Phẫu thuật điều trị dị tật hậu môn trực tràng nhiều thì - Bộ y tế 2017
I. ĐẠI CƯƠNG
Dị tật hậu môn trực tràng là một trong các bệnh có từ lâu nhất trong lịch sử y học. Tỷ lệ mắc khoảng 1/5000 trẻ mới sinh. Có rất nhiều kỹ thuật cũng như đường mổ để tạo hình hậu môn như đường bụng, đường tầng sinh môn, đường sau trực tràng của Pena, đường trước xương cùng sau trực tràng....
II. CHỈ ĐỊNH
- Dị tật hậu môn trực tràng loại trung gian và cao ở cả nam và nữ đã được làm hậu môn nhân tạo thời kì sơ sinh
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Mắc các bệnh cấp tính
- Rối loạn đông máu
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Có chứng chỉ hành nghề là Phẫu thuật viên Nhi khoa và có kinh nghiệm trong lĩnh vực phẫu thuật vùng hậu môn trực tràng - tầng sinh môn.
2. Phương tiện
- Đèn chiếu sáng tốt, ánh sáng lạnh
- Bộ dụng cụ phẫu thuật hậu môn: có que thăm dò, dao điện, máy hút, panh, kéo, kẹp phẫu tích,...
- Các loại chỉ khâu, thuốc bôi trơn (parafin), bộ nong hậu môn (Hegar)
- Máy kích thích cơ, độn hình tam giác để nâng mông người bệnh lên
- Bàn phẫu thuật, bàn để dụng cụ
3. Người bệnh
- Được chuẩn bị chu đáo, chẩn đoán xác định dị tật hậu môn trực tràng loại cao hoặc trung gian.
- Giải thích cho người bệnh và gia đình biết rõ bệnh và tình trạng toàn thân, về khả năng phẫu thuật sẽ thực hiện, về các tai biến, biến chứng, di chứng có thể gặp do bệnh, do phẫu thuật, do gây mê, do cơ địa của người bệnh. Giải đáp những khúc mắc của người bệnh về bệnh tật, về phẫu thuật trong phạm vi cho phép.
4. Hồ sơ bệnh án
- Hoàn thành các thủ tục hành chính theo qui định
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ
- Kiểm tra lại chỉ định, chống chỉ định và cam kết đồng ý thực hiện thủ thuật.
2. Kiểm tra người bệnh
- Tình trạng toàn thân
3. Thực hiện kỹ thuật
3.1. Tư thế người bệnh và vị trí kíp mổ
- Người bệnh nằm sấp hình dao nhíp gập hoặc nằm ngửa tư thế sản khoa
- Phẫu thuật viên đứng bên phải người bệnh, người phụ đứng bên đối diện.
3.2. Vị trí rạch da
- Đường sau trực tràng hoặc đường bụng.
3.3. Các thì phẫu thuật
- Rạch da
- Phẫu tích túi cùng trực tràng, tạo đường hầm qua trung tâm cơ thắt
- Hạ bóng trực tràng xuống tạo hình hậu môn
- Đóng vết mổ
VI. THEO DÕI
1. Khi làm kỹ thuật
- Tổn thương thành trực tràng, thành âm đạo, thành niệu đạo
2. Sau khi làm kỹ thuật
- Chảy máu vết mổ
- Nhiễm trùng vết mổ
- Sa niêm mạc hậu môn
- Hẹp hậu môn
VII. XỬ TRÍ TAI BIẾN
1. Khi làm kỹ thuật
- Khâu lại thành trực tràng, thành âm đạo, thành niệu đạo
2. Sau khi làm kỹ thuật
- Chảy máu: Băng ép, khâu cầm máu vết mổ
- Nhiễm trùng vết mổ: kháng sinh, giảm viêm
- Sa niêm mạc hậu môn: Phẫu thuật cắt niêm mạc sa
- Hẹp hậu môn: Nong hậu môn, phẫu thuật tạo hình lại hậu môn
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tiêu hóa - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa phẫu thuật tiết niệu - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa phẫu thuật tiết niệu - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017
Khi bị gãy xương do loãng xương, giải pháp điều trị thường là phẫu thuật. Vật lý trị liệu, tập thể dục và bổ sung canxi cũng là những điều cần thiết để khôi phục khả năng vận động và giảm nguy cơ gãy xương trong tương lai.
Lạc nội mạc tử cung trực tràng – âm đạo là một trong những loại lạc nội mạc tử cung nghiêm trọng và gây đau đớn nhất.
Phẫu thuật là giải pháp để giảm đau, kinh nguyệt ra nhiều và các triệu chứng khó chịu khác của u xơ tử cung.
Với những trường hợp bị u xơ tử cung có triệu chứng thì có thể cần phẫu thuật cắt u xơ để làm giảm hoặc chấm dứt các triệu chứng.
Có nhiều phương pháp điều trị để làm giảm các triệu chứng và cải thiện khả năng thụ thai cho người bệnh. Một trong những phương pháp đó là tiến hành phẫu thuật.
- 0 trả lời
- 372 lượt xem
Nâng mũi được 1 thắng nhưng đầu mũi còn to, cứng
- 1 trả lời
- 941 lượt xem
- Thưa bác sĩ, cơ hội thụ thai sẽ được bao nhiêu sau thủ thuật đảo ngược triệt sản ạ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với nhé!
- 1 trả lời
- 816 lượt xem
- Thưa bác sĩ, con tôi năm nay 12 tuổi nhưng đã bị cận thị 4 đi - ốp. Bác sĩ cho tôi hỏi, trường hợp của chúa có thể phẫu thuật laser để trị cận thị không ạ?
- 1 trả lời
- 747 lượt xem
Thưa bác sĩ, tôi có nên thực hiện phẫu thuật khúc xạ (LASIK) ở mắt trong khi đang mang thai không ạ? Và việc thực hiện phẫu thuật có ảnh hưởng đến em bé không? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 692 lượt xem
Hiện tại bé nhà em được gần 1,5 tháng ạ. Khi sinh được 12 ngày thì bé có hiện tượng đi cầu rất nhiều lần. Có khi ngày đi từ 15 đến 20 lần. Nhưng mỗi lần đi lại rất ít, chỉ một chút xíu. Mỗi lần bé xì hơi, vặn người hay chỉ cần khóc to lên cũng bị mót phân ra. Tình trạng của bé như vậy có sao không và sẽ kéo dài bao lâu ạ?