1

Thai nhi 12 tuần tuổi

Sự phát triển của thai nhi 12 tuần
Thai nhi 12 tuần tuổi Thai nhi 12 tuần tuổi

Quá trình phát triển của thai nhi

Sự phát triển mạnh mẽ nhất trong tuần này là phản xạ. Các ngón tay của bé sẽ bắt đầu xòe và nắm lại, ngón chân của bé sẽ cong lại, các cơ mắt của mím lại và miệng bé sẽ cử động. Trên thực tế, nếu bạn đấm nhẹ vào bụng, bé sẽ rùng mình phản ứng lại mặc dù bạn sẽ không thể cảm nhận thấy điều này.

Ruột của bé phát triển quá nhanh đến nỗi chúng nhô ra vào dây rốn, rồi bắt đầu di chuyển vào trong khoang bụng, và thận của bé sẽ bắt đầu bài tiết nước tiểu vào bàng quang.

Trong khi đó, các tế bào thần kinh đang nhân lên nhanh chóng, và các synap dẫn truyền thần kinh đang hình thành mạnh mẽ trong não của bé. Khuôn mặt bé dẫn rõ ràng là một con người hơn: Hai mắt chuyển dịch từ hai bên vào giữa, hai tai đã vào đúng vị trí của nó. Từ đầu đến mông bé dài khoảng 5cm và nặng khoảng 14g.

Cuộc sống của bạn thay đổi như nào

Tử cung của bạn đã phát triển đến vị trí mà bác sĩ bây giờ có thể cảm nhận được đỉnh của nó ở vị trí thấp trong bụng bạn, ngay phía trên xương mu. Có thể bạn đã đang mặc đồ bầu, đặc biệt nếu đây không phải là lần mang thai đầu tiên. Ngay cả khi chưa sẵn sàng với một tủ quần áo thì cũng chẳng còn nghi ngờ gì nữa, vùng eo của bạn sẽ to lên và bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi mặc quần áo rộng, đỡ chật chội.

Bạn có thể bắt đầu bị ợ nóng (còn gọi là chứng khó tiêu), cảm giác nóng rát thường kéo dài từ vùng dưới cùng của xương ức đến cổ họng. Nhiều phụ nữ bị ợ nóng suốt thời gian đầu trong quá trình mang thai và những người trước đây đã bị ợ nóng có thể thấy tình trạng này sẽ tồi tệ hơn.

Trong thời kỳ mang thai, nhau thai sản sinh ra rất nhiều nội tiết progesterone, nó làm giãn van ngăn cách thực quản từ dạ dày. Đặc biệt khi bạn nằm xuống, axit dạ dày có thể rỉ ra từ dạ dày lên thực quản dẫn đến cảm giác nóng rát không thoải mái. Đối với nhiều phụ nữ, ợ nóng không bắt đầu (hoặc trở nên tồi tệ) cho đến những tháng mang bầu về sau, khi tử cung đang phát triển bắt đầu ép dạ dày của bạn lên. Sự khó chịu có thể từ mức nhẹ đến căng thẳng và rất khó chịu.

Tìm hiểu về: sự tiết dịch âm đạo trong quá trình mang thai

Đừng lo lắng nếu bạn tiết dịch âm đạo nhiều hơn bình thường – đây là tình trạng hoàn toàn bình thường trong quá trình mang bầu. Những gì bạn nhìn thấy trong đồ lót của mình có thể huyết trắng – chất không mùi hoặc có mùi nhẹ. Có thể bạn đã gặp tình trạng tiết dịch này trước khi mang thai. Bây giờ lượng dịch tiết ra còn nhiều hơn nữa một phần do tăng lượng estrogen và lượng máu chảy vào vùng âm đạo nhiều hơn.

Sự tiết dịch này chứa các chất tiết từ cổ tử cung và âm đạo, các tế bào cũ từ các thành âm đạo và hệ thực vật vi khuẩn bình thường từ âm đạo.

Tôi có nên gọi cho bác sĩ về tình trạng tiết dịch của mình không?

Nếu tiết dịch nhiều, rõ ràng thì khó có thể phán đoán được liệu bạn có đang bị rò ối hay không. Nếu có bất kỳ nghi ngờ nào, hãy liên hệ với bác sĩ. Gọi bác sĩ ngay nếu có bất kỳ triệu chứng nào dưới đây:

  • Bạn chưa đến tuần thai thứ 37 và nhận thấy tăng tiết dịch hoặc thay đổi loại dịch (nếu nó trở nên lỏng hơn, như chất nhày hoặc có máu – ngay cả khi chỉ có màu hồng hoặc màu nâu nhạt) thì đây có thể là dấu hiệu chuyển dạ sớm.
  • Bạn thấy chất dịch màu trắng hoặc xám có mùi tanh sau khi quan hệ (khi chất dịch có lẫn cả tinh dịch) thì đây có lẽ là một loại nhiễm trùng câm đạo được gọi là nhiễm khuẩn âm đạo
  • Dịch tiết của bạn có màu vàng hoặc xanh lá cây và có bọt với mùi khó chịu. Đây có thể là dấu hiệu của bệnh trichomonas, một bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến. Các triệu chứng khác của chứng trichomonas (hoặc trichomonasis) bao gồm âm hộ, âm đạo, khó chịu hoặc ngứa hoặc âm đạo khó chịu trong khi đi tiểu hoặc trong thời gian giao hợp.
  • Dịch tiết có mùi hôi hoặc sủi bọt hoặc vàng, xanh hoặc xám. Bạn có thể bị nhiễm trùng âm đạo hoặc bệnh lây truyền qua đường tình dục khác, ngay cả khi không có triệu chứng kích ứng, ngứa hoặc nóng.

Nếu nghi ngờ mình bị nhiễm trùng, đừng cố gắng tự mình điều trị bằng các loại thuốc mua tự do. Các triệu chứng không phải lúc nào cũng dễ dàng phân biệt được, vì vậy điều quan trọng là phải thăm khám bác sĩ để chẩn đoán nhằm đảm bảo bạn được điều trị thích hợp.

Hành động: thiết lập ngân sách nuôi trẻ

Hãy cùng chồng bạn ngồi xuống và thảo luận về cách xử lý các khoản chi mới - quần áo, thực phẩm, tã, đồ chơi và đồ chơi trẻ em. Hãy suy nghĩ để bạn có thể cắt giảm ngân sách của mình nhằm nhường chỗ cho nhu cầu của bé. Nếu có thể cắt giảm một số chi tiêu hiện tại bạn sẽ có thể bắt đầu tiết kiệm cho con mình.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Thai nhi 4 tuần tuổi
Thai nhi 4 tuần tuổi

Sự phát triển của thai nhi 4 tuần tuổi

Thai nhi 5 tuần tuổi
Thai nhi 5 tuần tuổi

Sự phát triển của thai nhi 5 tuần tuổi

Thai nhi 6 tuần tuổi
Thai nhi 6 tuần tuổi

Sự phát triển của thai nhi 6 tuần tuổi

Thai nhi 7 tuần tuổi
Thai nhi 7 tuần tuổi

Sự phát triển của thai nhi 7 tuần tuổi

Thai nhi 8 tuần tuổi
Thai nhi 8 tuần tuổi

Sự phát triển của thai nhi 8 tuần tuổi

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Bánh nhau dày, thai bị nhẹ hơn so với tuổi thai 1 tuần
Bánh nhau dày, thai bị nhẹ hơn so với tuổi thai 1 tuần
  •  3 năm trước
  •  0 trả lời
  •  4663 lượt xem

Em mới đi siêu âm tuần thứ 30 thì được kết luận là bánh nhau dày 49 mm, thai nhẹ hơn so với tuổi thai 1 tuần, có hình ảnh ruột non tăng âm. Em xét nghiệm protein niệu thì kết quả bình thường. Các chỉ số lúc double test đều bình thường ( em không làm triple tesst) trong suốt thai kì e không ốm, không sốt, không mắc bệnh gi. Em đã tiêm phòng rubela trước khi mang thai. Em được dặn về theo dõi cử động và bồi bổ ăn uống, hẹn 2 tuần sau siêu âm lại. Siêu âm lần trước là 27w4d cân nặng 958g; hiện tại em là 29w4d cân nặng 1150g Mong các bác sĩ tư vấn giúp em, bánh nhau có dày lên theo tuổi thai không ạ? Làm thế nào để bánh nhau không bị phát triển dày lên ảnh hưởng đến sự hấp thu dinh dưỡng của thai, em bé nhẹ cân quá ạ, em lo quá.

Siêu âm thai 19 tuần có nang rối mạch mạc hai bên não trái và phải
  •  3 năm trước
  •  0 trả lời
  •  4558 lượt xem

Hôm nay em được gần 19 tuân khi đi siêu âm. Bác sĩ nói em có nang rối mạch mạc 2 bên não trái và phải. Hồi 12 tuần em đã làm nipt gói 7tr tại bệnh viện phụ sản mê kông khảo sát trên 23 cặp nhiễm săc thể! Và bên đó cho kết quả bình thường! Bác sĩ chia sẻ giúp em với

Thai 25 tuần 2 ngày đi siêu âm bị dư ối có bất thường không?
Thai 25 tuần 2 ngày đi siêu âm bị dư ối có bất thường không?
  •  3 năm trước
  •  0 trả lời
  •  3469 lượt xem

Nay thai em được 25 tuần 2 ngày em có đi khám thì bị dư ối, e nghĩ chắc bình thường nên không hỏi thêm bác sĩ , về đọc nguyên nhân dư ối hoang mang quá , theo kết quả siêu âm trên thì thai của em có bất thường gì không ạ?

Thai 20 tuần bị nguy cơ cao dị tật ống thần kinh, bác sĩ tư vấn xét nghiệm chọc ối có đúng không ạ?
Thai 20 tuần bị nguy cơ cao dị tật ống thần kinh, bác sĩ tư vấn xét nghiệm chọc ối có đúng không ạ?
  •  3 năm trước
  •  0 trả lời
  •  2587 lượt xem

Thai em 20w rồi, nhưng xét nghiệm máu lại bị dị tật ống thần kinh (nguy cơ cao), bác sĩ tư vấn làm xét nghiệm chọc ối, giờ e hoang mang lo lắng quá. Lúc 12 tuần em bị ra huyết phải nằm viện đến 16 tuần. Liệu em có phải chọc ối không ạ, hay chỉ siêu âm cũng thấy dị tật rồi?

Tuần thứ 17w đi chọc ối, mang thai lần đầu bị thiếu máu, độ mờ da gáy 3.5 mm
Tuần thứ 17w đi chọc ối, mang thai lần đầu bị thiếu máu, độ mờ da gáy 3.5 mm
  •  3 năm trước
  •  0 trả lời
  •  1611 lượt xem

Tuần thứ 17w e đã đi chọc ối và đây là kết quả của em. Khi siêu âm hình thái và 4d thì bác sĩ bảo chưa có gì bất thường. Các bác cho em xin thêm ý kiến được không ạ? Một cơ thể mất một nhiễm sắc thể thì chắc chắn có vấn đề về trí tuệ đúng không (vì hình thái bình thường). Em mang thai lần đầu chưa có tiền sử bệnh, chỉ bị thiếu máu nặng, độ mờ da gáy 3.5 mm bác sĩ chỉ định đi chọc ối. Bác sĩ chỉ định sao em làm vậy. Hiện siêu âm hình thái kết quả bình thường, và đang bầu ở tuần 22w.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây