1

Thai nhi 24 tuần tuổi

Sự phát triển của thai nhi 24 tuần tuổi
Thai nhi 24 tuần tuổi Thai nhi 24 tuần tuổi

Quá trình phát triển của thai nhi

Con của bạn đang phát triển đều đặn, tăng thêm khoảng 4 ounce kể từ tuần trước. Điều đó giúp bé đạt cân nặng khoảng 1 1/3 pound. Vì bé đã dài khoảng một foot (khoảng chiều dài của một cái bắp ngô), bé đã có hình dạng khá rõ ràng vào thời điểm này, nhưng cơ thể của bé đang hoàn thiện từng phần và bé sẽ sớm bắt đầu đầy đặn. Bộ não của bé cũng đang phát triển nhanh chóng, và những nụ vị giác của bé đang tiếp tục phát triển. Phổi của bé đang phát triển các “nhánh” của “cây” hô hấp cũng như các tế bào tạo ra chất hoạt động bề mặt, một chất giúp cho túi khí của bé phồng lên khi bé ra thế giới bên ngoài. Da của bé vẫn còn mỏng và mờ, nhưng điều đó sẽ sớm thay đổi.

Cuộc sống của bà bầu thay đổi như thế nào

Trong vài tuần gần đây, đỉnh tử cung của bạn đã nâng lên trên rốn và bây giờ có kích thước như một quả bóng đá. Hầu hết phụ nữ đều thực hiện xét nghiệm sàng lọc glucose (còn gọi là xét nghiệm thử glucose hoặc GCT) trong khoảng từ thời gian này đến 28 tuần. Thử nghiệm này kiểm tra bệnh tiểu đường thai kỳ- là tình trạng đường huyết cao trong thai kỳ.

Bệnh tiểu đường không được điều trị làm tăng nguy cơ sanh khó hoặc cần mổ lấy thai vì nó làm cho em bé phát triển quá lớn, đặc biệt ở phần trên cơ thể. Nó cũng làm tăng tỷ lệ gặp các biến chứng khác như lượng đường trong máu ở con bạn ngay sau khi sinh. Một kết quả dương tính về GCT không có nghĩa là bạn bị kết luận tiểu đường thai kỳ, mà nó có nghĩa là bạn cần phải làm xét nghiệm dung nạp glucose (GTT) để biết chắc chắn.

Cuối cùng, nếu bạn không biết làm thế nào để phát hiện các dấu hiệu của chuyển dạ non, bây giờ là thời gian để tìm hiểu. Hãy liên lạc với bác sĩ của bạn ngay lập tức nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào được đề cập dưới đây.

“Để làm giảm tình trạng đau và sưng ở ngón tay, tôi để một hộp lạnh trong ngăn tủ lạnh và cầm nó trong tay vài lần một ngày”.

Tìm hiểu về: Sinh non

Hơn 12% trẻ sơ sinh tại Mỹ sinh non (trước 37 tuần). Khoảng một phần tư số trẻ sơ sinh này là do cố ý, có nghĩa là bác sĩ quyết định cho sinh sớm hoặc thực hiện mổ lấy thai do tình trạng sức khoẻ trầm trọng như chứng tiền sản giật nặng hoặc ngày càng tồi tệ hơn hoặc vì em bé đã ngừng phát triển. Phần còn lại là sinh non tự nhiên. Bạn có thể sẽ sanh non tự nhiên nếu bạn chuyển dạ, vỡ nước ối, hoặc cổ tử cung của bạn giãn nở không bị thu hẹp trước 37 tuần.

Mặc dù có một số yếu tố nguy cơ được biết đến đối với việc chuyển dạ non, như nhiễm trùng đường sinh dục, các vấn đề về nhau thai, hoặc bất túc cổ tử cung, nhưng trong nhiều trường hợp, không ai biết nguyên nhân khiến phụ nữ đi vào giai đoạn chuyển dạ. Vì vậy, điều quan trọng là tất cả phụ nữ mang thai phải tìm hiểu những dấu hiệu của chuyển dạ sớm và phải làm gì nếu điều đó xảy ra với bạn.

Những dấu hiệu của sinh non là gì?

Gọi ngay cho bà mụ hoặc bác sĩ nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào trước 37 tuần:

  • Tăng tiết dịch âm đạo
  • Một sự thay đổi về dịch tiết âm đạo - nếu nó trở nên có nhiều nước, hoặc nhầy hơn, hoặc đẫm máu (ngay cả khi nó màu hồng hoặc chỉ có một chút máu)
  • Bất kỳ trường hợp chảy máu âm đạo nào
  • Đau bụng dưới, co thắt giống như đến kỳ kinh nguyệt, hoặc hơn bốn cơn co bóp trong một giờ (ngay cả khi không đau)
  • Sự gia tăng áp suất trong vùng xương chậu (cảm giác em bé đang đẩy xuống)
  • Đau lưng dưới, đặc biệt nếu trước đây bạn không bị đau lưng

Những triệu chứng này có thể gây nhầm lẫn vì một số trong số chúng, ví dụ như áp lực khung chậu hoặc đau lưng dưới, xảy ra trong thời kỳ mang thai bình thường, và những cơn co thắt sớm có thể chỉ là các cơn co thắt Braxton Hicks vô hại. Tuy nhiên, cẩn tắc vô áy náy, do đó hãy gọi ngay cho bác sĩ nếu bạn gặp phải bất cứ điều gì bất thường.

Liệu em bé có ổn không nếu được sinh sớm?

Càng gần đến ngày sinh, thì em bé của bạn càng có nhiều khả năng sống sót và ít có khả năng mắc các vấn đề về sức khoẻ. Trẻ sinh non được sinh ra trong khoảng từ 34 đến 37 tuần thường ổn, mặc dù chúng vẫn có nguy cơ cao về các vấn đề ngắn và dài hạn so với trẻ sơ sinh đủ tháng. Một số trẻ sinh ra sớm nhất là 24 tuần (hoặc thậm chí một chút sớm hơn) có thể sống sót nhờ những tiến bộ trong chăm sóc sơ sinh, nhưng những trẻ sơ sinh rất non tháng này cần những can thiệp y tế đáng kể và ở lại một thời gian dài tại ở các đơn vị chuyên khoa chăm sóc đặc biệt trẻ sơ sinh (NICU), và những trẻ sống sót thường có những vấn đề nghiêm trọng lâu dài.

Điều tốt nhất bạn có thể làm để giảm thiểu nguy cơ sinh non là tránh những nguy hiểm đã biết đối với bé như hút thuốc, uống rượu và sử dụng ma túy bất hợp pháp. Ăn một chế độ ăn uống bổ dưỡng, đi khám đều đặn trước khi sinh, và kịp thời báo cáo bất kỳ triệu chứng hoặc vấn đề nào với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ của bạn.

Hoạt động: Thực hiện một số dự án cải tạo nhà

Xem xét những điều bạn muốn sửa xung quanh nhà trước khi đứa trẻ được sinh ra. Sau đó, hãy chọn một người, như người bạn đời của bạn, người bạn thân hay người thân, hoặc thuê một người để giúp giải quyết những việc này. (Có một số việc bạn nên tránh, như tân trang lại hoặc di chuyển đồ nội thất.). Một số thứ trong danh sách việc cần làm:

  • Lắp đặt hoặc kiểm tra máy dò khói, đặt bình cứu hỏa cho mỗi tầng nhà của bạn, và lập kế hoạch cho một con đường thoát hiểm.
  • Khắc phục hoặc loại bỏ đồ đạc bị hỏng.
  • Sơn phòng cho bé, treo rèm cuốn, và lắp ráp đồ nội thất mới.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Thai nhi 4 tuần tuổi
Thai nhi 4 tuần tuổi

Sự phát triển của thai nhi 4 tuần tuổi

Thai nhi 5 tuần tuổi
Thai nhi 5 tuần tuổi

Sự phát triển của thai nhi 5 tuần tuổi

Thai nhi 6 tuần tuổi
Thai nhi 6 tuần tuổi

Sự phát triển của thai nhi 6 tuần tuổi

Thai nhi 7 tuần tuổi
Thai nhi 7 tuần tuổi

Sự phát triển của thai nhi 7 tuần tuổi

Thai nhi 8 tuần tuổi
Thai nhi 8 tuần tuổi

Sự phát triển của thai nhi 8 tuần tuổi

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Bánh nhau dày, thai bị nhẹ hơn so với tuổi thai 1 tuần
Bánh nhau dày, thai bị nhẹ hơn so với tuổi thai 1 tuần
  •  3 năm trước
  •  0 trả lời
  •  4667 lượt xem

Em mới đi siêu âm tuần thứ 30 thì được kết luận là bánh nhau dày 49 mm, thai nhẹ hơn so với tuổi thai 1 tuần, có hình ảnh ruột non tăng âm. Em xét nghiệm protein niệu thì kết quả bình thường. Các chỉ số lúc double test đều bình thường ( em không làm triple tesst) trong suốt thai kì e không ốm, không sốt, không mắc bệnh gi. Em đã tiêm phòng rubela trước khi mang thai. Em được dặn về theo dõi cử động và bồi bổ ăn uống, hẹn 2 tuần sau siêu âm lại. Siêu âm lần trước là 27w4d cân nặng 958g; hiện tại em là 29w4d cân nặng 1150g Mong các bác sĩ tư vấn giúp em, bánh nhau có dày lên theo tuổi thai không ạ? Làm thế nào để bánh nhau không bị phát triển dày lên ảnh hưởng đến sự hấp thu dinh dưỡng của thai, em bé nhẹ cân quá ạ, em lo quá.

Siêu âm thai 19 tuần có nang rối mạch mạc hai bên não trái và phải
  •  3 năm trước
  •  0 trả lời
  •  4560 lượt xem

Hôm nay em được gần 19 tuân khi đi siêu âm. Bác sĩ nói em có nang rối mạch mạc 2 bên não trái và phải. Hồi 12 tuần em đã làm nipt gói 7tr tại bệnh viện phụ sản mê kông khảo sát trên 23 cặp nhiễm săc thể! Và bên đó cho kết quả bình thường! Bác sĩ chia sẻ giúp em với

Thai 25 tuần 2 ngày đi siêu âm bị dư ối có bất thường không?
Thai 25 tuần 2 ngày đi siêu âm bị dư ối có bất thường không?
  •  3 năm trước
  •  0 trả lời
  •  3472 lượt xem

Nay thai em được 25 tuần 2 ngày em có đi khám thì bị dư ối, e nghĩ chắc bình thường nên không hỏi thêm bác sĩ , về đọc nguyên nhân dư ối hoang mang quá , theo kết quả siêu âm trên thì thai của em có bất thường gì không ạ?

Thai 20 tuần bị nguy cơ cao dị tật ống thần kinh, bác sĩ tư vấn xét nghiệm chọc ối có đúng không ạ?
Thai 20 tuần bị nguy cơ cao dị tật ống thần kinh, bác sĩ tư vấn xét nghiệm chọc ối có đúng không ạ?
  •  3 năm trước
  •  0 trả lời
  •  2595 lượt xem

Thai em 20w rồi, nhưng xét nghiệm máu lại bị dị tật ống thần kinh (nguy cơ cao), bác sĩ tư vấn làm xét nghiệm chọc ối, giờ e hoang mang lo lắng quá. Lúc 12 tuần em bị ra huyết phải nằm viện đến 16 tuần. Liệu em có phải chọc ối không ạ, hay chỉ siêu âm cũng thấy dị tật rồi?

Tuần thứ 17w đi chọc ối, mang thai lần đầu bị thiếu máu, độ mờ da gáy 3.5 mm
Tuần thứ 17w đi chọc ối, mang thai lần đầu bị thiếu máu, độ mờ da gáy 3.5 mm
  •  3 năm trước
  •  0 trả lời
  •  1613 lượt xem

Tuần thứ 17w e đã đi chọc ối và đây là kết quả của em. Khi siêu âm hình thái và 4d thì bác sĩ bảo chưa có gì bất thường. Các bác cho em xin thêm ý kiến được không ạ? Một cơ thể mất một nhiễm sắc thể thì chắc chắn có vấn đề về trí tuệ đúng không (vì hình thái bình thường). Em mang thai lần đầu chưa có tiền sử bệnh, chỉ bị thiếu máu nặng, độ mờ da gáy 3.5 mm bác sĩ chỉ định đi chọc ối. Bác sĩ chỉ định sao em làm vậy. Hiện siêu âm hình thái kết quả bình thường, và đang bầu ở tuần 22w.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây