1

Tập với máy tập thăng bằng - Bộ y tế 2017

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017

I. ĐẠI CƯƠNG

Thăng bằng là phản ứng của cơ thể nhằm duy trì tư thế trong các hoạt động hàng ngày. Tập với máy tập thăng bằng là người bệnh thực hiện các động tác tập trên máy nhằm cải thiện khả năng kiểm soát tư thế và phối hợp thăng bằng vận động.

II. CHỈ ĐỊNH

  •  Chấn thương sọ não.
  •  Tai biến mạch máu não.
  •  Parkinson.
  •  Tổn thương tủy sống.
  •  Xơ cứng rải rác.
  •  Một số bệnh lý cơ xương khớp có ảnh hưởng chức năng thăng bằng.
  •  Người già.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  • Người bệnh có rối loạn tri giác nhận thức, không hiểu lệnh và không điều khiển được các cử động của cơ thể.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

  • Bác sĩ phục hồi chức năng, kỹ thuật viên vật lý trị liệu, cán bộ y tế hành nghề được đào tạo.

2. Phương tiện

  •  Máy tập thăng bằng: các chương trình tập luyện.
  •  Tay vịn.
  •  Máy tính và màn hình hiển thị bài tập.

3. Người bệnh

  •  Giải thích mục đích bài tập và quy trình tập cho người bệnh hiểu để họ hợp tác tốt, tạo sự tin tưởng và làm người bệnh thư gi n.
  •  Kiểm tra huyết áp, chỉ số mạch an toàn, tình trạng sức khỏe tổng quát đối với những người bệnh nằm lâu tại giường.
  •  Người bệnh đứng đúng vị trí trên máy tập, tư thế thoải mái, có thể vịn tay hoặc không trong khi thực hiện bài tập.

4. Hồ sơ bệnh án

  • Phiếu điều trị chuyên khoa ghi rõ thời gian thực hiện kỹ thuật, các bài tập được thực hiện trên người bệnh.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

Bước 1: Lựa chọn bài tập phù hợp với tình trạng khiếm khuyết của người bệnh để có thể đạt được mục đích tốt nhất.

Bước 2: Tiến hành tập

  •  Người bệnh đứng thẳng, hai bàn chân đặt đúng vị trí trên bề mặt cảm biến của máy tập, giữ đầu thăng bằng trên hai vai, hai tay thả lỏng hai bên thân hoặc có thể nắm vào tay vịn trong những lần tập đầu để giữ thăng bằng.
  •  Người điều trị đứng ở phía trước hoặc phía sau người bệnh để hỗ trợ khi cần thiết (sai tư thế hoặc có thể bị ngã). Có thể giữ nhẹ ở khung chậu hoặc khớp vai của người bệnh để người bệnh cảm thấy yên tâm và giữ được tư thế đúng.
  •  Người bệnh mắt nhìn thẳng vào màn hình trước mặt để quan sát hình ảnh và tình huống diễn biến của bài tập, thực hiện bài tập bằng cách lần lượt chuyển trọng lượng từ chân này sang chân kia tùy theo tình huống diễn biến của bài tập trên màn hình trong khi vẫn giữ ổn định tư thế đứng. Thực hiện bài tập theo tốc độ và thời gian quy định.

Bước 3 : Kết thúc tập

  •  Kết thúc bài tập lưu dữ liệu tập của người bệnh vào máy tính.
  •  Tắt máy và bảo quản theo chế độ quy định.

Thời gian tập: 20 phút

VI. THEO DÕI

  • Kiểm tra tình trạng huyết áp, chỉ số mạch an toàn đối với những người bệnh nằm lâu trước đó. Nếu người bệnh chóng mặt, mệt mỏi thì nên ngừng tập và để người bệnh về nghỉ.

VII. XỬ TRÍ TAI BIẾN

  • Ngã có thể xảy ra trong quá trình tập luyện. Người điều trị cần đứng gần người bệnh ở một bên hay phía trước hoặc phía sau để hỗ trợ người bệnh khi cần.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Lượng giá trẻ tự kỷ bằng thang điểm CARS - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017

Lượng giá mức độ co cứng bằng thang điểm Ashworth cải biên (MAS) - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017

Kỹ thuật lượng giá chức năng vận động chi trên bằng thang điểm Wolf function test - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017

Kỹ thuật lượng giá chức năng vận động chi trên bằng thang điểm ARAT (Action Research Arm Test) - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017

Tán sỏi qua da bằng máy tán hơi và siêu âm/có C-ARM - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa phẫu thuật tiết niệu - Bộ y tế 2017

Tin liên quan
Độn Dương Vật Bằng Mô Da Nhân Tạo Mang Lại Kết Quả Tự Nhiên, Bền Vĩnh Viễn
Độn Dương Vật Bằng Mô Da Nhân Tạo Mang Lại Kết Quả Tự Nhiên, Bền Vĩnh Viễn

Kỹ thuật độn vật liệu mô da nhân tạo làm to và dài dương vật mới nhất hiện nay của nam khoa Penuma.

Vùng mu bị ngứa là tại sao và khắc phục bằng cách nào?
Vùng mu bị ngứa là tại sao và khắc phục bằng cách nào?

Thỉnh thoảng bị ngứa ở các vị trí khác nhau trên cơ thể, ví dụ như vùng mu, là điều bình thường và không có gì đáng ngại cả. Tuy nhiên, nếu tình trạng ngứa kéo dài dai dẳng thì đó có thể là dấu hiệu của một vấn đề không bình thường, ví dụ như dị ứng, viêm nang lông hoặc nhiễm trùng.

Hướng Dẫn Cách Sử Dụng Bao Cao Su Bằng Miệng
Hướng Dẫn Cách Sử Dụng Bao Cao Su Bằng Miệng

Hướng dẫn cách sử dụng bao cao su bằng miệng an toàn? Cẩn thận mở gói bao cao su, tránh việc làm rách do vật dụng hoặc móng tay gây ra. Đặt bao cao su trong miệng và đầu bình chứa hướng bên trong

Nuôi con bằng sữa mẹ và tiểu đường thai kỳ
Nuôi con bằng sữa mẹ và tiểu đường thai kỳ

Sữa mẹ là thức ăn lý tưởng cho trẻ sơ sinh vì nó chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và kháng thể mà em bé cần. Và khi bạn bị tiểu đường thai kỳ, có những lợi ích bổ sung liên quan đến việc cho con bú.

Nuôi con bằng sữa mẹ và bệnh HIV/AIDS
Nuôi con bằng sữa mẹ và bệnh HIV/AIDS

Virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) là virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch (AIDS). HIV có thể truyền cho em bé qua sữa mẹ.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Làm gì để trẻ hơn 1 tháng tuổi cân bằng việc ăn ngủ của ngày và đêm?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  380 lượt xem

Em sinh bé mới được 1 tháng 10 ngày nhưng cả tháng từ lúc sinh ra đến giờ nết ngủ và bú của bé rất kém. Ban ngày bé thức đến 4- 5 tiếng rồi mà vẫn không chịu ngủ. Em cố ru bé ngủ thì bé chỉ ngủ vài phút rồi lại dậy, quấy khóc, đòi ti. Lúc này em thường bị hết sữa, không đủ cho bé bú. Vì bé cứ đòi ti suốt trong vòng 4- 5 tiếng thức đó. Ban đêm thì bé lại ngủ nhiều, không chịu dậy ti, sữa mẹ cứ chảy ra vì bé bú ít quá. 4 ngày nay bé còn có hiện tượng ọc sữa nữa ạ. Em cần làm gì để cải thiện tình trạng này của bé ạ?

Có thai lại sau 5 tháng bỏ thai bằng phương pháp sinh non?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  411 lượt xem

Lần mang thai trước, em đã buộc phải bỏ thai (7 tháng) bằng phương pháp sinh non vì thai mắc phải hội chứng patau khá nặng. Bác sĩ có khuyên 2 tháng sau, hai vợ chồng nên đến Bv khám lại để tầm soát cho lần mang thai sau. Nhưng từ đó đến nay (khoảng 5 tháng), em chưa sắp xếp để vào khám lại được thì giờ em phát hiện ra mình đã có thai được khoảng 2 tuần. Em đang rất lo lắng, không biết nên thế nào - Mong được bác sĩ tư vấn dùm?

Căng thẳng stress ở nam giới có ảnh hưởng đến việc có thai không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  926 lượt xem

Bác sĩ ơi, ông xã của tôi bị stress căng thẳng, thì có gây ảnh hưởng gì tới việc thụ thai của chúng tôi không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Căng thẳng stress có gây trở ngại cho quá trình thụ thai hay không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1243 lượt xem

- Bác sĩ ơi, căng thẳng stress có gây trở ngại cho quá trình thụ thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Có đúng thai phụ thường bị mất cân bằng không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  771 lượt xem

- Bác sĩ ơi, từ khi mang thai, nhiều lúc tôi có cảm giác người mình cứ chông chênh, đứng không vững. Bác sĩ có thể lý giải tình trạng mất cân bằng ở thai phụ giúp tôi không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây