Phẫu thuật làm đối chiếu ngón 1 (thiểu dưỡng ô mô cái) - Bộ y tế 2017
I. ĐẠI CƯƠNG
- Do thương tổn thần kinh giữa gây mất gấp đốt 1 ngón cái, mất động tác đối chiếu, do liệt cơ gấp ngón cái.
- Teo cơ ô mô cái, bàn tay khỉ (ngón cái luôn áp sát vào ngón 2).
- Do thương tổn thần kinh trụ, tổn thương cơ khép ngón cái và bó trong của cơ ngửa ngắn.
- Tổn thương cơ khép (không giữ được tờ giấy khi khép ngón 1 vào ngón 2).
II. CHỈ ĐỊNH
- Thương tổn thần kinh giữa.
- Thương tổn thần kinh trụ.
- Thương tổn đám rối thần kinh cánh tay.
- Thương tổn thần kinh giữa do hội chứng ống cổ tay.
- Thương tổn thần kinh trụ vùng rãnh lồi cầu trong.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Bàn tay có biểu hiện nhiễm trùng.
- Thiểu năng tuần hoàn bàn tay.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người bệnh
- Chuẩn bị tâm lý cho người bệnh.
- Cắt móng tay, làm sạch vùng cẳng bàn tay.
2. Người thực hiện
- Phẫu thuật viên chấn thương chỉnh hình.
- Người phụ.
- Kíp gây mê.
3. Phương tiện, trang thiết bị
Bộ mổ phẫu thuật bàn tay.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
- Vô cảm bằng tê đám rối.
- Gây mê toàn thân.
- Sát khuẩn cồn 70 độ hoặc Betadine.
- Garo dồn máu vùng cánh cẳng tay.
- Có các thủ thuật chính sau đây:
+ Thủ thuật Royle:
- Dùng gân gấp nông ngón 4 chuyển khâu vào đầu gân gấp ngắn ngón tay cái và cơ đối chiếu ngón cái.
+ Thủ thuật Thompson:
- Dùng gân gấp nông ngón tay 3 hay 4 chuyển chéo qua dưới da gan tay, cố định vào khớp đốt bàn ngón cái. Cố định qua lỗ khoan xương ở cổ đốt bàn 1, lấy một vạt của gân gấp nông kéo qua khớp bàn ngón 1 và khâu bám vào đốt 1 ngón tay cái.
+ Thủ thuật Bunnell:
- Tìm gân gấp nông ngón 4, xong rạch thấp ở cẳng tay tìm cơ gấp cổ tay trụ (cơ trụ trước) để nguyên 1⁄2 gân, bám vào xương đậu, còn lấy rời nửa gân, nửa gân này tạo thành một quai ròng rọc cho gân gấp nông ngón 4 chui qua. Gân gấp nông ngón 4 cho chui dưới da gan tay và cố định vào ngón cái ở cổ đốt bàn 1.
- Sau mổ, ngón cái có tư thế đối chiếu hoàn toàn, cổ tay 0 độ. Gân không căng quá. Đa số không cần nẹp bột. Cho tập cử động ngón cái và cổ tay luôn. Nếu cần thì làm nẹp bột 4 tuần.
VI. THEO DÕI VÀ ĐIỀU TRỊ SAU MỔ
- Theo dõi mạch, huyết áp, nhiệt độ, nhịp thở, tri giác.
- Tại chỗ theo dõi tưới máu đầu ngón, vận động đầu ngón.
- Hướng dẫn vận động, tập phục hồi chức năng sau mổ.
- Kháng sinh đường tiêm 5-7 ngày.
VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
- Chảy máu vết mổ: băng ép cầm máu hoặc mổ cầm máu.
- Nhiễm trùng: cắt chỉ tách vết mổ, thay băng hàng ngày, thay kháng sinh, cấy dịch làm kháng sinh đồ, bù dịch điện giải cho người bệnh.
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa phẫu thuật tiết niệu - Bộ y tế 2017
Ung thư tuyến tiền liệt là một bệnh ung thư rất phổ biến ở nam giới. Đây là một căn bệnh có thể điều trị được, đặc biệt là khi được phát hiện sớm. Điều trị giúp kéo dài tuổi thọ cho người bệnh nhưng các phương pháp điều trị ung thư đều đi kèm tác dụng phụ, thậm chí là tác dụng phụ nghiêm trọng. Một trong những tác dụng phụ phổ biến nhất là rối loạn cương dương.
Trong ca phẫu thuật thay khớp ngón tay, khớp ngón tay hỏng hoặc mòn sẽ bị cắt bỏ và thay bằng khớp nhân tạo. Phẫu thuật thay khớp ngón tay chủ yếu được chỉ định trong những trường hợp viêm khớp nhưng đôi khi cũng được thực hiện để thay thế khớp hư hỏng do những nguyên nhân khác.
Khi bị gãy xương do loãng xương, giải pháp điều trị thường là phẫu thuật. Vật lý trị liệu, tập thể dục và bổ sung canxi cũng là những điều cần thiết để khôi phục khả năng vận động và giảm nguy cơ gãy xương trong tương lai.
Hàm lượng kẽm thấp trong cơ thể còn là nguyên nhân gây nên nhiều vấn đề về sức khỏe khác nhau
Các amidan có nhiệm vụ lọc vi trùng trong cổ họng, nhưng khi virut hoặc vi khuẩn quá mạnh có thể làm amidan sưng lên. Khó nuốt và bỏ ăn thường là dấu hiệu đầu tiên của chứng viêm amidan mà các bậc cha mẹ nhận thấy ở trẻ nhỏ.
- 1 trả lời
- 831 lượt xem
- Thưa bác sĩ, con tôi năm nay 12 tuổi nhưng đã bị cận thị 4 đi - ốp. Bác sĩ cho tôi hỏi, trường hợp của chúa có thể phẫu thuật laser để trị cận thị không ạ?
- 1 trả lời
- 758 lượt xem
Thưa bác sĩ, tôi có nên thực hiện phẫu thuật khúc xạ (LASIK) ở mắt trong khi đang mang thai không ạ? Và việc thực hiện phẫu thuật có ảnh hưởng đến em bé không? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 2261 lượt xem
Bé trai nhà em được 10 tháng tuổi. Bé nặng 8kg, cao 71cm. Bé vẫn đang bú mẹ và 2 tháng gần đây rất biếng ăn. Ban đêm bé trằn trọc, khó ngủ và ra nhiều mồ hôi. Bác sĩ cho em hỏi, bé có nên uống bổ sung canxi không? Và nên uống loại nào ạ? Em thấy có loại canxi sữa thì có uống được không, thưa bác sĩ? Em có cho bé đi khám và được bác sĩ kê canxi corbiere và d3 aquarium nhưng không thấy cải thiện, bé vẫn khó ngủ. Bé đã mọc được 6 cái răng rồi nhưng lại bị đen lại. Em nên làm gì bây giờ ạ?
- 1 trả lời
- 854 lượt xem
Vợ chồng em hiếm muộn nên phải thụ tinh nhân tao (IUI). Lúc thai được 12 tuần, em có làm xét nghiệm máu các chỉ số RBC 3.44; HGB 10.5; HCT 30.9. Khi thai 17 tuần, các chỉ số RBC 2.95; HGB 9.5; HCT 27.2. Và bây giờ, thai được 23 tuần các chỉ số RBC 2.90; HGB 9.5 HCT 27.4 - Bs nói em bị thiếu máu và chỉ cho thuốc sắt về uống, chứ không làm thêm xn. Em rất hoang mang - Không biết việc em thiếu máu có ảnh hưởng tới sức khoẻ của em bé không? Và, em có phải làm thêm xn để tìm nguyên nhân không ạ?
- 1 trả lời
- 762 lượt xem
Các bác sĩ cho em hỏi là mình phẫu thuật nới dây hãm dương vật được 8 ngày rồi hàng ngày em thường xuyên rửa vết thương bằng nước muốn sinh lý & cồn đỏ BETADENE từ 10 đến 12 và bôi Gentamicin 0,3% ngày 3 đến 4 lần nhưng vết thương vẫn chậm khô liệu có phải do em vệ sinh nhiều quá và bôi Gentamicin 0,3% nhiều không, mong các bác sĩ giải đáp giúp ạ