1

Nút động mạch chữa rò động tĩnh mạch, phồng động mạch - Bộ y tế 2017

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017

I. ĐẠI CƯƠNG

Chụp mạch và gây tắc mạch trực tiếp qua da là phương pháp can thiệp điều trị các bệnh lý dị dạng mạch máu ở ngoại biên và trung ương, có thể áp dụng riêng lẻ hoặc phối hợp với các kỹ thuật gây tắc mạch truyền thống. Phương pháp này được thực hiện bằng các chọc kim vào vào ổ dị dạng, luồn ống thông vào mạch máu dị dạng, sau đó chụp mạch bằng thuốc đối quang iod để đánh giá tình trạng huyết động tổn thương và cuối cùng là bơm thuốc hay vật liệu gây tắc mạch.

II. CHỈ ĐỊNH

  • Dị dạng động tĩnh mạch (arteriovenous malformation).
  • Dị dạng tĩnh mạch (venous malformation), Dò túi phình mạch máu
  • U máu (hemangioma).

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  •  Viêm, nhiễm trùng, hoại tử da và phần mềm vùng dự kiến chọc trực tiếp.
  •  Dị ứng thuốc đối quang iod.
  •  Rối loạn đông máu nặng và mất kiểm soát (prothrombin <60%, INR > 1.5, số lượng tiểu cầu < 50 G/l).

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

  •  Bác sĩ chuyên khoa.
  •  Bác sĩ phụ trợ.
  •  Kỹ thuật viên điện quang.
  •  Điều dưỡng.
  • Bác sĩ, kỹ thuật viên gây mê (nếu người bệnh không thể hợp tác).

2. Phương tiện

  • Máy chụp mạch số hóa xóa nền (DSA).
  • Máy bơm điện chuyên dụng.
  • Phim, máy in phim, hệ thống lưu trữ hình ảnh.
  • Bộ áo chì, tạp dề, che chắn tia X, kính chì bảo vệ mắt.

3. Thuốc

  •  Thuốc gây tê tại chỗ.
  •  Thuốc tiền mê và gây mê toàn thân (nếu có chỉ định gây mê).
  •  Thuốc chống đông.
  •  Thuốc trung hòa thuốc chống đông.
  •  Thuốc đối quang iod tan trong nước.
  •  Dung dịch sát khuẩn da, niêm mạc, thuốc chống co mạch não.

4. Vật tư tiêu hao thông thường

  •  Bơm tiêm 1; 3; 5;10; và 20 ml.
  •  Bơm tiêm dành cho máy bơm điện.
  •  Nước cất hoặc nước muối sinh lý.
  •  Găng tay, áo, mũ, khẩu trang phẫu thuật.
  •  Bộ dụng cụ can thiệp vô trùng: dao, kéo, kẹp, 4 bát kim loại, khay quả đậu, khay đựng dụng cụ.
  •  Bông, gạc, băng dính phẫu thuật.
  •  Hộp thuốc và dụng cụ cấp cứu tai biến thuốc đối quang.

5. Vật tư tiêu hao đặc biệt

  •  Kim chọc mạch, kim bướm.
  •  Bộ dây nối chữ Y.
  •  Khóa 3 chạc.
  •  Bộ dụng cụ đóng đường vào lòng mạch, các loại ống thông và dây dẫn để chụp mạch máu chuyên biệt.

6. Vật liệu gây tắc mạch

  •  Xốp sinh học (gelfoam...).
  •  Keo sinh học (Histoacryl, Onyx...), coils.
  •  Cồn tuyệt đối.

7. Người bệnh

  •  Người nhà bệnh nhi được giải thích kỹ về thủ thuật để phối hợp với thầy thuốc.
  •  Cần nhịn ăn, uống trước 6 giờ. Có thể uống không quá 50 ml nước.
  •  Tại phòng can thiệp: người bệnh nằm ngửa, lắp máy theo dõi nhịp thở, mạch, huyết áp, điện tâm đồ, SpO2. Sát trùng da sau đó phủ khăn phủ vô khuẩn có lỗ.
  •  Người bệnh quá kích thích, không nằm yên: cần cho thuốc an thần...

8. Phiếu xét nghiệm

  •  Hồ sơ bệnh án điều trị nội trú.
  •  Có phiếu chỉ định thực hiện thủ thuật đã được thông qua
  •  Phim ảnh chụp X-quang, CLVT, CHT (nếu có).

V. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH

1. Mở đường vào lòng mạch

  •  Gây tê tại chỗ.
  •  Dùng kim chọc có kích thước phù hợp chọc vào tổn thương.
  •  Có thể dưới hướng dẫn siêu âm và/hoặc DSA.

2. Chụp mạch đánh giá tổn thương

  •  Nối kim chọc với dây nối.
  •  Tiến hành chụp hệ thống mạch đánh giá tình trạng huyết động của tổn thương và mạch lân cận.

3. Can thiệp điều tr

  •  Tùy theo đặc điểm hình thái và tính chất huyết động của tổn thương để quyết định lựa chọn vật liệu gây tắc mạch: vòng xoắn kim loại (Coils), keo sinh học (nBCA, Onyx), chất gây xơ (Thromboject) hay Ethanol.
  •  Đưa vật liệu tắc mạch vào trong tổn thương để nút mạch.
  •  Trong trường hợp vật liệu tắc mạch là dung dịch lỏng (keo sinh học) mà tổn thương có lưu lượng dòng chảy lớn, có tĩnh mạch dẫn lưu thì cần kết hợp ga rô tĩnh mạch phía trên tổn thương (gốc chi), chèn bóng chặn dòng gây tắc hoặc phối hợp các phương pháp khác hạt các loại.

4. Đánh giá sau can thiệp

  •  Chụp mạch đánh giá sự lưu thông sau khi tái thông.
  •  Rút kim chọc mạch, băng ép nhẹ vùng chọc.

VI. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

  •  Kết quả thành công khi toàn bộ các ổ dị dạng bị loại bỏ ra ngoài vòng tuần hoàn, không còn tín hiệu dòng chảy hoặc loại bỏ một phần.
  •  Các nhánh động mạch cấp máu vùng hạ lưu và tĩnh mạch dẫn lưu còn lưu thông bình thường.

VI. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

  •  Tùy theo vật liệu tắc mạch được lựa chọn mà có thể có những biến chứng khác nhau.
  •  Tắc mạch ngọn chi: thường gặp do vật liệu tắc mạch là vòng xoắn kim loại, lưu lượng dòng chảy lớn, đẩy trôi vật liệu tắc mạch xuống ngọn chi. Tùy theo mức độ tắc mạch mà có chiến lược xử trí. Thường chỉ điều trị nội khoa.
  •  Viêm da hoại tử do thiếu máu tại chỗ: thường gặp đối với vật liệu tắcmạch là Ethanol, keo sinh học do tắc mạch tại chỗ. Điều trị nội khoa, chăm sóc tại chỗ. Hội chẩn chuyên khoa (da liễu, ngoại khoa) trong trường hợp viêm da hoại tử lan tỏa, áp xe.
  •  Tụ máu tại vị trí mở đường vào lòng mạch: băng ép cầm máu.
  •  Do thuốc đối quang: xem thêm quy trình Chẩn đoán và xử trí tai biến thuốc đối quang.
  •  Co thắt mạch não.
  •  Vỡ dị dạng trong lúc làm tắc.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Phẫu thuật dị dạng động-tĩnh mạch màng cứng - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Thần kinh - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật điều trị rò động - tĩnh mạch phổi - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tim mạch - Lồng ngực - Bộ y tế 2017

Cắt u máu tủy sống, dị dạng động tĩnh mạch trong tủy - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Thần kinh - Bộ y tế 2017

Bắc cầu động mạch mạc treo tràng trên bằng đoạn tĩnh mạch hiển hoặc đoạn mạch nhân tạo - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tiêu hóa - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật nối tắt tĩnh mạch chủ - động mạch phổi điều trị bệnh tim bẩm sinh phức tạp -Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017

Tin liên quan
Có thể khắc phục hậu quả do xơ vữa động mạch không?
Có thể khắc phục hậu quả do xơ vữa động mạch không?

Xơ vữa động mạch là một bệnh lý nghiêm trọng đe dọa đến tính mạng. Khi được chẩn đoán mắc bệnh, bạn sẽ cần thực hiện một số thay đổi lớn trong lối sống hàng ngày để ngăn chặn tình trạng bệnh tiến triển nặng thêm. Nhưng còn những hậu quả mà bệnh đã gây ra cho cơ thể thì sao? Còn có thể khắc phục được hay không?

Xơ vữa động mạch
Xơ vữa động mạch

Xơ vữa động mạch là sự tích tụ chất béo và canxi, theo thời gian chúng sẽ làm hẹp động mạch và chặn dòng máu chảy qua.

6 chất bổ sung và thảo dược tốt cho người xơ vữa động mạch
6 chất bổ sung và thảo dược tốt cho người xơ vữa động mạch

Khi bị xơ vữa động mạch, không phải khi nào cũng cần dùng đến thuốc mà có thể lựa chọn các loại thảo dược tự nhiên và viên uống bổ sung để kiểm soát tình trạng bệnh.

Top 10 thực phẩm giúp bạn bảo vệ động mạch
Top 10 thực phẩm giúp bạn bảo vệ động mạch

Chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học là cách hữu hiệu để bảo vệ động mạch - các mạch máu chính của cơ thể. Vậy một chế độ ăn lành mạnh cần có những loại thực phẩm nào?

Bạn biết gì về động mạch trong cơ thể?
Bạn biết gì về động mạch trong cơ thể?

Bạn biết gì về hệ thống động mạch trong cơ thể?

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Tăng sức cản động mạch tử cung là gì?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  4391 lượt xem

Năm nay em 24 tuổi, mang thai lần đầu, 12 tuần. Em đi siêu âm độ mờ vai gáy là 1.5mm. Siêu âm động mạch tử cung là PI: 2.22 và RI: 0.85 - Kết luận: tăng sức cản động mạch tử cung. Bs cho toa Aspirin 81mg (mỗi sáng uống 1 viên). Em không biết đây là bệnh gì và thuốc Aspirin này có ảnh hưởng đến em bé không ạ?

Giảm kháng trở động mạch não giữa là sao?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  15938 lượt xem

Vợ tôi đang mang thai ở tuần 36, đi siêu âm Doppler màu, bs kết luận: Giảm kháng trở động mạch não giữa là sao - Có nguy hiểm không ạ? Mong bs tư vấn thêm cho tôi biết ạ?

Tăng trở kháng động mạch rốn, có sinh thường được không?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1542 lượt xem

Mang thai được 36,5 tuần, vợ em đi khám, kết quả siêu âm là: Nhịp tim thai 138 lần/ phút, ĐKLD 90mm, CDXD 69mm, CVB 321mm, CN 2814gr, ĐM Rốn S/D 3,4 ( 0.7). Vợ em có dây rốn quấn cổ 1 vòng. Lượng ối 13cm. Vị trí nhau bám: mặt trước nhóm 2. Độ trưởng thành 2. Kết luận: một thai sống trong tử cung ngôi đầu. Tăng trở kháng động mạch rốn. Đo tim thai, bs nói là có đáp ứng và hẹn 3-4 ngày sau tái khám. Vậy, tăng trở kháng động mạch rốn là sao - Với kết quả trên, vợ em có thể sinh thường không ạ?

Chỉ số động mạch rốn cao, có ảnh hưởng đến mẹ và bé không?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  2800 lượt xem

Em năm nay 25 tuổi, mang thai 37 tuần, đi khám, bs chẩn đoán chỉ số động mạch rốn cao (Um.a) S/D=3,3 RI=0.7, chỉ số động mạch nãm giữa (MCA): S/D=3,4 RI=0.71. Bác sĩ cho em hỏi chỉ số như vậy thì có ảnh hưởng đến mẹ và bé không ạ?

Tăng kháng trở động mạch rốn là thế nào?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  6836 lượt xem

Mang thai ở tuần 31,em vừa đi khám thai, mọi chỉ số đều bình thường, bs kết luận: Một thai sống ngôi đầu # 31 tuần. Theo lâm sàng, tăng kháng trở động mạch rốn. Em muốn hỏi, kết luận trên là thế nào ạ?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây