1

Protein niệu - Bộ y tế 2015

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về thận, tiết niệu - Bộ y tế 2015

1. ĐẠI CƯƠNG

Bình thường protein không có hoặc rất ít trong nước tiểu. Khi protein xuất hiện thường xuyên và số lượng nhiều trong nước tiểu thường có ý nghĩa bệnh lý và là một trong những chỉ điểm quan trọng của bệnh lý thận tiết niệu.

Xác định protein niệu (Proteinuria) rất có giá trị trong chẩn đoán các bệnh lýmthận tiết niệu. Hiện nay, xét nghiệm protein niệu được xem như là một test sàng lọc bệnh lý thận, tiết niệu.

Về mặt số lượng, có thể phân loại:

  •  Protein niệu sinh lý: Khi protein dưới 30 mg/ 24 giờ.
  •  Microprotein niệu (protein niệu vi thể): Khi protein 30 - 300 mg/ 24 giờ.
  •  Protein niệu thực sự: Khi protein trên 300 mg/24 giờ.

Mã số (theo ICD 10) : N06

Protein niệu sinh lý:

Mỗi ngày, có từ 10 kg đến 15 kg protein huyết tương đi qua tuần hoàn thận, nhưng chỉ có 100 đến 150 mg được bài tiết ra trong nước tiểu trong vòng 24 giờ.

Protein được tiết ra nước tiểu từ thành mao mạch cầu thận và hầu hết lượng protein này được tái hấp thu ở ống lượn gần.

Ở người bình thường, khoảng 60% lượng protein niệu có nguồn gốc từ huyết tương, 40% còn lại có nguồn gốc từ thận và từ đường tiết niệu.

Các thành phần của protein niệu sinh lý gồm:

- Protein có nguồn gốc từ huyết tương, bao gồm:

  •  Albumin.
  •  Các Globuline có trọng lượng phân tử thấp.
  •  Các Hormone có cấu trúc là các chuỗi peptid.

- Protein có nguồn gốc từ thận và từ đường tiết niệu, bao gồm:

  •  Protein Tamm - Horsfall: Được tổng hợp ở nhánh lên của quai Henlé, chức năng của nó đến nay vẫn chưa được biết rõ.
  •  IgA.
  •  Urokinase.

2. CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH PROTEIN NIỆU

a) Phương pháp định tính

  •  Đốt nước tiểu: Đặc điểm lý học của protein là đông vón ở nhiệt độ cao, lợi dụng đặc điểm này, có thể phát hiện được protein có trong nước tiểu bằng cách đốt nước tiểu. Đựng nước tiểu trong một ống nghiệm và đốt trên ngọn đèn cồn, protein trong nước tiểu sẽ đông vón khi nhiệt độ của nước tiểu trên 700C. Hiện tượng đôngbvón của protein trong nước tiểu sẽ làm vẩn đục nước tiểu và dễ dàng nhận ra bằng mắt thường. Tùy thuộc vào nồng độ protein niệu cao hay thấp mà mức độ vẫn đục nước tiểu thay đổi, có thể chỉ lởn vởn đục ít, có thể nước tiểu đông quánh lại khi lượng protein trong nước tiểu nhiều.
  •  Làm lạnh bởi acide sulfosalicylique hay trichloracétique: Dựa vào tính chất lý học của protein là đông vón trong môi trường acid, khi nhỏ acid vào để tìm hiện tượng đông vón protein.

b) Phương pháp bán định lượng: Dùng que thử nước tiểu

Là phương pháp được áp dụng phổ biến nhất hiện nay, nhất là trong vấn đề sàng lọc bệnh thận trong cộng đồng. Các que thử này được tẩm Tétra bromephénol citraté (pH3), màu bị biến đổi từ vàng sang xanh khi có protein trong nước tiểu.

Phản ứng này phát hiện protein với lượng ít nhất là 150 - 200 mg/l. Kết quả được biểu thị dưới dạng kết quả: âm tính, Protein niệu vết, 1+ đến 4+
tuỳ thuộc vào mức độ thay đổi màu sắc của que thử khi so sánh với bảng màu chuẩn.

Nhược điểm của phương pháp này là không phát hiện được các Globulin miễn dịch chuỗi nhẹ.

Que thử nước tiểu ngày nay không chỉ được dùng để xác định protein niệu mà còn kết hợp với việc phát hiện các thông số khác. Ví dụ que thử 10 thông số bao gồm các yếu tố sau:

  •  Tỷ trọng.
  •  pH.
  •  Glucose.
  •  Bilirubin.
  •  Urobilinogen.
  •  Ceton.
  •  Hồng cầu.
  •  Bạch cầu.
  •  Nitrit.
  •  Protein.
     

c) Định lượng Protein niệu

  •  Cách lấy nước tiểu 24 giờ: sáng ngủ dậy, lúc 6h sáng người bệnh đi tiểu hết sau đó tính từ lúc này đến 6 h sáng hôm sau khi nào đi tiểu đều phải đi vào trong bô đó, sáng hôm sau ngủ dậy đi tiểu bãi cuối cùng lúc 6h và đong xem nước tiểu cả ngày là bao nhiêu, lấy 5 ml nước tiểu để làm xét nghiệm.
  •  Được tiến hành tại phòng xét nghiệm hóa sinh. Có nhiều phương pháp, có thể dùng ion đồng (Cu2+).
  •  Cần phải tính ra lượng Protein niệu / 24 giờ.
  •  Xác định được MicroProtein niệu (Protein niệu vi thể, từ 30 -300 mg/24giờ).
  •  Phát hiện được cả Globulin chuỗi nhẹ.

d) Điện di Protein niệu

- Thường áp dụng phương pháp dùng Cellulose Acetate.

- Xác định được bản chất của protein niệu, rất có ích trong việc xác định nguyên nhân của protein niệu.

- Dựa vào kết quả điện di, có thể chia Protein niệu thành các loại:

  •  Protein niệu chọn lọc: Khi thành phần Albumin chiếm trên 80% tổng lượng protein niệu. Thường do bệnh cầu thận gây ra, hay gặp nhất là hội chứng thận hư có tổn thương tối thiểu trên sinh thiết thận.
  •  Protein niệu không chọn lọc: Khi Albumin chiếm dưới 80% tổng lượng protein niệu, loại này thường bao gồm hầu hết các thành phần protein có trong huyết tương. Hầu như tất cả các bệnh lý thận, tiết niệu đều thuộc loại protein niệu không chọn lọc này.
  •  Protein niệu gồm phần lớn là các protein bất thường: Gồm một đỉnh nhọn của Beta hoặc gamma globulin, do bài tiết bất thường một Globulin miễn dịch đơn dòng chuỗi nhẹ, thường là Protein Bence-Jones. Protein này có đặc tính lý học là động vón ở nhiệt độ khoảng 500C  và tan ra ở nhiệt độ 1000C. Đặc tính này có được khi trong thành phần Protein niệu có trên 50% là Protein Bence-Jones.
  •  Các Protein ống thận: Chủ yếu là các Globulin trọng lượng phân tử thấp, các loại này dễ phát hiện khi điện di trên thạch Polyacrylamide. Với phương pháp này thì các protein với trọng lượng phân tử khác nhau có trong nước tiểu sẽ tách biệt nhau dễ dàng.

3. CÁC TÌNH HUỐNG LÂM SÀNG CỦA PROTEIN NIỆU

a) Protein niệu thoáng qua

Là loại protein niệu không xảy ra thường xuyên, liên quan đến một vài tình trạng sinh lý hoặc bệnh lý sau:

  •  Gắng sức.
  •  Sốt cao.
  •  Nhiễm trùng đường tiểu.
  •  Suy tim phải.
  •  PolyGlobulin.
  •  Protein niệu tư thế.

Trong đó, cần chú ý đến Protein niệu tư thế: Là protein niệu thường gặp ở người trẻ và biến mất sau tuổi dậy thì. Protein niệu tư thế không có ý nghĩa bệnh lý.

Để chẩn đoán Protein niệu tư thế, phải khẳng định protein này biến mất ở tư thế nằm, bằng cách lấy nước tiểu sau khi cho người bệnh nằm nghỉ 2 giờ.

b) Protein niệu thường xuyên

Protein có thường xuyên trong nước tiểu thường là biểu hiện của bệnh lý thận tiết niệu hoặc có bất thường về protein huyết tương. Có thể phân loại protein niệu theo 3 loại như sau:

- Protein niệu do tăng lưu lượng.

  • Xuất hiện một lượng lớn protein có trọng lượng phân tử thấp, các protein này được lọc qua các cầu thận bình thường. Khi lượng lọc ra vượt quá khả năng tái hấp thu của ống thận thì protein xuất hiện trong nước tiểu.
  • Trường hợp này được quan sát thấy trong các bệnh lý tiểu ra protein Bence-Jones (đa u tuỷ xương), tiểu ra Hemoglobin (do tan huyết) và tiểu ra Myoglobin (do huỷ cơ vân).

- Protein niệu ống thận.

Thường không quá 2 gam/24 giờ. Gồm có 3 loại:

  • Protein có trọng lượng phân tử trung bình (Beta 2 Microglobulin, Amylase) được lọc qua cầu thận nhưng ống thận không tái hấp thu hết.
  • Protein niệu do ống thận bị tổn thương bài tiết ra (N-Acetylglucosamin, Lysozym).
  •  Protein Tamm-Horsfall.

- Protein niệu cầu thận.

  • Trên điện di chủ yếu là Albumin, thường lượng nhiều, khi có trên 3,5 g/24 giờ/1,73 m2 da thì chẩn đoán hội chứng thận hư.

- Một số điều cần chú ý khi phân tích Protein niệu:

  •  Protein niệu cao nhiều không do hội chứng thận hư mà có thể do tăng Globulin chuỗi nhẹ.
  •  Lượng Protein niệu thường giảm xuống khi chức năng thận giảm dưới 50ml/phút.
  •  Một bệnh lý cầu thận có thể phối hợp với 1 bệnh lý thận kẽ hoặc bệnh mạch máu thận.
  •  MicroProtein niệu: Được định nghĩa khi lượng protein niệu từ 30 - 300mg/24 giờ, đây là một dấu chỉ điểm rất tốt và tương đối sớm trên lâm sàng cho bệnh cầu thận đái tháo đường. MicroProtein niệu có thể biến mất sau khi điều trị các thuốc ức chế men chuyển.

 

Sơ đồ chẩn đoán protein niệu

Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Protein niệu ở thai kỳ - Bộ y tế 2015
  •  1 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về thận, tiết niệu - Bộ y tế 2015

Tiếp cận chẩn đoán Protein niệu - Bộ y tế 2015
  •  1 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em - Bộ y tế 2015

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về thận, tiết niệu - Bộ y tế 2015
  •  2 năm trước

(Ban hành kèm theo Quyết định số 3931/QĐ-BYT ngày 21/9/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

Nhiễm Chlamydia Trachomatis sinh dục - tiết niệu - Bộ y tế 2015
  •  1 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh da liễu - Bộ y tế 2015

Tin liên quan
Protein niệu là gì? Có nguy hiểm không?
Protein niệu là gì? Có nguy hiểm không?

Protein trong nước tiểu có thể là do nhiều nguyên nhân gây ra. Tùy vào nguyên nhân mà tình trạng này còn đi kèm các triệu chứng khác.

Nguyên nhân và triệu chứng protein niệu
Nguyên nhân và triệu chứng protein niệu

Protein niệu có thể xảy ra do các tình trạng tạm thời như mất nước nhưng cũng có thể là do tổn thương thận nghiêm trọng.

Viêm đường tiết niệu trong quá trình mang thai
Viêm đường tiết niệu trong quá trình mang thai

Mang bầu và cách đối mặt với vấn đề nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

Protein trong chế độ ăn uống của bà bầu
Protein trong chế độ ăn uống của bà bầu

Tại sao bà bầu cần protein trong thời kỳ mang thai? Bà bầu cần bao nhiêu protein? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Protein giúp giảm cân như thế nào?
Protein giúp giảm cân như thế nào?

Khi nói đến việc giảm cân, giảm mỡ và có một cơ thể gọn gàng hơn, protein là chất dinh dưỡng quan trọng nhất.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Bị tiền sản giật có nên tự kiểm tra protein nước tiểu tại nhà không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  782 lượt xem

- Bác sĩ ơi, bà bầu bị tiền sản giật có nên tự kiểm tra protein nước tiểu tại nhà không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Có thể thụ thai, sau khi vừa uống xong thuốc trị viêm đường tiết niệu?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  3050 lượt xem

Đang chuẩn bị mang thai thì em bị viêm đường tiết niệu. Đi khám, bs phụ khoa kê thuốc cho em uống trong vòng 5 ngày: Scanax 500mg, Acid mefenamic 500mg và Domi tazoke. Bác sĩ cho em hỏi uống hết liều thuốc trên thì bao lâu em có thể thụ thai được ạ?

Dừng thuốc viêm đường tiết niệu, có thụ thai được không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1184 lượt xem

Em vừa dùng xong một toa thuốc trị viêm đường tiết niệu với 4 loại thuốc là: Cefprozil 500mg, Lornoxicam 8 mg, Royalpanacea và Emanera 20mg. Vậy, nếu bi giờ em có thai thì việc uống thuốc trên có ảnh hưởng đến thai nhi không ạ?

Viêm đường tiết niệu, bà bầu uống Fosfomycin có an toàn không?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1156 lượt xem

Em đang mang thai 14 tuần, đi khám, xét nghiệm máu và nước tiểu. Kết quả, em bị viêm tiết niệu nên bs có kê cho em uống 6 viên thuốc Fosfomycin 500mg (liều dùng 3v uống sáng, chiều uống 3v). Liệu thuốc này có an toàn cho bà bầu không và liều dùng như vậy có đúng không ạ?

Điều trị viêm đường tiết niệu khi mang thai
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  636 lượt xem

Mang thai được 26 tuần, xét nghiệm nước tiểu, bs đã chuẩn đoán em bị viêm đường tiết niệu, nhưng không hiểu sao chỉ chi thuốc bổ, không cho thuốc điều trị. Trước dó, em bị tiểu buốt, mua thuốc ở quầy thuốc tây uống hết buốt, nhưng lại ra dịch trắng như váng sữa, phải sử dụng băng vệ sinh hàng ngày, nếu không bị ngứa, rất khó chịu. Em sợ việc này làm ảnh hưởng đến em bé - Bs có thể cho em tên thuốc để điều trị được không ạ?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây