1

Phẫu thuật trật xương bánh chè bẩm sinh - Bộ y tế 2017

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017

I. ĐẠI CƯƠNG

  •  Xương bánh chè là xương vùng lớn nhất của cơ thể, có chức năng là điểm tựa cánh tay đòn của cơ tứ đầu, là phanh hãm của gối. Do do xương bánh chè tham gia vào quá trình vận động của khớp gối, và còn là một thành phần bảo vệ khớp gối vì nó ở mặt trước của khớp này.
  •  Xương bánh chè trật ra ngoài là một bệnh lý mà hậu quả lâu dài có thể dẫn tới như đứt dây chằng chêm - bánh chè, viêm khớp xương bánh chè - đùi, làm bẹt lồi cầu ngoài của xương đùi. Trên lâm sàng; việc xác định sai khớp xương bánh chè không khó,nhưng xác định nguyên nhân cho mỗi trường hợp sai khớp xương bánh chè còn gặp nhiều trở ngại.

II. CHỈ ĐỊNH

  • Các trường hợp được chẩn đoán sai khớp xương bánh chè.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  • Chống chỉ định trong ngoại khoa nói chung.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

  • Phẫu thuật viên là bác sỹ chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình.

2. Người bệnh

  • Được giải thích đầy đủ về cuộc phẫu thuật, các tai biến, biến chứng có thể gặp trong và sau cuộc phẫu thuật (tai biến do gây tê, gây mê). Nhịn ăn trước 6 giờ.

3. Phương tiện: Bộ dụng cụ đại phẫu

4. Hồ sơ bệnh án: Ghi chép đầy đủ

5. Dự kiến thời gian phẫu thuật: 90 phút.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Tư thế: Người bệnh nằm ngửa, kê gối dưới khoeo chân bệnh.

2.Vô cảm: Gây tê cùng cụt hoặc gây mê nội khí quản.

3. Các bước tiến hành

  •  Rạch da, cân theo mặt trước - ngoài đùi, kéo dài qua mặt bên ngoài của vùng gối, vòng tới lồi củ trước xương chày.
  •  Bộc lộ cơ tứ đầu, xương bánh chè với hai cánh bánh chè cả trong và ngoài.
  •  Cắt cánh bánh chè trong, bóc bỏ bao xơ một khoảng rộng chừng 1,5cm thành hình múi cam.
  •  Cắt bóc tách, mở rộng 2 mép cánh bánh chè ngoài sau khi đã cắt tách khoảng dính giữa bờ ngoài xương bánh chè và dây chằng chêm.
  •  Lúc này chuyển lên xử trí khối cơ tứ đầu, không "chọn sẵn" một kỹ thuậtđể thực hiện, tuỳ thuộc vào tình trạng tổn thương cơ tứ đầu được nhận thấy khi mổ. Sau khi tách vùng xơ hoá cơ, thực hiện nghiệm pháp "bẻ gấp gối", cơ nào căng cứng hơn sẽ được giải phóng trước. Kiên trì thực hiện nghiệm pháp này và tách cơ cho tới khi gối gấp đạt được 120 độ thì dừng lại. Riêng cơ thẳng đùi được cắt tách cách bờ trên xương bánh chè khoảng 1,5 đến 2cm. Có thể thực hiện tạo hình cơ tứ đầu đùi theo: Thompson, Payer E.
  •  Gấp dần khớp gối, đồng thời nhẹ nhàng đẩy xương bánh chè từ ngoài vào trong để xương bánh chè chuyển động êm giữa hai lồi cầu đùi và trở về vị trí giải phẫu bình thường.
  •  Sau đó khâu hai mép của vết mổ cánh bánh chè trong (thu hẹp lại cánh bành chè trong). Động tác này làm toác rộng hai mép của cánh bánh chè ngoài.
  •  Sau cùng khâu chuyển cơ rộng trong lên bờ trên xương bánh chè
  •  Khâu vết mổ
  •  Băng vô khuẩn
  •  Nẹp bột đùi cẳng chân gối gấp 60 độ

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIÉN

  •  Tụ máu, phù nề sau mổ: lấy máu tụ, băng ép.
  •  Nhiễm trùng sau mổ: Tách vết mổ, làm sạch, để hở.
  •  Phục hồi chức năng sau mổ tích cực
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Phẫu thuật điều trị trật xương bánh chè bẩm sinh - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật lấy tòan bộ xương bánh chè - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình

Phẫu thuật điều trị tật thiếu xương quay bẩm sinh - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật điều trị trật bánh chè mắc phải - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017

Điều trị phẫu thuật KHX gãy trật xương gót - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017

Tin liên quan
Các loại phẫu thuật điều trị gãy xương do loãng xương
Các loại phẫu thuật điều trị gãy xương do loãng xương

Khi bị gãy xương do loãng xương, giải pháp điều trị thường là phẫu thuật. Vật lý trị liệu, tập thể dục và bổ sung canxi cũng là những điều cần thiết để khôi phục khả năng vận động và giảm nguy cơ gãy xương trong tương lai.

Viêm Amidan và phẫu thuật cắt amidan ở trẻ
Viêm Amidan và phẫu thuật cắt amidan ở trẻ

Các amidan có nhiệm vụ lọc vi trùng trong cổ họng, nhưng khi virut hoặc vi khuẩn quá mạnh có thể làm amidan sưng lên. Khó nuốt và bỏ ăn thường là dấu hiệu đầu tiên của chứng viêm amidan mà các bậc cha mẹ nhận thấy ở trẻ nhỏ.

Khi Nào Cần Phẫu Thuật Cắt Dạ Dày?
Khi Nào Cần Phẫu Thuật Cắt Dạ Dày?

Phẫu thuật cắt dạ dày là phương pháp được sử dụng để điều trị các vấn đề về dạ dày. Một số kỹ thuật cắt dạ dày còn được sử dụng để giảm cân.

Phẫu thuật răng miệng
Phẫu thuật răng miệng

Có một số vấn đề về răng miệng mà nếu mắc phải bạn sẽ cần đến phương pháp phẫu thuật.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Trẻ có thể phẫu thuật laser để trị cận thị không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  697 lượt xem

- Thưa bác sĩ, con tôi năm nay 12 tuổi nhưng đã bị cận thị 4 đi - ốp. Bác sĩ cho tôi hỏi, trường hợp của chúa có thể phẫu thuật laser để trị cận thị không ạ?

Phẫu thuật khúc xạ (LASIK) ở mắt trong thai kỳ có an toàn không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  615 lượt xem

Thưa bác sĩ, tôi có nên thực hiện phẫu thuật khúc xạ (LASIK) ở mắt trong khi đang mang thai không ạ? Và việc thực hiện phẫu thuật có ảnh hưởng đến em bé không? Cảm ơn bác sĩ!

Xương chậu gãy, có ảnh hưởng đến việc sinh con không?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1542 lượt xem

Vợ em đã 2 lần mang thai. Nhưng cách đây 2 năm, trong lần mang thai thứ hai cô ấy bị gãy xương chậu (do tai nạn giao thông). Giờ, vợ em vừa mang thai được hơn 4 tuần, Vậy, vợ em có nên giữ thai không hay bỏ. Và, nếu giữ thai thì lần sinh này, việc gãy xương chậu liệu có ảnh hưởng gì khi sinh bé không ạ?

Phẫu thuật nới dây hãm được 8 ngày nhưng vết thương chậm khô
  •  1 năm trước
  •  1 trả lời
  •  575 lượt xem

Các bác sĩ cho em hỏi là mình phẫu thuật nới dây hãm dương vật được 8 ngày rồi hàng ngày em thường xuyên rửa vết thương bằng nước muốn sinh lý & cồn đỏ BETADENE từ 10 đến 12 và bôi Gentamicin 0,3% ngày 3 đến 4 lần nhưng vết thương vẫn chậm khô liệu có phải do em vệ sinh nhiều quá và bôi Gentamicin 0,3% nhiều không, mong các bác sĩ giải đáp giúp ạ

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây