1

SỰ THỤ TINH, SỰ LÀM TỔ VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRỨNG

Bài giản sản phụ khoa Tập 1_ĐHYHN_Năm 2020

1. ĐẠI CƯƠNG

  •  Sự thụ tinh là sự kết hợp giữa một tế bào đực là tinh trùng với một tế bào cái là noãn để thành một tế bào mới là trứng:
  •  Sự thụ thai là sự thụ tinh kèm theo sau đó là sự làm tổ của trứng.
  •  Sau khi làm tổ, trứng phát triển thành thai và phần phụ của thai.
  •  Phần phụ của thai còn gọi là phần phụ của trứng gồm bánh rau, màng rau, dây rau và nước ối.

2. SỰ THỤ TINH

Ở người, ngay từ năm 1787, Spallanzani đã chứng minh sự cần thiết phải có sự kết hợp tinh trùng với noãn và gọi là hiện tượng thụ tinh, thì mới trở thành trứng và phát triển thành thai trong tử cung.

2.1. Tinh trùng

Tinh bào trưởng thành gọi là tinh trùng. Mỗi tinh trùng gồm có 3 phần:

  • Đầu: hình bầu dục, phần trước có nguyên sinh chất, phần sau là một nhân to có nhiễm sắc thể.
  •  Thân: ở giữa có dây trục, nằm giữa các dây xoắn ốc, gần phía đầu có trung thể.
  •  Đuôi dài, ở giữa có dây trục.

2.1.1. Các đặc điểm của tinh trùng

1. Acrosome      2. Nhân      3. Nắp sau       4. Cổ        5. Phần trung gian         6. Trung thể

7. Sợi trục         8. Ty thể dạng xoắn            9. Đuôi           10. Các sợi tận cùng

- Chiều dài 65um.

- Số lượng từ 60-120 triệu/1ml tinh dịch.

- Tỷ lệ hoạt động (lúc mới phóng tinh) trên 80%.

- Tốc độ di chuyển mỗi phút 1,5-2,5 mm.

- Thời gian sống trong đường sinh dục phụ nữ phụ thuộc vào acid của môi trường.

  •  Ở âm đạo: pH toan sống được < 2 giờ.
  •  Ở ống cổ tử cung: pH > 7,5 sống được 2-3 ngày.
  •  Trong vòi trứng: Tinh trùng sống được 2-3 ngày.

Tóm lại trung bình tinh trùng có thể sống trong bộ phận sinh dục nữ từ 2 đến 3 ngày.

2.1.2, Dị dạng về hình thể tinh trùng

Có thể gặp tinh trùng dị dạng trong tinh dịch bình thường nhưng tỷ lệ dị dạng không được quá 10%.

 

2.1.3. Nơi sản sinh ra tinh trùng

  • Tinh hoàn sản sinh ra tinh trùng. Trong tinh hoàn có các ống sinh tinh, trong ống sinh tinh có những tinh nguyên bào là những tế bào nguyên thuỷ của tinh trùng.
  • Tinh nguyên bào có 46 XY (nhiễm sắc thể). Phân bào lần thứ nhất (phân bào thường) thành tinh bào loại một có 46 XY. Phân bào lần thứ hai (phân bào giảm nhiễm) thành tinh bào loại hai có 23, X hoặc 23, Y. Sau đó tiếp tục phân bào thành tiền tinh trùng và tinh trùng loại 23, Y hoặc tinh trùng loại 23, X.

 

2.2. Noãn bào

  • Trong buồng trứng có các nang noãn nguyên thuỷ. Buồng trứng của một em bé gái mới lọt lòng mẹ có từ 1.200.000 đến 1.500.000 nang noãn nguyên thuỷ. Nhưng từ tuổi dậy thì đến lúc mãn kinh chỉ có 400 đến 450 nang trưởng thành, có phần lớn thoái hoá và teo đi. Nang nguyên thuỷ phát triển dần trở thành nàng grưa. Trong nang graff có noãn và các tế bào hạt.
  • Noãn trưởng thành có đường kính từ 100 đến 150u. Noãn được phóng ra từ nang graaf đem theo nhiều lớp tế bào hạt bao bọc xung quanh.
  • Cấu tạo của noãn có vỏ bọc gọi là màng trong suốt. Noãn chứa nguyên sinh chất và một nhân to lệch sang bên. Khi noãn được phóng ra ngoài thì loa vòi trứng hứng lấy noãn và đưa về vòi trứng.
  • Sự phát triển của noãn thành noãn trưởng thành:
  • Noãn nguyên bào trong nang noãn phân bào và phát triển thành noãn bào loại I, noãn bào loại II và cuối cùng là noãn trưởng thành. Quá trình phát triển từ noãn nguyên bào thành noãn bào loại II ở trong giai đoạn trước tuổi thành niên. Noãn bào loại II phát triển thành noãn trưởng thành chỉ xảy ra trong khi phóng noãn.

2.3. Di chuyển của tinh trùng và noãn

Tinh trùng và noãn đều phải di chuyển được đến địa điểm để thụ tinh. Nhưng đoạn đường và cách thức di chuyển của tinh trùng và noãn không giống nhau.

2.3.1. Di chuyển của tinh trùng

  • Khi giao hợp tinh trùng được trộn với tinh tương trở thành tinh dịch tống vào âm đạo. Từ các cùng đồ âm đạo, tinh trùng còn được khoảng cách chừng 20cm để tới nơi thụ tinh (ở 1/3 ngoài vòi trứng). Người ta tính với nhiệt độ cơ thể thì tốc độ di chuyển của tinh trùng là 1,5 đến 2,5 mm trong 1 phút, vậy thời gian cần thiết để tinh trùng tới được nơi thụ tinh khoảng từ 90 phút đến 2 giờ. Thực ra tinh trùng di chuyển được đến nơi thụ tinh phải vượt qua cổ tử cung, tử cung và 2/3 trong của vòi trứng, thì ngoài khả năng tự di chuyển của nó (nhờ có đuôi) còn có thêm nhiều yếu tố khác tác động vào cho nên thời gian để tinh trùng đến được nơi thụ tinh có thể ngắn hoặc dài hơn bình thường.
  • Đầu tiên tinh trùng ngay khi xuất tinh được tập trung nhiều tại cùng đồ của âm đạo. Nếu ở người bình thường, với tử cung hơi ngả trước thì lỗ của tử cung hướng về phía sau, nghĩa là nằm ngay trong đám tinh dịch. Tại đây, nhờ những co bóp của các thớ cơ âm đạo, sức hút của cổ tử cung, độ pH thích hợp của vùng cổ tử cung nên tinh trùng di chuyển được tương đối nhanh đến lỗ ngoài cổ tử cung. Từ đó tinh trùng vượt qua ống cổ tử cung để tới tử cung. Tuy nhiên tinh trùng qua được nhanh và nhiều như thế ngoài sự tự chuyển động, còn tuỳ thuộc khối lượng và đặc điểm lý hoá của niêm dịch cổ tử cung. Tuỳ theo từng thời gian trong vòng kinh dưới tác động của các loại nội tiết tố mà niêm dịch cổ tử cung có nhiều thay đổi. Ở thời điểm có phóng noãn thì lượng niêm dịch, độ nhậy, độ trong suốt của nó là thích hợp nhất cho tinh trùng qua được ống cổ tử cung dễ dàng hơn so với bất cứ thời điểm nào khác.
  • Qua được ống cổ tử cung, tinh trùng được chuyển lên phía vòi trứng cũng do khả năng tự di động của chúng, nhưng cũng có thêm những yếu tố khác tác động vào như nhu động của tử cung và vòi trứng, luồng dịch vận chuyển trong tử cung và vòi trứng, tác động của các đoạn thắt sinh lý như lỗ trong cổ tử cung, lỗ trong vòi trứng, sự vận động của các nhung mao của niêm mạc tử cung và vòi trứng... Những yếu tố tác động này trên thực tế đã có tác dụng chọn lọc về chất, đặc biệt là tại vùng cổ tử cung.
  • So sánh tình hình các tinh trùng ở âm đạo, cổ tử cung, buồng tử cung, vòi trứng thì tỷ lệ các tinh trùng không bình thường ngày một giảm và đến vòi trứng số lượng tinh trùng tuy ít đi rất nhiều nhưng chủ yếu là tinh trùng bình thường. Hiện tượng tinh trùng bị tiêu huỷ trong quá trình di chuyển được coi là một điểm cần thiết về sinh lý, vì nếu tinh trùng đến được địa điểm quá đông, hoặc có những con không tốt thì trứng thụ tinh sẽ không được bình thường.

2.3.2. Di chuyển của noãn

  • Đoạn đường đi của noãn đến nơi thụ tinh ngắn hơn so với của tinh trùng, nhưng lại không thể tự chuyển động được, mà phải nhờ những yếu tố chung quanh. Lúc đầu khi nang noãn vỡ ra, noãn được thoát ra khỏi nang và nằm trên mặt của buồng trứng, lúc nãy noãn ở vào giai đoạn noãn bào cấp II, chung quanh noãn là màng trong và lớp tế bào hạt. Sau đó noãn được hút về phía vòi trứng (cơ chế của sự hút này cũng chưa biết thật rõ). Có thuyết cho rằng: noãn bị hút về phía vòi là do tác động phối hợp của nhu động vòi trứng và các nhung mao trong vòi trứng. Tác động đó càng mạnh nếu các tua của loa vòi càng gần noãn.
  • Một thuyết khác nêu lên vai trò của chất dịch thường có trong ổ bụng, chất dịch này luônluôn chuyển động về phía loa vòi trứng nên hút noãn theo về hướng đó. Ngoài ra còn những yếu tố khác như sự co thắt các thớ cơ trơn trong các tua vòi, vai trò của nội tiết tố.... Khi tới lỗ vòi trứng, noãn sẽ vượt qua và di chuyển trong vòi trứng tương đối nhanh, chỉ sau vài giờ là có thể tới địa điểm thụ tinh. Sự di chuyển của noãn trong đoạn vòi này do những yếu tố như luồng dịch từ ổ bụng vào tử cung, nhu động của vòi trứng, sự cử động của nhung mao vòi trứng. Trong giai đoạn phóng noãn, lượng estrogen lên cao kích thích sự co bóp của các cơ trơn nên đã đẩy noãn di chuyển nhanh.

2.4. Sự thụ tinh

- Vào khoảng ngày 14 của vòng kinh, noãn từ buồng trứng được phóng ra ngoài, được loa vòi trứng hút vào trong trứng. Nếu có tinh trùng ở âm đạo, tinh trùng chạy nhanh về phía cổ tử cung, lên buồng tử cung và vòi trứng để gặp noãn và thụ tinh. Hiện tượng thụ tinh diễn ra ở 1/3 ngoài của vòi trứng.

- Mặc dầu chưa hiểu biết thật chi tiết, nhưng dựa vào thực nghiệm trên súc vật và các thí nghiệm trên trứng người trong ống nghiệm (invitro) có thể hình dung các bước thụ tinh đại cương như sau:

  •  Tinh trùng và noãn gặp nhau, có tác giả cho rằng: do tình cờ mà các tinh trùng gặp noãn. Có người cho là tinh trùng bị hút vào noãn là do mối liên kết lý hoá của một chất có trong màng trong suốt (chất fertilysine) và các men của tinh trùng là sự kết hợp này chỉ xảy ra đối với tinh trùng đã được khả năng hoá (capacitation) hiện tượng khả năng hoá bao gồm những thay đổi sinh lý hoá và sinh vật diễn ra trong quá trình di chuyển của tinh trùng.
  •  Tinh trùng vào màng trong: Cực đầu (acrosom) của đầu tinh trùng tiết ra men hyaluronidase làm tan lớp tế bào hạt để tinh trùng đi đến được màng trong và tinh trùng đi qua được màng trong là nhờ sức đẩy của đuôi và cũng nhờ những men của acrosom. Đầu tiên một loại men protease tác động lên màng trong để tinh trùng chui qua được dễ dàng. Sau đó men neuraminidase làm thay đổi cấu trúc màng trong làm cho các tinh trùng khác không qua được nữa.
  •  Tinh trùng vào trong noãn: khi tới màng bào tương của noãn, cực đầu (acrosom) của đầu tinh trùng mất đi và đuôi tinh trùng cũng ở ngoài. Nhân của tinh trùng nằm trong bào tương của noãn không khác gì nhân của bản thân noãn. Cũng có ý kiến cho rằng cả đuôi của tinh trùng cũng vào hẳn trong bào tương của noãn và sau đó mới tan đi. Hoặc có khi cả hai tinh trùng cũng vào được nhưng chỉ có một nhân kết hợp được với nhân noãn.

- Khi tinh trùng chui được vào trong noãn thì lúc này noãn đang ở thời kỳ cuối của phân bào nguyên nhiễm và noãn loại cực cầu II ra ngoài. Bào tương của noãn co lại và ở cách xa với màng trong để tránh không cho các tinh trùng khác vào.

+ Sự biến đổi ở nhân.

  • Nhân của đầu tinh trùng chui vào noãn trở thành tiền nhân đực có in nhiễm sắc thể. Lúc ấy noãn loại cực cầu II và trở thành tiền nhân cái cũng có 1 nhiễm sắc thể.
  • Hai tiên nhân tiếp tục phát triển riêng rẽ nhau, các chất trong nhân tăng lên. ADN tập trung nhiều hơn và nhân đông đặc lại. Nhìn bên Hình 6. Noãn thụ tinh ngoài có thể phân biệt được tiền nhân đực với tiền 1. Màng trong suốt nhân cái: Tiên nhân cái bé hơn và ADN phân bổ 2 Tế bào hạt không đều.
  • Hai tiền nhân xích lại gần nhau, tiền nhân cái được hút vào tiền nhân đực hợp thành một nhân và phân bào.
  • Nếu tinh trùng xâm nhập vào noãn mang nhiễm sắc thể giới tính Y sẽ trở thành tế bào hợp nhất mang XY sẽ là thai trai. Nếu tinh trùng mang nhiễm sắc thể giới tính X sẽ trở thành tế bào hợp nhất mang XX sẽ là thai gái.

3. SỰ DI CHUYỂN CỦA TRỨNG

- Sau khi thụ tinh ở 1/3 ngoài của vòi trứng, trứng tiếp tục di chuyển trong vòitrứng để đến làm tổ ở buồng tử cung. Ở người, sự thụ tinh được diễn ra một vài giờ sau phóng noãn thì trứng mất độ 3-4 ngày để đi hết phần còn lại ở vòi trứng và sống tự do trong tử cung từ 2-3 ngày rồi mới làm tổ.

- Trứng di chuyển nhờ có 3 cơ chế:

  •  Nhu động của vòi trứng.
  •  Hoạt động của nhung mao niêm mạc vòi trứng.
  •  Luồng chất dịch hút từ ổ bụng chảy từ phía loa vòi trứng về buồng tử cung.

- Nội tiết tố của buồng trứng có tác dụng điều chỉnh sự co bóp của vòi trứng estrogen và progesteron có ảnh hưởng đến nhu động của vòi trứng.

- Trên đường di chuyển trứng phân bào rất nhanh. Từ một tế bào mầm phân chia thành hai tế bào mầm, rồi thành 4 tế bào bằng nhau. Sau đó lại phân chia thành 8 tế bào mầm: 4 tế bào mầm to và 4 tế bào mầm nhỏ. Từ đó các tế bào mầm nhỏ phát triển nhanh hơn các tế bào mầm to, và khi các tế bào mầm nhỏ bao quanh các tế bào mầm to thì trứng ở trong giai đoạn phối dâu. Gồm từ 16-32 tế bào. Trong phối dâu dần dần xuất hiện một buồng nhỏ chứa chất dịch đẩy các tế bào sang một bên và trở thành phôi nang (vào ngày thứ 6, 7 kể từ khi phóng noãn).

 

- Các tế bào mầm nhỏ tạo thành lá nuôi có tác dụng nuôi dưỡng bào thai. Các tế bào mầm to nằm ở giữa sẽ trở thành các lá thai, sau này sẽ phát triển thành thai nhi.

- Trứng tự do trong buồng tử cung khoảng 2-3 ngày có lẽ là để đạt mức phát triển cần thiết và cũng để cho niêm mạc tử cung chuẩn bị được thích hợp.

4. SỰ LÀM TỔ CỦA TRỨNG

Trứng bắt đầu làm tổ vào ngày thứ 6-8 sau khi thụ tinh (tức là ngày thứ 20 22 của vòng kinh), khi niêm mạc tử cung đã phát triển đầy đủ để chuẩn bị nhận trứng làm tổ. Nơi làm tổ thường là ở vùng đáy tử cung, mặt sau nhiều hơn mặt trước. Các bước làm tổ bao gồm: dính, bám rễ, qua lớp biểu mô và nằm sâu trong lớp đệm. Quá trình diễn biến như sau:

  •  Ngày thứ 6 đến 8. Phôi nang dính vào niêm mạc tử cung. Các chân giả xuất phát từ các tế bào nuôi bám vào biểu mô, gọi là hiện tượng bám rễ. Một số liên bào bị tiêu huỷ và phôi nang chui sâu qua lớp biểu mô.
  •  Ngày thứ 9-10 phôi thai đã qua lớp biểu mô trụ nhưng chưa nằm sâu trong lớp đệm, bề mặt chưa được biểu mô phủ kín.
  •  Ngày 11-12 phôi nằm hoàn toàn trong lớp đệm nhưng chỗ nó chui biểu mô cũng chưa được che kín.
  •  Ngày thứ 13-14 phôi nằm sâu trong niêm mạc và thường được biểu mô phủ kín. Trung sản mạc được biệt hoá thành hai lớp tế bào (lớp hội bào và lớp tế bào Langhans) và hình thành những gai rau đầu tiên.

- Hiện tượng làm tổ chịu tác động của nhiều yếu tố sinh hoá học, miễn dịch học, đặc biệt là về nội tiết với sự progesteron.

5, SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRỨNG VÀ PHẦN PHỤ CỦA TRỨNG

Sau khi thụ tinh trứng phân chia rất nhanh để cấu tạo thành thai và phần phụ của thai.

- Về phương diện tổ chức, quá trình phát triển của trứng chia làm hai phần.

  •  Phân trứng sau này trở thành thai.
  •  Phần trứng sau này trở thành phần phụ của thai giúp cho thai phát triển.

- Về phương diện thời gian, quá trình phát triển của trứng chia làm hai thời kỳ.

  • Thời kỳ sắp xếp tổ chức: Bắt đầu từ lúc thụ tinh đến hết tháng thứ hai.
  • Thời kỳ hoàn chỉnh tổ chức: từ tháng thứ 3 đến khi đủ tháng.

5.1. Thời kỳ sắp xếp tổ chức

5.1.1. Sự hình thành bào thai

- Trong quá trình di chuyển từ nơi thụ tinh trứng tiếp tục tăng trưởng thành phối dâu (Morula) và khi đến làm tổ ở tử cung trứng đang ở dạng phôi nang (Blastula). Các tế bào mầm to tiếp tục phân chia và phát triển bào thai với hai lớp tế bào: Lá thai ngoài và lá thai trong.

  • Vào ngày thứ 6, 7 (kể từ khi thụ tinh) lớp tế bào mầm to đã biệt hoá thành thai trong.
  •  Đến ngày thứ 8 tiếp tục biệt hoá thành lá thai ngoài.

 

- Vào tuần lễ thứ 3, ổ giữa hai lá thai trong và lá thai ngoài sẽ phát triển thêm lá thai giữa.

- Các lá thai này tạo ra bào thai (phôi thai) và sau tuần lễ thứ 8 phôi thai chuyển sang giai đoạn thai nhi.

Nguồn gốc  Hình thành các bộ phận
Lá thai ngoài - Hệ thống thần kinh
- Da
Lá thai giữa  - Hệ thống xương
- Hệ thống cơ
- Tổ chức liên kết
- Hệ tuần hoàn
- Hệ tiết niệu
Lá thai trong - Hệ tiêu hoá
- Hệ hô hấp

- Ở một phôi thai mới thành lập, người ta phân biệt ba vùng.

  •  Vùng trước là đầu.
  •  Vùng giữa nhỏ về phía bụng, lưng có rãnh thần kinh.
  •  Vùng sau là phần đuôi.

- Vùng trước và sau dần dần phình ra cho những phác hình của chị trên và chi dưới.

- Cuối thời kỳ phôi thai, phần đầu phôi to một cách không cân đối đã có những phác hình của mắt mũi miệng, tai ngoài. Tứ chi có những chồi ngón. Những bộ phận chính của cơ thể (tuần hoàn tiêu hoá) đa số thành lập ở thời kỳ phôi.

- Bào thai cong hình làng tôm, về phía bụng của bào thai phát sinh ra nang rốn, trong có chứa các chất bổdưỡng.

- Từ các cung mạch của thai, các mạch máu được phát ra đi vào nang rốn, lấy các chất bổ dưỡng về nuôi thai. Đó là hệ tuần hoàn thứ nhất hay hệ tuần hoàn nang rốn.

- Về sau ở phía đuôi và bụng bào thai lại mọc ra một túi khác gọi là nang niệu. Trong nang này có phần cuối của động mạch chủ. Trong thời kỳ sắp xếp tổ chức, hệtuần hoàn nang niệu mới bắt đầu hoạt động.

 5.1.2. Phát triển của phần phụ

5.1.2.1. Nội sản mạc: về phía lưng bào thai một số tế bào của lá thai ngoài tan đi làm thành một buồng gọi là buồng ổi trong chứa nước ối. Thành của màng ối là một màng mỏng gọi là nội sản mạc.

5.1.2.2. Trung sản mạc: các tế bào mầm nhỏ phát triển thành trung sản mạc. Trung sản mạc có hai lớp: Lớp ngoài là hội bào,lớp trong là các tế bào Langhans. Trung sản mạc làm thành các chân giả bao vây quanh trứng, thời kỳ này gọi là thời kỳ trung sản mạc rậm hay thời kỳ rau toàn diện.

5.1.2.3. Ngoại sản mạc

Trong khi trứng làm tổ, niêm mạc tử cung phát triển thành ngoại sản mạc. Người ta phân biệt ba phần:

  •  Ngoại sản mạc tử cung là phần chỉ liên quan với tử cung.
  •  Ngoại sản mạc trứng là phần chỉ liên quan với trứng.
  •  Ngoại sản mạc tử cung - rau là phần ngoại sản mạc xen giữa lớp cơ tử cung và trứng.

5.2. Thời kỳ hoàn chỉnh tổ chức

5.2.1. Sự phát triển của thai

- Trong thời kỳ này bào thai (phôi thai) gọi là thai nhi. Nó đã bắt đầu có đủ các bộ phận chỉ còn việc lớn lên và hoàn chỉnh tổ chức mà thôi.

- Bộ phận sinh dục ngoài giúp nhận rõ giới tính, chỉ nhận ra rõ rệt ở tháng thứ tư (tuần lễ thứ 16). Chức năng vận động bắt đầu từ sau tuần lễ thứ 16, người mẹ cảm thấy thai máy.

- Cuối tháng thứ 6, da thai còn nhắn, được bao bọc bằng chất gây. Vào tháng thứ 7, lớp mỡ dưới da bớt nhăn. Ngón tay và ngón chân có móng. Tuần lễ 36 có điểm cốt hoá ở đầu dưới xương đùi. Đâu có tóc, vành tai ngoài mềm thường bị gấp nhăn lại vì thiếu sụn. Tuần lễ thứ 38 có điểm cốt hoá ở đầu trên xương chày. Thai đủ tháng có da mịn trơn, được bao phủ bằng chất gây, có lông măng, móng tay dài hơn móng chân, vành tai cứng hơn vì đầy đủ sụn.

Trong thời kỳ này thai sống bằng hệ tuần hoàn thứ hai hay hệ tuần hoàn nang niệu. Nang niệu lôi kéo dần các mạch máu của nang rốn sang trong khi đó nang rốn dần dần teo đi. Cuối cùng hệ tuần hoàn nang niệu hoàn toàn thay thế cho Hình 11. nang rốn, rồi dần dần nang niệu cũng teo đi chỉ a. Ngoại sản mạc tử cung-rau còn lại các mạch máu, đó là động mạch rốn và tĩnh b. Ngoại sản mạc trứng mạch rốn.

   

 

5.2.2. Phát triển của phần phụ

5.2.2.1. Nội sản mạc: nội sản mạc ngày càng phát triển. Buồng đối ngày càng rộng ra và bao quanh khắp thai nhi.Thai nhi lúc đó như con cá nằm trong nước ối.

5.2.2.2. Trung sản mạc

- Các chân giả sẽ tan đi, trung sản mạc trở thành nhẵn, chỉ còn khu trú phát triển ở vùng bám vào tử cung. Ở đây trung sản mạc phát triển thành gai rau với hai lớp tế bào và hai lớp hộibào và lớp tế bào Langhang. Trong lòng gai rau có tổ chức liên kết và các mao mạch của các mạch máu rốn. Lớp hội bào đục thủng niêm mạc tử cung thành các hồ huyết. Trong hồ huyết có hai loại gai rau.

  •  Loại lơ lửng trong hồ huyết gọi là gai rau dinh dưỡng, có nhiệm vụ đem các chất dinh dưỡng và 0, trong máu mẹvề nuôi thai và trả về hồ huyết các chất bã và CO, để người mẹ đào thải.
  •  Loại gai rau bám: Bám vào nóc hay vách hồ huyết, giữ cho bánh rau bám vào niêm mạc tử cùng.

5.2.2.3. Ngoại sản mạc

  • Ngoại sản mạc trứng teo mỏng dần. Ngoại sản mạc tử cung cũng teo mỏng dân và gần đến đủ tháng thì hai màng này hợp làm một và chỉ còn lơ thơ từng đám.
  • Ngoại sản mạc tử cung - rau tiếp tục phát triển và bị đục thành các hồ huyết. Trong hồ huyết có máu người mẹ từ các nhánh động mạch tử cung chảy tới. Sau khi trao đổi dinh dưỡng, máu theo tĩnh mạch tử cung về tuần hoàn mẹ.

6. KẾT LUẬN

Trứng phát triển rất nhanh qua hai thời kỳ.

  • Thời kỳ sắp xếp tổ chức. Nếu có rối loạn về sự phát triển của phôi thai sẽ gây ra dị dạng thai nhi về sau.
  • Thời kỳ hoàn chỉnh tổ chức, nếu có rối loạn về sự phát triển của thai nhi thì chỉ có thể biến dạng mà thôi.

Trong suốt thời gian nằm trong tử cung, thai sống hoàn toàn ký sinh vào người mẹ. Sức khoẻ của người mẹ và tuần hoàn tử cung. Rau - thai, có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi.

Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Đặt catheter tĩnh mạch trung tâm bù dịch điều trị sốc bỏng - Bộ y tế 2013
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013

Chẩn đoán và điều trị nội khoa cường cận giáp trạng thứ phát ở bệnh nhân bệnh thận mạn tính  - Bộ y tế 2015
  •  2 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về thận, tiết niệu - Bộ y tế 2015

Các thời kỳ phát triển của trẻ - Bộ y tế 2015
  •  2 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em - Bộ y tế 2015

Bệnh viêm khớp thiếu niên tự phát thể đa khớp có yếu tố dạng thấp dương tính và âm tính RF (+) và RF (-) - Bộ y tế 2014
  •  2 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp - Bộ y tế 2014

Sai khớp cắn loại II do kém phát triển xương hàm dưới - Bộ y tế 2015 
  •  2 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng hàm mặt  - Bộ y tế 2015 

Tin liên quan
Tinh trùng có thực sự tốt cho da?
Tinh trùng có thực sự tốt cho da?

Tinh trùng hầu như không đem lại lợi ích nào cho da. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị các vấn đề về da an toàn, hiệu quả và đã được chứng minh.

Bao cao su chứa chất diệt tinh trùng có hiệu quả hơn bao cao su thường không?
Bao cao su chứa chất diệt tinh trùng có hiệu quả hơn bao cao su thường không?

Bao cao su là một biện pháp kiểm soát sinh sản và hiện nay có rất nhiều loại bao cao su khác nhau, trong đó một số loại có sẵn chất diệt tinh trùng. Chất diệt tinh trùng thường được sử dụng phổ biến nhất trong bao cao su là nonoxynol-9.

Tính ngày rụng trứng dựa vào thân nhiệt và dịch nhầy cổ tử cung
Tính ngày rụng trứng dựa vào thân nhiệt và dịch nhầy cổ tử cung

Nếu bạn đang cố gắng có thai thì nên ước tính thời điểm rụng trứng để có thể xác định những ngày tốt nhất để giao hợp (hoặc được thụ tinh).

Những dưỡng chất cần thiết trong thai kỳ giúp em bé phát triển
Những dưỡng chất cần thiết trong thai kỳ giúp em bé phát triển

Lưu ý: chỉ cần chế độ ăn hàng ngày cũng có thể đáp ứng đủ nhu cầu về hầu hết các loại chất dinh dưỡng này, nhưng đối với một số liều lượng khuyến cáo của các loại như axit folic, sắt thì chỉ riêng chế độ ăn không thể cung cấp đủ. Chất bổ sung hoặc vitamin bà bầu có thể giúp bạn lấp đầy sự thiếu hụt này. Hãy kiểm tra mức giá trị dinh dưỡng hàng ngày trên vỏ chai sản phẩm. Luôn luôn nói chuyện với bác sĩ trước khi dùng bất kỳ chất bổ sung nào ngoài vitamin bà bầu của bạn.

Quá trình phát triển của thai nhi
Quá trình phát triển của thai nhi

Quá trình chuyển đổi từ một quả trứng được thụ tinh thành một em bé thật là một quá trình đáng kinh ngạc. Dưới đây là thông tin về các cột mốc phát triển quan trọng của trẻ sơ sinh, từ khi thụ thai đến khi sinh.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Hút thuốc lá có ảnh hưởng đến số lượng tinh trùng không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1065 lượt xem

Thưa bác sĩ, đối với nam giới đang muốn sinh con, liệu thuốc lá có ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng tinh trùng không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Bé gái 6 tháng tuổi nặng 7,6kg, dài 62cm có phát triển bình thường không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1433 lượt xem

Bé gái nhà em hiện nặng 7,6kg, dài 62cm. Cháu được 6 tháng tuổi rồi ạ. Cháu phát triển như vậy có bình thường không ạ? Em có phải bổ sung thêm vitamin gì cho cháu không, bác sĩ?

Bé trai 7 tháng phát triển bình thường nhưng nước tiểu có màu vàng sậm là bị làm sao?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  658 lượt xem

Em sinh bé trai đã được 7 tháng. Bé cao 70,5cm, nặng 8,5kg. Hàng tháng bé tăng cân đều đặn và ăn ngủ bình thường. Tuy nhiên, dạo gần đây em thấy nước tiểu của bé có chút bất thường, đó là có màu vàng sậm. Bé bú sữa khoảng 800-900ml/ ngày. Nước tiểu vàng sậm như thế thì bé có bị làm sao không ạ? Và em muốn bổ sung nước lọc thì cần bổ sung bao nhiêu ml/ ngày ạ?

Trẻ 6 tháng chưa biết với tay ra lấy đồ ở trước mặt có phải là chậm phát triển không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1347 lượt xem

Bé nhà em sinh non lúc mẹ mang thai mới được 35 tuần 6 ngày ạ. Bé sinh nặng 2,2kg. Hiện bé đã được 6 tháng và nặng 6,5kg. Từ lúc 4,5 tháng bé đã biết lật. Tuy nhiên giờ 6 tháng rồi mà bé vẫn chưa thể với tay để lấy đồ vật ở đằng trước. Hiện vòng đầu của bé là 39cm. Bé nhà em như vậy có phải là chậm phát triển không ạ?

Cần làm gì để trẻ 1 tuổi nặng 8,5kg phát triển tốt hơn?
  •  3 năm trước
  •  0 trả lời
  •  1340 lượt xem

Bé nhà em sinh mổ ở tuần thứ 38, bé nặng 3,4kg. Giờ bé đã được 1 tuổi rồi mà chỉ nặng 8,5kg, chưa tự ngồi được và chỉ biết bò lếch. Ngày bé ăn 3 cữ cháo, 1 cữ ăn cơm và bú 700ml sữa. Gần đây bé còn hay bị tiêu chảy nữa nên em không dám cải thiện thức ăn lạ cho bé. Em cần làm gì để bé phát triển tốt hơn ạ?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây