ.

- Làm mỏm cụt xương bàn ngón: Tùy theo tổn thương ngón nào mà có các cách phẫu thuật khác nhau

+ Cụt đốt bàn ngón cái: bảo tồn tối đa, giữ lại nền đốt bàn, sử dụng vạt da cơ che phủ phần mềm tốt không để lộ xương.

+ Cụt đốt bàn ngón II

  •  Cắt cao xương đến nền đốt bàn.
  •  Tìm buộc mạch máu, tìm thần kinh buộc và cắt ngang giữa đốt bàn, giấu thần kinh vào khoảng gian cốt.
  •  Gân gấp thì cắt ngang và cho tự rút lên cao.
  •  Cầm máu, khâu ống màng xương.
  •  Khâu da

+ Cụt đốt bàn III, IV:

  •  Khâu khép 2 đốt bàn lân cận, khâu vào màng xương tại cổ các đốt bàn lân cận để che lấp.

+ Cụt đốt bàn V: bảo tồn nền đốt bàn là vị trí bám gân gấp và duỗi cổ tay trụ

  •  Tìm nhánh cảm giác của thần kinh trụ ở ô mô út, cắt gân duỗi riêng, duỗi chung, cắt gân gấp ngón V.
  •  Lấy bỏ đốt bàn V, để lại nền đốt bàn.
  •  Khâu vết mổ.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Theo dõi

  •  Dấu hiệu sinh tồn, tình trạng băng vết mổ, vận động cảm giác đầu ngón không tổn thương.
  •  Hướng dẫn vận động, tập phục hồi chức năng sớm.
  •  Kháng sinh đường tiêm 3-5 ngày.

2. Xử trí tai biến

  •  Chảy máu mỏm cụt: Băng ép nhẹ nhàng, không hết có thể khâu tăng cường vị trí mỏm cụt.
  •  Nhiễm trùng: Thay băng hàng ngày, cắt chỉ khi tụ dịch, nguy cơ nhiễm trùng sâu, lấy dịch cấy vi khuẩn làm kháng sinh đồ, thay kháng sinh khi có kháng sinh đồ.
  • Hoại tử mỏm cụt: Lộ xương cần cắt cao hơn hoặc chuyển vạt che xương

VII. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

3. Trong phẫu thuật

  • Chảy máu: Cầm máu kỹ.

4. Sau phẫu thuật

  •  Chảy máu: Cầm máu.
  •  Nhiễm khuẩn: Điều trị kháng sinh toàn thân và chăm sóc tại chỗ.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Phẫu thuật thay khớp bàn ngón tay nhân tạo - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật điều trị viêm bao hoạt dịch của gân gấp bàn ngón tay - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật KHX gãy lồi cầu xương khớp ngón tay - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật cắt bỏ ngón tay thừa - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật tạo hình tổn thương dây chằng mạn tính của ngón I - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017

Tin liên quan
Những điều cơ bản để có một giấc ngủ ngon trong thai kỳ
Những điều cơ bản để có một giấc ngủ ngon trong thai kỳ

Mang thai thường gây ra nhiều rối loạn giấc ngủ, bao gồm buồn nôn, ợ nóng, chuột rút, và ngáy ngủ. Và thói quen ngủ không ngon trước khi bạn mang thai có thể làm cho những vấn đề này tồi tệ hơn. Đây là một số mẹo giúp bạn ngủ ngon giấc hơn - trong thai kỳ và hơn thế nữa.

Tại sao khó ngủ ngon khi mang thai?
Tại sao khó ngủ ngon khi mang thai?

Hầu hết các bà mẹ tương lai đều hi vọng có thể ngủ nhiều và nghỉ ngơi khi mang thai. Nhưng một trong những quy luật tồi tệ của tự nhiên là khi bạn cần nghỉ ngơi nhiều nhất thì lại không thể vì đau lưng, muốn đi tiểu, bụng to và tâm trí bạn đầy những nỗi lo lắng, hồi hộp về em bé. Dưới đây là một số lý do khiến giấc ngủ không ngon và một số chiến lược cải thiện.

Vấn đề giấc ngủ thai kỳ: Ngủ không ngon khi nằm chung giường với ai đó!
Vấn đề giấc ngủ thai kỳ: Ngủ không ngon khi nằm chung giường với ai đó!

Có được cảm giác thoải mái trên giường có thể là một trong những thách thức lớn nhất của bạn trong thời kỳ mang thai, đặc biệt là khi bụng đã to lên như một trái dưa hấu ở tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba của thai kỳ.

10 lời khuyên giúp người bị tiểu đường type 2 ngủ ngon hơn
10 lời khuyên giúp người bị tiểu đường type 2 ngủ ngon hơn

Ai cũng biết rằng ngủ đủ giấc mỗi ngày là điều rất quan trọng để có sức khỏe tốt nhưng không phải lúc nào điều này cũng đơn giản, đặc biệt là khi mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường type 2.

Dùng trà thảo mộc khi mang thai
Dùng trà thảo mộc khi mang thai

Hầu hết các thành phần trong trà thảo dược đều an toàn với số lượng nhỏ, nhưng một số thì không.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Làm gì để ngủ ngon trong suốt thời gian chỉ nằm nghỉ trên giường?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  703 lượt xem

- Bác sĩ ơi, tôi thường mất ngủ khi phải nằm nghỉ rất nhiều trên giường để giữ thai nhi được khỏe mạnh. Bác sĩ có thể đưa ra lời khuyên giúp tôi có một giấc ngủ ngon hơn không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Phải làm gì để giúp bé 16 tháng tuổi hay ọ ẹ về đêm ngủ ngon hơn?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  534 lượt xem

Bé nhà em hiện giờ được 16 tháng tuổi. Bé cao 88cm, nặng 13kg. Bé có tình trạng là thường xuyên ọ ẹ vào ban đêm và ngủ không được ngon giấc. Em cần làm gì cho bé ngủ ngon hơn ạ?

Có được dùng chung sản phẩm hỗ trợ ngủ ngon với thuốc bổ sung canxi cho trẻ 8 tháng tuổi không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1162 lượt xem

Cháu nhà em hiện giờ đã được 8 tháng tuổi. Từ lúc sinh ra đến giờ cháu có tình trạng là khó ngủ. Khi ngủ cháu rất khó vào giấc và ngủ không sâu cứ trằn trọc suốt. Tổng thời gian ngủ của cháu cũng không đủ tiêu chuẩn. Em có cho cháu đi khám thì bác sĩ chẩn đoán thiếu canxi, sắt, kẽm và có kê thuốc cho uống nhưng không đỡ. Em định cho cháu uống sono bimbi hoặc soki tium để hỗ trợ cháu ngủ ngon hơn được không ạ? Và sản phẩm hỗ trợ ngủ ngon này có được dùng chung với canxi được không ạ?

Làm thế nào để trẻ hơn 2 tháng thức chơi vào ban ngày và ban đêm ngủ ngon hơn?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  545 lượt xem

Bé nhà em hiện đang được 2 tháng 3 tuần tuổi. Giờ giấc ngủ của cháu rất thất thường, không cố định. Em muốn cháu thức chơi vào ban ngày để ban đêm ngủ ngon và sâu hơn thì phải làm thế nào ạ?

Cần làm gì để giúp trẻ hơn 2 tháng tuổi ngủ ngon hơn?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  491 lượt xem

Bé nhà em hiện đang được 2 tháng 18 ngày nhưng nết ngủ của bé rất kém ạ. 2 tháng đầu bé ngủ rất ít. Mới 2 tuần trở lại đây thì sáng bé ngủ khoảng 1-2h, nhưng đêm lại ngủ ngon từ 9h tối đến tận 9h sáng hôm sau, đêm có dậy bú nhưng lại ngủ được. Tuy nhiên 3 ngày gần đây nết ngủ lại kém đi, ngày thì vẫn ngủ ít, còn đêm thì ngủ được một chút là khua chân tay rồi lắc người qua lại, ọ ẹ, mắt nhắm nhưng không khóc. Bé cứ ọ ẹ như thế từ 9h tối đến 5h30 sáng. Em có thể mua sonno bimbi cho bé dùng không ạ? Và khi nào thì em có thể bổ sung DHA và canxi cho bé ạ?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây