Lượng giá trẻ tự kỷ bằng thang điểm CARS - Bộ y tế 2017
I. ĐẠI CƯƠNG
- Thang cho điểm tự kỷ ở trẻ em (The Childhood Autism Rating Scale-CARS) là một công cụ chuẩn mực, được thiết kế đặc biệt và sử dụng rộng rãi nhất cho trẻ em dưới ba tuổi do Schopler và cộng sự thiết kế năm 1980.
- CARS có thể sử dụng đánh giá trẻ tự kỷ với nhiều mục đích khác nhau trong chương trình can thiệp sớm, chương trình phát triển trí tuệ ở lứa tuổi tiền học đường và ở các trung tâm chẩn đoán phát triển trí tuệ để theo dõi định kỳ trẻ tự kỷ. CARS cũng có thể được áp dụng để đánh giá hiệu quả điều trị và thu thập các thông tin nhằm hỗ trợ ước tính tỷ lệ hiện mắc của tự kỷ và đánh giá kết quả chức năng đ đạt được sau can thiệp.
- CARS là một công cụ kết hợp báo cáo của cha mẹ và quan sát trực tiếp của các chuyên gia trong khoảng 30 - 45 phút.
- Thang cho điểm tự kỷ ở trẻ em gồm mười lăm lĩnh vực: quan hệ với mọi người; bắt chước; đáp ứng tình cảm; động tác cơ thể; sử dụng đồ vật; thích nghi với sự thay đổi; phản ứng thị giác; phản ứng thính giác; phản ứng qua vị giác và khứu giác; sự sợ hãi hoặc hồi hộp; giao tiếp bằng lời; giao tiếp không lời; mức độ hoạt động; chức năng trí tuệ; và ấn tượng chung của người đánh giá.
II. CHỈ ĐỊNH
- Trẻ chậm phát triển tinh thần, chậm phát triển ngôn ngữ.
- Trẻ tự kỷ.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Không có
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Bác sĩ phục hồi chức năng; bác sĩ tâm thần; kỹ thuật viên ngôn ngữ; cử nhân tâm lý.
2. Phương tiện
- Dụng cụ học tập: sách, tranh, đồ chơi, đồ dùng học tập....
3. Người bệnh
- Trẻ không đang giai đoạn ốm sốt.
4. Hồ sơ bệnh án
- Điền đầy đủ thông tin theo quy định của Bộ Y tế.
- Ghi nhận xét trước lượng giá
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
- Bước 1: đối chiếu chỉ định lượng giá và tên trẻ.
- Bước 2: tiến hành lượng giá.
- Thời gian lượng giá từ 20 - 30 phút.
1. Nội dung thang CARS
C.A.R.S
The Childhood Autism Rating Scale
Bảng đánh giá mức độ tự kỷ ở trẻ em
Họ và tên trẻ: .......................................Giới: Nam ...Nữ....Số hồ sơ:.............
Ngày sinh:......../.........../...........
Ngày đánh giá:......../.........../........... Tuổi..........tháng.........
Người đánh giá:...................................................................
Chỉ dẫn: đối với mỗi loại, sử dụng khoảng trống ở dưới mỗi mức độ để ghi chép các hành vi tương ứng với mỗi mức độ. Sau khi kết thúc quan sát trẻ, đánh giá các hành vi tương ứng với mỗi mục của mức độ đó. Với mỗi mục, khoanh tròn vào số ứng với tình trạng mô tả đúng nhất của trẻ. Bạn có thể chỉ ra trẻ với tình trạng nằm giữa 2 mức độ bằng việc cho điểm 1,5; 2,5 hoặc 3,5. Các tiêu chí đánh giá ngắn gọn được thể hiện cho mỗi mức độ. Xem chương 2 của sách hướng dẫn về các tiêu chí đánh giá chi tiết.
* Cách đánh giá
- Bước 1: điền đầy đủ các thông tin hành chính.
- Bước 2: đọc từng câu trong mỗi lĩnh vực. Hỏi cha mẹ kết hợp với quan sát trẻ. Điểm được cho từ 1 điểm đến 4 điểm theo mức độ đánh giá từ nhẹ đến nặng. Nếu các vấn đề của trẻ nằm giữa mục 1 điểm và 2 điểm thì cho điểm 1.5. Tương tự với điểm 2.5 và 3.5.
* Kết luận sau làm test
- Mức độ tự kỷ được tính theo tổng số điểm của mười lăm lĩnh vực nói trên:
- Từ 15 đến 30 điểm: không tự kỷ.
- Từ 31 đến 36 điểm: tự kỷ nhẹ và vừa.
- Từ 37 đến 60 điểm: tự kỷ nặng.
VI. THEO DÕI
- Sự hợp tác của gia đình và trẻ trong quá trình đánh giá.
VII. TAI BIẾN
- Không có.
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017
Có một số giải pháp điều trị phù hoàng điểm do đái tháo đường. Khả năng điều trị thành công sẽ cao nhất khi bệnh được phát hiện sớm và được theo dõi sát sao bởi bác sĩ chuyên khoa.
Cắt tuyến tiền liệt bằng dao mổ lưỡng cực, hay còn được gọi là bốc hơi tuyến tiền liệt bằng dao mổ điện lưỡng cực, là một biến thể mới, ít xâm lấn hơn của thủ thuật cắt tuyến tiền liệt qua đường niệu đạo. Thay vì sử dụng vòng dây điện, bác sĩ sử dụng một thiết bị có đầu hình nút tròn để làm bốc hơi mô tuyến tiền liệt.
Phẫu thuật là một trong những phương pháp điều trị phổ biến nhất trong những trường hợp ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn đầu. Hiện nay có nhiều kỹ thuật phẫu thuật khác nhau. Một kỹ thuật xâm lấn tối thiểu là phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt có sự hỗ trợ của robot.
Ung thư bàng quang là bệnh ung thư bắt đầu ở tế bào của bàng quang. Ung thư bàng quang gây ra các triệu chứng về tiết niệu cùng các triệu chứng khác như đau lưng và mệt mỏi. Việc điều trị phụ thuộc vào giai đoạn và loại ung thư.
Khi ung thư đã lan vào lớp cơ của bàng quang hoặc xa hơn thì được gọi là “ung thư bàng quang xâm lấn cơ”. Loại ung thư bàng quang này thường lan nhanh chóng, vì vậy nên tiên lượng của những người mắc bệnh rất kém.
- 1 trả lời
- 444 lượt xem
Em sinh bé mới được 1 tháng 10 ngày nhưng cả tháng từ lúc sinh ra đến giờ nết ngủ và bú của bé rất kém. Ban ngày bé thức đến 4- 5 tiếng rồi mà vẫn không chịu ngủ. Em cố ru bé ngủ thì bé chỉ ngủ vài phút rồi lại dậy, quấy khóc, đòi ti. Lúc này em thường bị hết sữa, không đủ cho bé bú. Vì bé cứ đòi ti suốt trong vòng 4- 5 tiếng thức đó. Ban đêm thì bé lại ngủ nhiều, không chịu dậy ti, sữa mẹ cứ chảy ra vì bé bú ít quá. 4 ngày nay bé còn có hiện tượng ọc sữa nữa ạ. Em cần làm gì để cải thiện tình trạng này của bé ạ?
- 1 trả lời
- 673 lượt xem
Bé nhà em mới sinh nặng 3,4kg. Vừa sinh ra bé đã bú được 30ml/1 lần. Khi được 1 tháng tuổi bé tăng lên được 4,3kg. Hiện giờ bé được 1 tháng 20 ngày rồi, bú sữa mẹ vắt ra và bú thêm cả sữa công thức. Mỗi lần bé bú 100ml, mỗi cữ bú cách nhau khoảng 2,5 đến 3 tiếng, hầu như không nôn trớ. Ngày bé đi tiểu 6 lần còn 2 đến 3 ngày đi đại tiện 1 lần, phân mềm. Bé nhà em rất háu ăn, vừa bú xong nhưng bé vẫn mút tay rồi có dấu hiệu như muốn bú thêm. Em không biết nên cho bé bú theo nhu cầu hay theo công thức? Và em muốn tăng lượng sữa lên cho bé có được không ạ? Ngoài ra, bé nhà em trung tiện rất nhiều, mùi hôi. Khi bú cũng xì hơi thì có vấn đề gì về tiêu hóa không ạ?
- 1 trả lời
- 411 lượt xem
Hiện giờ bé nhà em đã được 3 tháng tuổi rồi. Tuy nhiên từ lúc sinh ra tới giờ mũi bé thường xuyên có đờm và bị nghẹt ạ. Hàng ngày em đều hút mũi cho bé, vậy mà bé vẫn bị khò khè là sao ạ? Em phải làm gì để trị dứt điểm tình trạng này của bé ạ?
- 1 trả lời
- 502 lượt xem
Lần mang thai trước, em đã buộc phải bỏ thai (7 tháng) bằng phương pháp sinh non vì thai mắc phải hội chứng patau khá nặng. Bác sĩ có khuyên 2 tháng sau, hai vợ chồng nên đến Bv khám lại để tầm soát cho lần mang thai sau. Nhưng từ đó đến nay (khoảng 5 tháng), em chưa sắp xếp để vào khám lại được thì giờ em phát hiện ra mình đã có thai được khoảng 2 tuần. Em đang rất lo lắng, không biết nên thế nào - Mong được bác sĩ tư vấn dùm?
- 1 trả lời
- 1061 lượt xem
Bác sĩ ơi, ông xã của tôi bị stress căng thẳng, thì có gây ảnh hưởng gì tới việc thụ thai của chúng tôi không ạ? Cảm ơn bác sĩ!