1

Phủ khuyết rộng trên cơ thể bằng ghép vi phẫu mạc nối kết hợp với ghép da kinh điển - Bộ y tế 2018

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phẫu thuật Vi phẫu - Bộ y tế 2018

I. ĐỊNH NGHĨA  

Là phẫu thuật sử dụng vạt mạc nối lớn có nối mạch vi phẫu kết hợp với ghép da  kinh điển trên mạc nối để che phủ khuyết hổng phần mềm rộng trên cơ thể. 

II. CHỈ ĐỊNH 

Các khuyết phần mềm rộng trên cơ thể: sau cắt u, di chứng chấn thương, sau bỏng,  xạ trị  

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH 

Người bệnh có tiền sử phẫu thuật vào ổ bụng gây viêm dính sau mổ 

IV. CÁC YẾU TỐ LỰA CHỌN NGƯỜI BỆNH TRƯỚC PHẪU THUẬT 

  •  Độ tuổi 
  •  Các bệnh lý về tiểu đường, tim mạch, mạch máu, các yếu tố đông máu.
  •  Sử dụng các chất kích thích, co mạch. 
  •  Hút thuốc 
  •  Mong muốn của người bệnh về kết quả phẫu thuật 

V. CHUẨN BỊ: 

1. Người thực hiện

  •  Kíp phẫu thuật: 02 kíp phẫu thuật từ 4-6 phẫu thuật viên bao gồm 1 kíp phẫu thuật  viên tiêu hóa và 1 kíp phẫu thuật viên tạo hình vi phẫu 
  •  Kíp gây mê: 01 bác s gây mê, 01 phụ mê. 
  •  Kíp dụng cụ: 02 điều dưỡng dụng cụ, 01 điều dưỡng chạy ngoài, 01 hộ lý.
  •  Hồi tỉnh: 01 bác s gây mê, 01 điều dưỡng hồi tỉnh. 

2. Người bệnh

  •  Làm các xét nghiệm: xét nghiệm cơ bản, chụp các phim theo yêu cầu
  •  Làm đủ các xét nghiệm chẩn đoán, ch các bệnh l phối hợp: im mạch, tiểu  đường ánh giá t nh trạng toàn thân như tuổi, cơ địa, những bệnh mãn tính phối  hợp có ảnh hưởng tới cuộc phẫu thuật, trong thời kỳ hậu phẫu. ánh giá khả năng  phẫu thuật để chuẩn bị cho cuộc mổ diễn ra an toàn và hiệu quả nhất.
  •  Vùng tổn khuyết phải được đánh giá để xác định sự hiện diện hoặc mức độ của bệnh  và để xác định tình trạng chung của người bệnh. Nơi lấy vạt được kiểm tra các dấu  hiệu của bệnh mạch máu ngoại biên, kiểm tra mạch bằng khám hoặc Doppler siêu  âm, chụp mạch. 
  •  Dùng kháng sinh dự phòng nếu cần thiết. 
  •  Giải thích cho người bệnh và gia đ nh biết rõ bệnh và tình trạng toàn thân, về khả năng phẫu thuật sẽ thực hiện, về các tai biến, biến chứng, di chứng có thể gặp do  bệnh, do phẫu thuật, do gây mê, do cơ địa của người bệnh 
  •  Chuẩn bị trước mổ theo quy tr nh Ngoại khoa thông thường 

3. Phương tiện: 

- Phục vụ phẫu thuật: 

  •  Phòng mổ lớn cho gây mê toàn thân kéo dài 
  •  Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo h nh.
  •  Bộ dụng cụ mạch máu 
  •  Bộ dụng cụ vi phẫu 
  •  Bộ dụng cụ phẫu thuật nội soi ổ bụng. 
  •  Chỉ phẫu thuật và chỉ vi phẫu. 
  •  Bông băng, gạc 
  •  Kính vi phẫu 
  •  Dàn phẫu thuật nội soi 

- Gây mê: 

  •  Máy mê 
  •  Máy giữ nhiệt độ cho người bệnh 
  •  Bơm tiêm điện 

4. Thời gian phẫu thuật: 8-12h 

VI. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH 

1. Tư thế:  

  • Người bệnh nằm ngửa 
  • Bộc lộ vùng thương tổn cần phẫu thuật 
  • Bộc lộ nơi cần lấy vạt 

2. Vô cảm: Nội khí quản đường miệng 

3. Kỹ thuật:  

- Kíp 1: Kíp phẫu thuật tạo hình vi phẫu 

  •  Bộc lộ phần bị tổn thương, cắt lọc tiết kiệm, làm sạch. 
  •  Tìm và bộc lộ mạch nhận gồm 01 động mạch, 02 tĩnh mạc 
  •  Lấy da mỏng tự thân từ đ i, cẳng chân, da đầu bằng dao humby hoặc dao lấy da máy.  Cán da mắt lưới. 

- Kíp 2: Kíp phẫu thuật viên tiêu hóa 

  • Nếu không có chỉ chống chỉ định phẫu thuật nội soi ổ bụng sẽ tiến hành lấy vạt mạc  nối lớn qua nội soi. Nếu có chống chỉ định nội soi sẽ tiến hành mổ mở lấy mạc nối  lớn. 
  • Dùng trocard mở 2-3 lỗ nhỏ trên thành bụng để vào ổ bụng 
  • Sử dụng dụng cụ nội soi phẫu tích mạc nối lớn và bộc lộ cuống mạch của mạc nối lớn
  • Phẫu tích cuống mạch đủ dài để nối với mạch nhận .. 
  • Cặp và cắt cuống mạch. 
  • Mở rộng đường đặt trocard dưới/trên rốn vừa đủ để lấy mạc nối lớn ra khỏi ổ bụng
  • Cầm máu, đặt dẫn lưu nơi cho vạt. Và đóng đường mở bụng và lỗ đặt trocard 
  • Chuyển vạt và nối mạch: 
  • Chuyển và cố định mạc nối vào nơi nhận 
  • Phẫu tích, chuẩn bị mạch, nối mạch bằng kính vi phẫu với chỉ 9.0, 10.0.
  • Ghép da mỏng trên mạc nối, đặt gối mạc và băng ép nhẹ 

VII. THEO DÕI SAU PHẪU THUẬT 

  • Toàn trạng: Mạch, Huyết áp, Hô hấp, Công thức máu  
  • Theo dõi vạt: Doppler vạt 30 phút/lần trong 48h đầu và 3 lần/ngày tiếp theo, màu sắc,  hồi lưu, nhiệt độ 
  • Sử dụng Heparin bơm tiêm điện 05-07 ngày sau phẫu thuật. 
  • Theo dõi chảy máu vạt và nơi cho vạt. 
  • Theo dõi vận động, cảm giác nơi cho vạt. 

VIII. BIẾN CHỨNG VÀ XỬ TRÍ 

  •  Tắc mạch vạt: trong 1h đầu sau phẫu thuật: kiểm tra mạch dưới kính vi phẫu tại  phòng mổ xử trí theo kết quả kiểm tra, cắt bớt chỉ tại vạt, tại cuống .
  •  Chảy máu: Cầm máu tại phòng mổ, giảm bớt liều Heparin. 
  •  Nhiễm trùng: Kháng sinh theo kháng sinh đồ
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Chuyển hoặc ghép thần kinh bằng vi phẫu thuật - Bộ y tế 2018
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phẫu thuật Vi phẫu - Bộ y tế 2018

Ghép thần kinh có mạch nuôi bằng kĩ thuật vi phẫu - Bộ y tế 2018
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phẫu thuật Vi phẫu - Bộ y tế 2018

Phẫu thuật vi phẫu ghép sau cắt đoạn xương hàm bằng vạt xương mác - Bộ y tế 2018
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phẫu thuật Vi phẫu - Bộ y tế 2018

Phẫu thuật vi phẫu ghép sau cắt đoạn xương hàm bằng vạt xương mào chậu - Bộ y tế 2018
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phẫu thuật Vi phẫu - Bộ y tế 2018

Tin liên quan
Điều trị bàng quang tăng hoạt bằng phương pháp kích thích điện thần kinh chày
Điều trị bàng quang tăng hoạt bằng phương pháp kích thích điện thần kinh chày

Có nhiều phương pháp điều trị bàng quang tăng hoạt, gồm có thay đổi lối sống, dùng thuốc làm giãn cơ bàng quang hay tiêm Botox vào bàng quang. Kích thích điện thần kinh chày qua da (percutaneous tibial nerve stimulation) cũng là một phương pháp điều trị bàng quang tăng hoạt.

Kích thích điện thần kinh cùng để điều trị bàng quang tăng hoạt
Kích thích điện thần kinh cùng để điều trị bàng quang tăng hoạt

Kích thích điện thần kinh cùng hay điều hòa dây thần kinh cùng là một phương pháp điều trị hiệu quả cho hội chứng bàng quang tăng hoạt. Trong phương pháp điều trị này, một điện cực được cấy dưới da của người bệnh, điện cực sẽ phát xung điện để kích thích các dây thần kinh xung quanh bàng quang.

HIệu quả của kích thích điện thần kinh trong điều trị bàng quang tăng hoạt
HIệu quả của kích thích điện thần kinh trong điều trị bàng quang tăng hoạt

Bàng quang tăng hoạt là một tình trạng phổ biến có triệu chứng điển hình là tiểu gấp và buồn tiểu liên tục. Người bị bàng quang tăng hoạt còn có thể bị tiểu không tự chủ. Một phương pháp điều trị hội chứng bàng quang tăng hoạt là kích thích điện thần kinh. Đây là phương pháp truyền dòng điện nhẹ qua các dây thần kinh và cơ kiểm soát việc đi tiểu. Điều này có thể giúp khôi phục khả năng kiểm soát bàng quang, nhờ đó giảm triệu chứng bàng quang tăng hoạt.

Điều trị bàng quang tăng hoạt bằng kích thích điện thần kinh: Hiệu quả và rủi ro
Điều trị bàng quang tăng hoạt bằng kích thích điện thần kinh: Hiệu quả và rủi ro

Bàng quang tăng hoạt (OAB) là một vấn đề gây phiền toái. Mặc dù không thể chữa khỏi được nhưng có nhiều cách để kiểm soát các triệu chứng. Nếu đã thử thay đổi thói quen sống, dùng thuốc hoặc kết hợp cả hai mà tình trạng vẫn không mấy cải thiện thì bạn có thể cân nhắc các giải pháp điều trị khác, gồm có kích thích điện thần kinh.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Vì sao khi đốt điện, cần sạch kinh trước đó 2-3 ngày?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  462 lượt xem

Trước khi đốt điện, bs bảo em nên để sạch kinh 2-3 ngày rồi hãy đốt. Em sốt ruột, ngại chờ, muốn đốt luôn cho xong nên cứ thắc mắc hoài là: Vì sao lại phải chờ sạch kinh 2-3 ngày rồi mới đốt - Mong được bs giải đáp ạ?

Độ tuổi bắt đầu hành kinh có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1060 lượt xem

Thưa bác sĩ, có kinh nguyệt sớm quá hoặc muộn quá có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Có thể có thai ngay sau khi sạch hành kinh không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1018 lượt xem

- Bác sĩ cho tôi hỏi, tôi có thể có thai ngay sau khi sạch hành kinh không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Có thể mang thai trong suốt thời gian bị kinh nguyệt không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1746 lượt xem

- Thưa bác sĩ, liệu tôi có thể mang thai nếu quan hệ trong thời gian đang ra hành kinh không? Cảm ơn bác sĩ!

Có đúng thai phụ thường bị mất cân bằng không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  773 lượt xem

- Bác sĩ ơi, từ khi mang thai, nhiều lúc tôi có cảm giác người mình cứ chông chênh, đứng không vững. Bác sĩ có thể lý giải tình trạng mất cân bằng ở thai phụ giúp tôi không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây