1

Testosterone thay đổi thế nào theo độ tuổi?

Theo năm tháng, lượng testosterone trong cơ thể sẽ giảm dần.
Testosterone thay đổi thế nào theo độ tuổi? Testosterone thay đổi thế nào theo độ tuổi?

Nội dung chính của bài viết:

  • Testosterone là một hormone có vai trò quan trọng ở cả nam và nữ.
  • Mức testosterone bình thường ở nam giới ít nhất là 300 ng/dL (nanogram trên decilit).
  • Đối với phụ nữ từ 19 tuổi trở lên, mức testosterone bình thường dao động trong khoảng từ 8 đến 60 ng/dL.
  • Nồng độ testosterone trong cơ thể đạt mức đỉnh điểm vào khoảng 18 đến 19 tuổi rồi bắt đầu giảm dần.
  • Lượng testosterone ở nam giới mà thấp, trong đó ở nữ giới mà cao thì sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe không mong muốn. 
  • Cách duy nhất để biết lượng testosterone là làm xét nghiệm testosterone trong máu. Bác sĩ sẽ có biện pháp can thiệp thích hợp nếu lượng testosterone của bạn không cân bằng. 

Testosterone là gì?

Testosterone là một hormone có vai trò quan trọng ở cả nam và nữ. Đây là hormone kiểm soát ham muốn tình dục, điều chỉnh sự sản xuất tinh trùng, phát triển khối cơ và tăng năng lượng cơ thể. Testosterone thậm chí còn quyết định một số hành vi của một người, chẳng hạn như hành vi bạo lực và tính cạnh tranh.

Theo năm tháng, lượng testosterone trong cơ thể sẽ giảm dần. Điều này sẽ dẫn đến một loạt các thay đổi ví dụ như giảm ham muốn tình dục. Mặc dù mức testosterone thấp là vấn đề đáng lo ngại nhưng đây là một quy luật tự nhiên của sự lão hóa.

Mức testosterone bình thường là bao nhiêu?

Mức testosterone bình thường ở mỗi người là khác nhau, tùy thuộc vào chức năng tuyến giáp, tình trạng protein và các yếu tố khác.

Theo các hướng dẫn gần đây của Hiệp hội Niệu khoa Hoa Kỳ (American Urological Association - AUA), mức testosterone bình thường ở nam giới ít nhất là 300 ng/dL (nanogram trên decilit). Nếu lượng testosterone trong máu dưới 300 ng/dL thì được coi là mức thấp.

Đối với phụ nữ từ 19 tuổi trở lên, mức testosterone bình thường dao động trong khoảng từ 8 đến 60 ng/dL.

Nồng độ testosterone trong cơ thể đạt mức đỉnh điểm vào khoảng 18 đến 19 tuổi rồi bắt đầu giảm dần.

Mức testosterone khi ở trong bụng mẹ

Testosterone là horrmone cần thiết cho sự phát triển bình thường của thai nhi trong thai kỳ. Hormone này kiểm soát sự phát triển của hệ sinh dục nam.

Mức testosterone ở giai đoạn còn trong bụng mẹ cũng ảnh hưởng đến cả chức năng não phải và trái của trẻ.

Trong giai đoạn này, nồng độ testosterone bình thường để não bộ của thai nhi phát triển khỏe mạnh dao động trong một khoảng rất hẹp. Nếu testosterone tăng cao thì có thể dẫn đến chứng tự kỷ ở trẻ về sau này.

Tuổi vị thành niên đến đầu giai đoạn trưởng thành

Tuổi vị thành niên (từ 10 – 19 tuổi) và đầu giai đoạn trưởng thành (những năm đầu độ tuổi 20) là khoảng thời gian mà mức testosterone tăng cao nhất.

Ở nam, dậy thì là giai đoạn mà cơ thể bắt đầu có các dấu hiệu thay đổi rõ rệt do testosterone hay androgen tạo ra. Ví dụ, giọng nói trở nên trầm hơn, vai rộng hơn và các đường nét khuôn mặt trở nên nam tính hơn.

Giai đoạn trưởng thành

Sau 30 tuổi, nồng độ testosterone của nam giới sẽ giảm khoảng 1% mỗi năm.

Ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, testosterone được tạo ra chủ yếu ở buồng trứng và nồng độ sẽ giảm sau thời kỳ mãn kinh, thường bắt đầu ở độ tuổi 45 đến 55.

Dấu hiệu và triệu chứng của testosterone thấp

Cách duy nhất để biết lượng testosterone là làm xét nghiệm testosterone trong máu.

Một số người bẩm sinh đã mắc các vấn đề khiến nồng độ testosterone trong cơ thể ở mức thấp. Bạn sẽ có mức testosterone thấp hơn bình thường nếu mắc các bệnh lý, vấn đề gây tổn thương cho tinh hoàn hoặc buồng trứng – các cơ quan chính tạo ra hormone này.

Nồng độ testosterone cũng sẽ giảm tự nhiên theo thời gian. Tuy nhiên, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) khuyến cáo không nên dùng liệu pháp thay thế testosterone (TRT) ở những trường hợp có testosterone thấp do lão hóa.

Nồng độ testosterone thấp có thể gây ra những thay đổi về chức năng tình dục, ví dụ như:

  • Giảm ham muốn
  • Rối loạn chức năng cương dương
  • Suy giảm khả năng sinh sản hay vô sinh
  • Các dấu hiệu khác của thiếu hụt testosterone còn có:
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Khó tập trung
  • Thiếu động lực
  • Giảm khối cơ và sức mạnh của cơ
  • Giảm mật độ xương
  • Vú to ở nam giới
  • Phiền muộn
  • Người mệt mỏi

Nếu bạn cảm thấy rằng mình có mức testosterone thấp thì hãy đi khám bác sĩ và làm xét nghiệm.

Testosterone ở phụ nữ

Testosterone được gọi là nội tiết tố nam nhưng cơ thể phụ nữ cũng cần có hormone này để duy trì hoạt động bình thường. Lượng testosterone của phụ nữ ở mức thấp hơn nhiều so với nam giới.

Mức estrogen của phụ nữ sẽ giảm sau khi mãn kinh và điều này sẽ làm tăng mức nội tiết tố nam. Ngoài ra, các bệnh lý như hội chứng buồng trứng đa nang cũng là nguyên nhân làm tăng nồng độ testosterone.

Testosterone quá cao ở phụ nữ sẽ gây ra các vấn đề như:

  • Rụng tóc
  • Nổi mụn trứng cá
  • Kinh nguyệt không đều hoặc vô kinh
  • Mọc lông trên mặt
  • Khó thụ thai

Testosterone thấp ở phụ nữ cũng có thể gây ra các vấn đề về khả năng sinh sản, loãng xương và giảm ham muốn.

Nguyên nhân khiến nồng độ testosterone bất thường

Mặc dù các triệu chứng của testosterone thấp có thể là một phần bình thường của quá trình lão hóa nhưng đó cũng có thể là dấu hiệu của các vấn đề tiềm ẩn khác, ví dụ như:

  • Phản ứng với một số loại thuốc
  • Bệnh tuyến giáp
  • Trầm cảm
  • Lạm dụng rượu bia

Mức testosterone thấp hơn bình thường có thể được là do các nguyên nhân khác nhau gây ra như:

  • Ung thư buồng trứng hoặc ung thư tinh hoàn
  • Suy tinh hoàn
  • Suy tuyến sinh dục - một tình trạng mà các tuyến tình dục tạo ra ít hoặc không tạo ra hormone
  • Dậy thì sớm hoặc dậy thì muộn
  • Các bệnh lý mãn tính, chẳng hạn như bệnh tiểu đường hoặc bệnh thận
  • Béo phì nặng
  • Đang trong quá trình hóa trị hoặc xạ trị
  • Sử dụng thuốc giảm đau nhóm opioid
  • Các vấn đề di truyền, chẳng hạn như hội chứng Klinefelter

Mặc khác, mức testosterone cao hơn bình thường có thể là do:

  • Hội chứng buồng chứng đa nang
  • Tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh ở phụ nữ
  • Có khối u ở tinh hoàn hoặc tuyến thượng thận

Xét nghiệm và chẩn đoán

Cách tốt nhất để phát hiện testosterone thấp là đi khám để thăm khám lâm sàng và làm xét nghiệm máu.

Bác sĩ sẽ đánh giá các dấu hiệu bên ngoài và tiến hành xét nghiệm testosterone trong máu. Vì nồng độ testosterone thường tăng cao vào buổi sáng, nên đối với nam giới trẻ tuổi thì tốt nhất là làm xét nghiệm máu trước 10 giờ sáng để có kết quả chính xác. Với nam giới trên 45 tuổi thì có thể làm xét nghiệm đến 2 giờ chiều.

Phương pháp điều trị

Nếu mức testosterone quá thấp thì có thể cần điều trị bằng liệu pháp thay thế testosterone. Liệu pháp này có nhiều dạng khác nhau như:

  • Dạng tiêm
  • Dạng miếng dán
  • Gel bôi ngoài da
  • Gel bôi lỗ mũi
  • Viên cấy dưới da

Một số loại thuốc dùng để điều trị thiếu hụt testosterone ở phụ nữ:

  • Glucocorticosteroid
  • Metformin (Glucophage, Glumetz)
  • Thuốc tránh thai đường uống
  • Spironolactone (Aldactone)

Có mức testosterone thấp hơn bình thường đúng là điều đáng lo. Tuy nhiên, đây cũng là một hiện tượng bình thường của quá trình lão hóa tự nhiên. Nếu bạn cảm thấy lo lắng hoặc gặp các triệu chứng bất thường thì tốt nhất nên đi gặp bác sĩ để được giải đáp cụ thể

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: thế nào, thay đổi
Tin liên quan
Thủ dâm và nồng độ testosterone
Thủ dâm và nồng độ testosterone

Thủ dâm có làm giảm nồng độ testosterone trong cơ thể không?

Tập thể dục có làm tăng testosterone không?
Tập thể dục có làm tăng testosterone không?

Một số bài tập thực sự có tác dụng tăng cường nồng độ testosterone trong cơ thể. Tuy nhiên, hiệu quả sẽ còn tùy thuộc vào giới tính và dạng bài tập

8 tác dụng phụ không mong muốn của testosterone dạng bôi
8 tác dụng phụ không mong muốn của testosterone dạng bôi

Testosterone dạng bôi là loại thuốc kê đơn dùng trực tiếp ngoài da, được sử dụng để điều trị chứng suy sinh dục – tình trạng mà nồng độ testosterone trong cơ thể giảm xuống mức quá thấp.

Testosterone thấp ở phụ nữ
Testosterone thấp ở phụ nữ

Nồng độ testosterone thấp thường bị nhầm với các vấn đề như căng thẳng, lo âu hay những thay đổi do mãn kinh ở phụ nữ

Cơ thể sử dụng testosterone để làm gì?
Cơ thể sử dụng testosterone để làm gì?

Nam giới có lượng testosterone trong cơ thể cao hơn nhiều so với phụ nữ

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây