Phẫu thuật điều trị tật thiếu xương quay bẩm sinh - Bộ y tế 2017
I. ĐẠI CƯƠNG
- Thiếu xương quay bẩm sinh là dị tật ảnh hưởng tới sự thiếu hụt cấu trúc phía bờ quay của cẳng tay, bao gồm: các cấu trúc xương, khớp, dây chằng, gân cơ, mạch máu và thần kinh.
- Thiếu xương quay bẩm sinh là bệnh lý hiếm gặp, tỷ lệ 1/55000, thường gặp đối xứng 2 bên và kèm theo các dị tật cơ quan khác, cần phải khám toàn diện.
II. CHỈ ĐỊNH
Thiếu xương quay type 3,4 hoặc type 2 có kèm theo lệch trục cổ tay nhiều (theo phân loại Bayne cải tiến).
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Người bệnh kèm theo các dị tật bẩm sinh nặng khác ảnh hưởng toàn thân.
- Hạn chế gấp khuỷu.
- Người bệnh lớn tuổi đã chấp nhận, thích nghi với dị tật.
IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế:
- Người bệnh nằm ngửa, tay đặt lên bàn con, dồn máu, garo hơi gốc chi.
- Phẫu thuật viên chính ngồi phía trong cánh tay, người phụ 1ngồi đối diện, người phụ 2 cạnh phụ 1.
2. Vô cảm:
3. Kỹ thuật:
- Thì 1: Rạch da đường ngang mặt sau cổ tay, từ mỏm trâm trụ tới bờ quay.
- Thì 2: Bộc lộ các gân duỗi vùng cổ tay.
- Cắt gân duỗi cổ tay trụ gần điểm bám vào nền xương bàn ngón 5.
- Vén toàn bộ gân duỗi về phía bờ quay.
- Thì 3: Giải phóng đầu xa xương trụ và khối xương tụ cốt.
- Mở bao khớp cổ tay, giữa đầu xa xương trụ với khối tụ cốt.
- Giải phóng hoàn toàn đầu xa xương trụ.
- Bộc lộ khối xương tụ cốt.
- Thì 4: Chỉnh trục
- Tạo mộng xương giữa đầu xa xương trụ và trung tâm khối tụ cốt.
- Chỉnh thẳng trục cổ tay.
- Cố định bằng kim Kirschner từ xương bàn ngón 3 qua khối tụ cốt vào xương trụ.
- Có thể đục xương, sửa trục xương trụ kèm theo nếu lệch trục trên 30 độ.
- Thì 5: Kiểm tra
- Kiểm tra lại tư thế cẳng bàn tay trên lâm sàng.
- Cầm máu, làm sạch và đóng theo các lớp giải phẫu
V. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
1. Theo dõi:
- Tình trạng phù nề và nhiễm trùng sau mổ
- Bất động bột sau mổ 6 tuần. Sau đó, được thay bằng nẹp chỉnh hình cho tới khi xương trưởng thành.
- Kim Kirschner rút sau 6-12 tuần.
2. Xử trí tai biến:
Xử trí tai biến nếu có
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tim mạch - Lồng ngực - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tim mạch - Lồng ngực - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tim mạch - Lồng ngực - Bộ y tế 2017
Khi bị gãy xương do loãng xương, giải pháp điều trị thường là phẫu thuật. Vật lý trị liệu, tập thể dục và bổ sung canxi cũng là những điều cần thiết để khôi phục khả năng vận động và giảm nguy cơ gãy xương trong tương lai.
Phẫu thuật là giải pháp để giảm đau, kinh nguyệt ra nhiều và các triệu chứng khó chịu khác của u xơ tử cung.
Với những trường hợp bị u xơ tử cung có triệu chứng thì có thể cần phẫu thuật cắt u xơ để làm giảm hoặc chấm dứt các triệu chứng.
Có nhiều phương pháp điều trị để làm giảm các triệu chứng và cải thiện khả năng thụ thai cho người bệnh. Một trong những phương pháp đó là tiến hành phẫu thuật.
Đôi khi, vì một số lý do nhất định mà phụ nữ sẽ cần phẫu thuật cắt đi cổ tử cung.
- 1 trả lời
- 839 lượt xem
- Thưa bác sĩ, con tôi năm nay 12 tuổi nhưng đã bị cận thị 4 đi - ốp. Bác sĩ cho tôi hỏi, trường hợp của chúa có thể phẫu thuật laser để trị cận thị không ạ?
- 1 trả lời
- 901 lượt xem
Thưa bác sĩ, bé nhà tôi vừa sinh được 2 tuần. Tuy nhiên, bộ phận sinh dục của cháu cứ bị sưng lên, điều này có bình thường không vậy bác sĩ?
- 1 trả lời
- 763 lượt xem
Thưa bác sĩ, tôi có nên thực hiện phẫu thuật khúc xạ (LASIK) ở mắt trong khi đang mang thai không ạ? Và việc thực hiện phẫu thuật có ảnh hưởng đến em bé không? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 977 lượt xem
Em sinh đôi 2 bé lúc 37 tuần rưỡi. Một bé nặng 2,5kg, bé còn lại nặng 2,7kg. Hiện nay 2 bé đã được 4 tháng rưỡi và cân nặng của các bé lần lượt là 5,8kg và 6,1kg. 2 bé có chiều cao khoảng 60cm. Mỗi ngày các bé bú khoảng 700ml sữa ạ. Cho em hỏi các bé như vậy có bị thiếu cân không ạ?
- 1 trả lời
- 3493 lượt xem
Bé nhà em mới sinh được 15 ngày tuổi. Em bé bú mẹ là chủ yếu ạ. Em có cho bé bú thêm sữa công thức nhưng bé bú rất ít. Khoảng 3-4 ngày gần đây bé nhà em xì hơi rất nhiều, ngày từ 20-30 lần và có mùi hôi. Tuy nhiên bé vẫn đi tiểu và đi ị phân vẫn bình thường. Làm sao để giảm xì hơi cho bé ạ? Và hệ tiêu hóa của bé có sao không ạ? Bé nhà em còn có tật là bú đã no nhưng không chịu nhả núm bình, khi ngủ mới rút bình ra được. Mỗi lần bé bú no khoảng 60-70ml. Buổi chiều khoảng từ 3 -5h bé không chịu ngủ, quấy khóc và có khi thức liền 6 tiếng mới ngủ lại. Buổi tối cũng ngủ không sâu giấc bởi bé vặn mình rất nhiều, được khoảng 1h là bé dậy đòi bú. Bé vặn mình nhiều, ngủ không sâu có phải do thiếu chất không ạ? Và bé nhà em nằm trong phòng điều hòa khoảng 27-28 độ, đóng cửa suốt có được không ạ? Em quấn khăn thì bé hất bung ra hết, mà không quấn thì bé giật mình hay tỉnh giấc ạ.