1

Phẫu thuật nội soi cắt thùy phổi - Bộ y tế 2017

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017

I. ĐẠI CƯƠNG/ ĐỊNH NGHĨA

Phẫu thuật nội soi cắt thùy phổi là phẫu thuật khó khăn và đòi hỏi phẫu thuật viên lồng ngực chuyên nghiệp và gây mê lồng ngực 1 phổi có kinh nghiệm.

II. CHỈ ĐỊNH

  •  Bệnh nang tuyến phổi bẩm sinh (CCAM)
  •  Áp xe phổi có biến chứng
  •  Các bệnh lý tổn thương 1 thùy phổi không hồi phục
  •  Hẹp nhánh khí phế quản 1 thùy không có khả năng tạo hình
  •  Ứ khí thùy phổi 1 thùy

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  •  Các người bệnh đang trong tình trạng sốc do nhiễm khuẩn
  •  Các người bệnh có bệnh lý tim mạch nặng (cân nhắc mổ nếu điều kiện cho phép).
  •  Các người bệnh có tình trạng đông máu không ổn định
  •  Các người bệnh không thông khí an toàn trong mổ

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

  •  Bác sĩ mổ chính
  •  Bác sĩ phụ mổ
  •  Y tá phụ mổ
  •  Bác sĩ gây mê
  •  Y tá phụ mê

2. Phương tiện

  •  Dàn máy nội soi
  •  Dụng cụ phẫu thuật bao gồm: 1 troca 10 mm, 2 troca 5mm, camera 2 kênh, 1 optic 10mm, 1 panh kẹp ruột, 1 panh phẫu tích, 1 ống hút nội soi, 1 kìm kẹp kim nội soi, 1 móc đốt điện, 1 bộ dẫn lưu màng phổi, clip mạch máu 5 mm, 1 dao siêu âm
  •  Bộ phẫu thuật ngực mổ mở, bộ phẫu thuật mạch máu

3. Người bệnh

  •  Người bệnh được hồi sức, chống sốc, dùng kháng sinh trước mổ
  •  Làm các xét nghiệm trước mổ: đông máu cơ bản, bộ xét nghiệm cơ bản theo quy định của BYT, HIV, HBsAg, công thức máu, cấy máu (nếu cần).

4. Hồ sơ bệnh án

  • Các yêu cầu của BYT

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH (trong đó cần cụ thể thời gian tiến hành)

1. Kiểm tra hồ sơ

  • Hồ sơ bệnh án hoàn thành theo mẫu của BYT

2. Kiểm tra người bệnh

  •  Người bệnh được kiểm tra đánh giá toàn trạng trước mổ, bên phẫu thuật phải được đánh dấu, giải thích tình trạng và cách thức phẫu thuật cho người bệnh và gia đình người bệnh.
  •  Khám và đánh giá tình trạng gây mê về hô hấp.

3. Thực hiện kỹ thuật

- Người bệnh được gây mê và thông khí 1 phổi có hoặc không cần màntăng sáng hoặc nội soi hô hấp, đặt tĩnh mạch trung tâm và động mạch để theo dõi và hồi sức trong mổ.

  •  Bước 1: kê tư thế người bệnh: nghiêng 900 sang bên đối diện, dàn nội soi ở phía lưng bệnh nhân, phẫu thuật viên đứng bên đối diện với dàn nội soi.
  •  Bước 2: đặt 1 troca 10 mm vào khoang màng phổi, bơm khí tùy theo cân nặng người bệnh và tình trạng hô hấp trong mổ.
  •  Bước 3: bóc tách khoang màng phổi, giải phóng thùy phổi bệnh lý khỏi màng phổi và thùy phổi khác, để đặt thêm 2 troca 5 mm dùng dụng cụ 5 mm bóc tách. Cấy mủ, làm kháng sinh đồ (nếu có).
  •  Bước 4: Đối với cắt phân thùy phổi: phẫu tích động mạch, tĩnh mạch phế quản phân thùy, nhánh phế quản; cặp và cắt động mạch, tĩnh mạch phế quản phân thùy, nhánh phế quản; gửi phổi làm GPB; Đối với cắt hạ phân thùy phổi: dùng dao siêu âm cắt toàn bộ diện bệnh lý để lại phần phổi lành, khâu lại phổi nếu có rò khí hoặc chảy máu
  •  Bước 5: nở phổi và đặt dẫn lưu màng phổi

VI. THEO DÕI

  •  Theo dõi lượng dịch và khí hàng ngày
  •  Theo dõi tình trạng phổi nở
  •  Rút dẫn lưu khi phổi nở tốt và dẫn lưu không ra thêm dịch và khí

VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

- Trong mổ

  •  Rách phổi: khâu lại phổi bằng chỉ PDS 5.0
  •  Chảy máu: đốt điện hoặc khâu cầm máu, chuyển mổ mở nếu tình trạng chảy máu nặng.
  •  Nếu tình trạng bóc tách phổi khó khăn cần chuyển mổ mở sớm

- Sau mổ:

  •  Chảy máu: cần mổ lại kiểm tra để cầm máu
  •  Tràn khí nhiều: mổ lại khâu chỗ rò khí
  •  Ổ cặn màng phổi tái phát: mổ lại bóc ổ cặn
  •  Tắc dẫn lưu: thông dẫn lưu, đặt lại dẫn lưu nếu cần

- Các ghi chú nếu cần

Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Phẫu thuật thắt hẹp động mạch phổi trong bệnh tim bẩm sinh có tăng áp lực động mạch phổi nặng -Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật điều trị rò động - tĩnh mạch phổi - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tim mạch - Lồng ngực - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật nối tắt tĩnh mạch chủ - động mạch phổi điều trị bệnh tim bẩm sinh phức tạp -Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật sửa toàn bộ bệnh tĩnh mạch phổi đổ lạc chỗ bán phần - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật sửa toàn bộ bệnh tĩnh mạch phổi đổ lạc chỗ toàn phần - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017

Tin liên quan
Các loại phẫu thuật điều trị gãy xương do loãng xương
Các loại phẫu thuật điều trị gãy xương do loãng xương

Khi bị gãy xương do loãng xương, giải pháp điều trị thường là phẫu thuật. Vật lý trị liệu, tập thể dục và bổ sung canxi cũng là những điều cần thiết để khôi phục khả năng vận động và giảm nguy cơ gãy xương trong tương lai.

Viêm Amidan và phẫu thuật cắt amidan ở trẻ
Viêm Amidan và phẫu thuật cắt amidan ở trẻ

Các amidan có nhiệm vụ lọc vi trùng trong cổ họng, nhưng khi virut hoặc vi khuẩn quá mạnh có thể làm amidan sưng lên. Khó nuốt và bỏ ăn thường là dấu hiệu đầu tiên của chứng viêm amidan mà các bậc cha mẹ nhận thấy ở trẻ nhỏ.

Khi Nào Cần Phẫu Thuật Cắt Dạ Dày?
Khi Nào Cần Phẫu Thuật Cắt Dạ Dày?

Phẫu thuật cắt dạ dày là phương pháp được sử dụng để điều trị các vấn đề về dạ dày. Một số kỹ thuật cắt dạ dày còn được sử dụng để giảm cân.

Phẫu thuật răng miệng
Phẫu thuật răng miệng

Có một số vấn đề về răng miệng mà nếu mắc phải bạn sẽ cần đến phương pháp phẫu thuật.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Trẻ có thể phẫu thuật laser để trị cận thị không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  689 lượt xem

- Thưa bác sĩ, con tôi năm nay 12 tuổi nhưng đã bị cận thị 4 đi - ốp. Bác sĩ cho tôi hỏi, trường hợp của chúa có thể phẫu thuật laser để trị cận thị không ạ?

Phẫu thuật khúc xạ (LASIK) ở mắt trong thai kỳ có an toàn không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  609 lượt xem

Thưa bác sĩ, tôi có nên thực hiện phẫu thuật khúc xạ (LASIK) ở mắt trong khi đang mang thai không ạ? Và việc thực hiện phẫu thuật có ảnh hưởng đến em bé không? Cảm ơn bác sĩ!

Trẻ gần 4 tháng tháng tuổi viêm phổi thùy phải dùng kháng sinh, tiêm thuốc an thần và citi phổi có ảnh hưởng gì đến sức khỏe?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  764 lượt xem

Thưa bác sĩ, bé nhà em được gần 4 tháng tuổi nhưng đã bị viêm phổi thùy, phải nhập viện, bác sĩ đã tiêm 14 mũi kháng sinh. Sau khi nằm viện 1 tuần, bác sĩ khám lại thì thấy phổi bé đã lành, nhưng kết quả chụp phim lại thấy phần trên phổi còn mờ, nghi có khối u trong phổi. Bác sĩ tiếp tục tiến hành citi phổi cho cháu. Kết quả, bé nhà em bị u tuyến ức, bác sĩ kê thuốc prednisdon5mg và aquadetrim, nói về cho bé uống trong vòng 2 tuần thì khối u sẽ hết. Bác sĩ cho em hỏi khối u tuyến ức này có nguy hiểm không ạ? Và việc bé mới 4 tháng tuổi đã tiêm kháng sinh, dùng thuốc an thần và citi phổi có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé không?

Phẫu thuật nới dây hãm được 8 ngày nhưng vết thương chậm khô
  •  1 năm trước
  •  1 trả lời
  •  565 lượt xem

Các bác sĩ cho em hỏi là mình phẫu thuật nới dây hãm dương vật được 8 ngày rồi hàng ngày em thường xuyên rửa vết thương bằng nước muốn sinh lý & cồn đỏ BETADENE từ 10 đến 12 và bôi Gentamicin 0,3% ngày 3 đến 4 lần nhưng vết thương vẫn chậm khô liệu có phải do em vệ sinh nhiều quá và bôi Gentamicin 0,3% nhiều không, mong các bác sĩ giải đáp giúp ạ

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây