1

Phẫu thuật điều trị nhão cơ hoành - Bộ y tế 2017

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tiêu hóa - Bộ y tế 2017

I. ĐẠI CƯƠNG/ĐỊNH NGHĨA

Cơ hoành là phần cơ hình vòm, ngăn cách giữa khoang ngực và khoang bụng, tức là ngăn giữa phần trên là khoang ngực, chứa tim và phổi, với phần dưới là khoang bụng chứa các cơ quan trong ổ bụng. Cơ hoành là cơ chủ yếu của hệ hô hấp, giúp con ngườicó thể hít thở bình thường. Tình trạng “nhão cơ hoành” là do khiếm khuyết phần cơ, cơ hoành chỉ như một miếng màng mỏng. Do đó các cơ quan trong ổ bụng sẽ đẩy cơ hoành lên trên, chiếm chổ của phổi. Nhão cơ hoành thường được phát hiện tình cờ khi chụp X quang phổi. Tuy nhiên, nhão cơ hoành dễ phẫu thuật hơn và có tiên lượng sau mổ khá tốt so với thoát vị hoành.

II. CHỈ ĐỊNH

  •  Đây là một dị tật bẩm sinh cần phải phẫu thuật nhưng không phải là phẫu thuật cấp cứu.
  •  Các bác sĩ khoa hồi sức, bác sĩ gây mê và bác sĩ phẫu thuật viên sẽ hội ý với nhau để quyết định thời điểm phẫu thuật.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Tình trạng lâm sàng không ổn định như rối loạn khí máu động mạch và tình trạng cao áp phổi.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện quy trình kỹ thuật: bác sỹ, điều dưỡng, kỹ thuật viên

  •  Đánh giá tình trạng người bệnh trước mổ: mức độ suy hô hấp, dị tật kèm theo (20%), viêm phổi, vàng da, nhiễm trùng huyết...
  •  Hỗ trợ hô hấp: chỉ giúp thở bằng ống nội khí quản, không giúp thở bằng mặt nạ vì khí vào đường tiêu hóa gây chèn ép phổi trầm trọng hơn
  •  Thiết lập đường truyền tĩnh mạch.
  •  Điều chỉnh rối loạn điện giải, toan kiềm, phát hiện và điều trị hạ đường huyết.
  •  Kháng sinh dự phòng, vitamin K tĩnh mạch.

2. Phương tiện:

  •  Có thể thực hiện phẫu thuật nội soi hay mổ mở.
  •  Mổ nội soi: dàn máy mổ nội soi, camera góc nhìn 30o , trocart 10mm, 5mm, kim, chỉ khâu tiêu chậm, tấm lưới nhân tạo...
  •  Mổ mở: bộ dụng cụ mổ bụng đại phẫu, kim, chỉ tiêu chậm, tấm lưới nhân tạo

3. Người bệnh

  •  Nhịn ăn
  •  Giữ ấm
  •  Nằm đầu cao, nằm nghiêng bên thương tổn để giảm chèn ép phổi.
  •  Đặt ống thông dạ dày để giảm chèn ép phổi do căng dạ dày.

4. Hồ sơ bệnh án

  •  Các xét nghiệm chẩn đoán xác định: Xq phổi, CT Scanner bụng, ngực
  •  Các xét nghiệm cơ bản đánh giá tổng quát: CTM, SHM: chức năng gan, thận, đường máu, HIV, Viêm gan.
  •  Các xét nghiệm đánh giá chức năng hô hấp, tim mạch, đông máu.
  •  Khám phối hợp các chuyên khoa trong trường hợp phát hiện kèm các bệnh phối hợp.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ: Đầy đủ các xét nghiệm, chẩn đoán.

2. Kiểm tra người bệnh: Đã được chuẩn bị mổ theo đúng quy trình

3. Thực hiện kỹ thuật:

- Mục đích của phẫu thuật là phục hồi cơ hoành.

- Người bệnh nằm ngửa, đầu và ngực cao, chân thấp .

- Gây mê nội khí quản, giãn cơ.

- Trải toan che kín, chỉ hở vùng phẫu thuật

- Rạch da vào ổ bụng đường trắng giữa trên rốn. Dùng toan nhỏ bọc vết mổ. Mở rộng ổ bụng bằng van tự động để thăm dò ổ bụng, bộc lộ rõ tổn thương.

- Khâu phục hồi cơ hoành:

  •  Khâu xếp nếp cơ hoành
  •  Nếu nặng, rộng cần phải sử dụng tấm ghép nhân tạo hay tự thân như cân cơ, vạt cơ gần đó để thay thế cơ hoành

VI.THEO DÕI

  • Sau phẫu thuật người bệnh được chuyển về khoa hồi sức
  • Giữ ấm, nằm đầu cao, hỗ trợ hô hấp
  • Tiếp tục kháng sinh tĩnh mạch 7 -10 ngày.
  • Nhịn ăn đường tiêu hóa, nuôi ăn tĩnh mạch hoàn toàn từ 2 -3 ngày, sau đó nuôi ăn đường miệng hoặc qua ống thông dạ dày
  • Kiểm tra khí máu 1 giờ sau mổ, và X quang phổi 6 giờ sau mổ.
  • Điều trị cao áp động mạch phổi, trào ngược dạ dày thực quản nếu có.
  • Chăm sóc vết thương mỗi ngày và cắt chỉ sau 07 ngày

VII. XỬ TRÍ TAI BIẾN

  • Chảy máu: mở lại cầm máu
  • Tràn khí màng phổi, xẹp phổi: dẫn lưu khí khoang màng phổi, thở máy.
  • Nhiễm trùng như viêm phổi, nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng tiểu...: làm kháng sinh đồ và điều trị kháng sinh.
  • Tổn thương tái phát: phẫu thuật lại
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Phẫu thuật điều trị thoát vị khe hoành - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tiêu hóa - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật nội soi lồng ngực điều trị thoát vị cơ hoành qua lỗ sau bên - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật điều trị thoát vị hoành bẩm sinh - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tiêu hóa - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật đặt điện cực sâu điều trị bệnh Parkinson - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Thần kinh - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật điều trị bệnh Verneuil - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tiêu hóa - Bộ y tế 2017

Tin liên quan
Các loại phẫu thuật điều trị gãy xương do loãng xương
Các loại phẫu thuật điều trị gãy xương do loãng xương

Khi bị gãy xương do loãng xương, giải pháp điều trị thường là phẫu thuật. Vật lý trị liệu, tập thể dục và bổ sung canxi cũng là những điều cần thiết để khôi phục khả năng vận động và giảm nguy cơ gãy xương trong tương lai.

Các phương pháp phẫu thuật điều trị u xơ tử cung
Các phương pháp phẫu thuật điều trị u xơ tử cung

Phẫu thuật là giải pháp để giảm đau, kinh nguyệt ra nhiều và các triệu chứng khó chịu khác của u xơ tử cung.

Những điều cần biết về phẫu thuật cắt u xơ tử cung
Những điều cần biết về phẫu thuật cắt u xơ tử cung

Với những trường hợp bị u xơ tử cung có triệu chứng thì có thể cần phẫu thuật cắt u xơ để làm giảm hoặc chấm dứt các triệu chứng.

Những điều cần biết về phẫu thuật điều trị lạc nội mạc tử cung
Những điều cần biết về phẫu thuật điều trị lạc nội mạc tử cung

Có nhiều phương pháp điều trị để làm giảm các triệu chứng và cải thiện khả năng thụ thai cho người bệnh. Một trong những phương pháp đó là tiến hành phẫu thuật.

Những điều cần biết về phẫu thuật cắt cổ tử cung
Những điều cần biết về phẫu thuật cắt cổ tử cung

Đôi khi, vì một số lý do nhất định mà phụ nữ sẽ cần phẫu thuật cắt đi cổ tử cung.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Trẻ có thể phẫu thuật laser để trị cận thị không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  839 lượt xem

- Thưa bác sĩ, con tôi năm nay 12 tuổi nhưng đã bị cận thị 4 đi - ốp. Bác sĩ cho tôi hỏi, trường hợp của chúa có thể phẫu thuật laser để trị cận thị không ạ?

Phẫu thuật khúc xạ (LASIK) ở mắt trong thai kỳ có an toàn không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  763 lượt xem

Thưa bác sĩ, tôi có nên thực hiện phẫu thuật khúc xạ (LASIK) ở mắt trong khi đang mang thai không ạ? Và việc thực hiện phẫu thuật có ảnh hưởng đến em bé không? Cảm ơn bác sĩ!

Phẫu thuật nới dây hãm được 8 ngày nhưng vết thương chậm khô
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  768 lượt xem

Các bác sĩ cho em hỏi là mình phẫu thuật nới dây hãm dương vật được 8 ngày rồi hàng ngày em thường xuyên rửa vết thương bằng nước muốn sinh lý & cồn đỏ BETADENE từ 10 đến 12 và bôi Gentamicin 0,3% ngày 3 đến 4 lần nhưng vết thương vẫn chậm khô liệu có phải do em vệ sinh nhiều quá và bôi Gentamicin 0,3% nhiều không, mong các bác sĩ giải đáp giúp ạ

Bị bệnh da liễu mạn tính có cần điều trị đặc biệt gì trước khi mang thai không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1349 lượt xem

- Thưa bác sĩ, tôi bị bệnh da liễu mạn tính. Tôi có cần điều trị đặc biệt gì trước khi mang thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây