Phẫu thuật tạo hình xương ức (phẫu thuật tạo hình xương ức điều trị khuyết xương bẩm sinh)- Bộ y tế 2017
I. ĐẠI CƯƠNG
- Khuyết xương ức là một dị tật bẩm sinh của thành ngực do sự phát triển bất thường của xương ức và một vài sụn sườn. Tỷ lệ mắc 1-2/1000, có thể kết hợp các bệnh tim bẩmsinh. Có thể khuyết toàn bộ hoặc bán phần.
- Khuyết xương ức mắc phải cũng có thể do các biến chứng mạn tính sau phẫu thuật tim hở (viêm xương ức, tiêu xương ức đã hết giai đoạn viêm cấp tính).
- Đối với các lỗ khuyết hổng lớn, phẫu thuật tạo hình là giải pháp điều trị duy nhất.
II. CHỈ ĐỊNH
- Khuyết lớn > 2cm.
- Ảnh hưởng thẩm mỹ, tâm lý người bệnh.
- Nguy hiểm đến các tạng trung thất.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Người bệnh có nhiều dị tật bẩm sinh phức tạp chưa điều trị, chậm phát triển tinh thần trí tuệ.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện:
- Phẫu thuật viên chuyên khoa lồng ngực.
- Giải thích cho người bệnh và gia đình người bệnh về tình trạng bệnh và các nguy cơ có thể xảy ra khi vận chuyển hoặc phẫu thuật.
2. Phương tiện:
- Bộ dụng cụ phẫu thuật lồng ngực
- Bộ dụng cụ phẫu thuật chấn thương chỉnh hình.
3. Người bệnh:
- Được giải thích rõ về bệnh, các nguy cơ rủi ro trong và sau phẫu thuật.
- Đồng ý phẫu thuật và ký giấy cam đoan phẫu thuật.
4. Hồ sơ bệnh án: theo quy định của Bộ Y tế.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế:
- Người bệnh nằm ngửa có độn gối dưới lưng
- Chuẩn bị vùng lấy xương ghép (cánh chậu, cẳng chân)
2. Vô cảm: Gây mê nội khí quản
3. Kỹ thuật:
- Rạch da vùng khuyết xương. Phẫu tích bộc lộ toàn bộ vùng khuyết xương.
- Đo đạc diện tích khuyết xương và chọn giải pháp điều trị.
- Chọn vật liệu và kỹ thuật tạo hình (nhân tạo, chuyển vạt cơ-xương, cánh chậu, xương mác ...).
- Lấy mảnh ghép.
- Cố định mảnh ghép vào vùng khuyết xương.
- Xử trí vùng lấy mảnh ghép (nếu là ghép tự thân).
- Dẫn lưu và đóng vết mổ.
VI. THEO DÕI VÀ NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG
1. Theo dõi:
- Tình trạng đau
- Tình trạng hô hấp
2. Tai biến - biến chứng và các xử lý:
- Tổn thương tim phổi: Cần thiết phải mở ngực để xử lý.
- Tràn khí màng phổi: Tràn khí ít không cần can thiệp, tràn khí nhiều người bệnh có biểu hiện suy hô hấp đặt dẫn lưu màng phổi qua lỗ đặt Trocar
- Tràn máu màng phổi: Dẫn lưu màng phổi
- Di lệch mảnh ghép - mổ cố định lại
- Dị ứng mảnh ghép hay nhiễm trùng: phải lấy bỏ mảnh ghép.
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tim mạch - Lồng ngực - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phẫu thuật Vi phẫu - Bộ y tế 2018
Khi bị gãy xương do loãng xương, giải pháp điều trị thường là phẫu thuật. Vật lý trị liệu, tập thể dục và bổ sung canxi cũng là những điều cần thiết để khôi phục khả năng vận động và giảm nguy cơ gãy xương trong tương lai.
Phẫu thuật là giải pháp để giảm đau, kinh nguyệt ra nhiều và các triệu chứng khó chịu khác của u xơ tử cung.
Với những trường hợp bị u xơ tử cung có triệu chứng thì có thể cần phẫu thuật cắt u xơ để làm giảm hoặc chấm dứt các triệu chứng.
Có nhiều phương pháp điều trị để làm giảm các triệu chứng và cải thiện khả năng thụ thai cho người bệnh. Một trong những phương pháp đó là tiến hành phẫu thuật.
Đôi khi, vì một số lý do nhất định mà phụ nữ sẽ cần phẫu thuật cắt đi cổ tử cung.
- 1 trả lời
- 839 lượt xem
- Thưa bác sĩ, con tôi năm nay 12 tuổi nhưng đã bị cận thị 4 đi - ốp. Bác sĩ cho tôi hỏi, trường hợp của chúa có thể phẫu thuật laser để trị cận thị không ạ?
- 1 trả lời
- 763 lượt xem
Thưa bác sĩ, tôi có nên thực hiện phẫu thuật khúc xạ (LASIK) ở mắt trong khi đang mang thai không ạ? Và việc thực hiện phẫu thuật có ảnh hưởng đến em bé không? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1734 lượt xem
Vợ em đã 2 lần mang thai. Nhưng cách đây 2 năm, trong lần mang thai thứ hai cô ấy bị gãy xương chậu (do tai nạn giao thông). Giờ, vợ em vừa mang thai được hơn 4 tuần, Vậy, vợ em có nên giữ thai không hay bỏ. Và, nếu giữ thai thì lần sinh này, việc gãy xương chậu liệu có ảnh hưởng gì khi sinh bé không ạ?
- 1 trả lời
- 768 lượt xem
Các bác sĩ cho em hỏi là mình phẫu thuật nới dây hãm dương vật được 8 ngày rồi hàng ngày em thường xuyên rửa vết thương bằng nước muốn sinh lý & cồn đỏ BETADENE từ 10 đến 12 và bôi Gentamicin 0,3% ngày 3 đến 4 lần nhưng vết thương vẫn chậm khô liệu có phải do em vệ sinh nhiều quá và bôi Gentamicin 0,3% nhiều không, mong các bác sĩ giải đáp giúp ạ
- 0 trả lời
- 402 lượt xem
Nâng mũi được 1 thắng nhưng đầu mũi còn to, cứng