1

Nội soi khớp vai điều trị: Bào khớp - Bộ y tế 2014

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa, chuyên ngành Cơ Xương Khớp - Bộ y tế 2014

I. Đại cương:

  • Nội soi khớp vai là thủ thuật sử dụng ống soi (camera) đưa vào trong ổ khớp vai qua một vết trích nhỏ để đánh giá cấu trúc bên trong khớp vai với sự trợ giúp của nguồn ánh sáng lạnh và hệ thống camera quan sát. Thủ thuật cho phép thủ thuật viên phát hiện và đánh giá các tổn thương bên trong khớp vai đồng thời kết hợp đưa dụng cụ vào thực hiện các kỹ thuật nhằm chẩn đoán và/hoặc điều trị bệnh. Với các tổn thương trong khớp vai cần được làm sạch và tiên lượng không thực hiện được bằng dụng cụ làm sạch đơn thuần, nội soi điều trị bằng bào khớp được chỉ định.
  • Do phạm vi can thiệp nhỏ, nội soi khớp ít gây chấn thương tại khớp, ít đau, người bệnh có thể tập vật động sớm, rút ngắn thời gian điều trị do do giúp người bệnh phục hồi chức năng vận động của khớp nhanh và tránh được các biến chứng sau phẫu thuật.

II. Chỉ định:

  •  Thoái hóa khớp vai.
  •  Viêm màng hoạt dịch khớp vai mạn tính.
  •  Viêm thoái hóa gân cơ nhị đầu dài, gân cơ chóp xoay.
  •  Hẹp khoang dưới mỏm cùng vai.

III. Chống chỉ định:

  •  Người bệnh có nhiễm khuẩn toàn thân hoặc tại chỗ tiến triển.
  •  Người bệnh có rối loạn đông máu.
  •  Người bệnh có chống chỉ định của gây mê toàn thân.

IV. Chuẩn bị

1. Người thực hiện (chuyên khoa)

  •  Kíp gây mê: cần 01 bác sỹ gây mê và 01 kỹ thuật viên gây mê được đào tạo và cấp chứng chỉ gây mê hồi sức.
  •  Kíp nội soi: cần 01 bác sỹ nội soi khớp, 01 bác sỹ hoặc kỹ thuật viên phụ nội soi khớp, 01 dụng cụ viên được đò tạo và cấp chứng chỉ phù hợp, đúng chuyên ngành.

2. Phương tiện:

  •  Thủ thuật được tiến hành ở phòng mổ sạch, được thiết kế khép kín, bao gồm phòng mổ nội soi, phòng rửa tay, phòng để dụng cụ.
  •  Dàn máy nội soi khớp chuyên dụng: màn hình, nguồn sáng, camera, hệ thống bào (gồm cả lưỡi bào phần mềm và bào xương), hệ thống đốt điện cầm máu, hệ thống ghi hình và chụp ảnh qua camera.
  •  Bàn mổ chuyên dụng.
  •  Máy bơm nước áp lực.
  •  Máy hút.
  •  Bộ optic với các góc nhìn 00, 300, 700.
  •  Trocar có nòng với kích thước tương ứng với optic.
  •  Bộ dụng cụ phẫu thuật nội soi khớp: que thăm, kìm gắp, kìm cắt, kéo cắt...
  •  Dao mổ.
  •  Dụng cụ khâu vết mổ: kim, chỉ khâu.
  •  Toan mổ vô trùng.
  •  Băng, gạc vô trùng, cồn iod, cồn 700.
  •  Hệ thống máy thở và mornitoring theo dõi người bệnh.

Thuốc:

  •  Thuốc tê: Lidocain, marcain.
  •  Adrenalin.
  •  Dung dịch huyết thanh mặn đẳng trương.

3. Người bệnh:

  •  Cần được kiểm tra các chỉ định, chống chỉ định.
  •  Được giải thích về thủ thuật được tiến hành, lợi ích của thủ thuật, các nguy cơ và tai biến có thể xảy ra.
  •  Ký giấy cam đoan đồng ý làm thủ thuật.
  •  Thông báo cho người nhà ngày, giờ làm thủ thuật.
  •  Nhịn ăn ít nhất trước khi làm thủ thuật 6h.
  •  Làm đầy đủ các xét nghiệm cần thiết như đông máu cơ bản, nhóm máu, HIV, HbsAg, các xét nghiệm huyết học, sinh hóa cơ bản.

4. Hồ sơ bệnh án:

  • Theo mẫu quy định

V. Các bước tiến hành

  •  Người bệnh được đưa lên bàn phẫu thuật.
  •  Vô cảm: gây mê toàn thân, thường dùng gây mê nội khí quản, có thể dùng gây mê qua mask thanh quản.
  •  Chuẩn bị tư thế người bệnh: có hai tư thế có thể tiến hành thủ thuật: tư thế nửa nằm nửa ngồi (beach chair position) và tư thế nằm nghiêng (lateral decubitus position).
  •  Sát trùng toàn bộ chi bên làm thủ thuật và vùng khớp vai tương ứng.
  •  Xác định các mốc giải phẫu và đường vào khớp vai (có 5 đường vào cơ bản tùy tổn thương mà lựa chọn vị trí đường vào thích hợp- hình dưới).
  •  Gây tê tại chỗ dự kiến rạch da.
  •  Đặt trocar phía sau vào ổ khớp qua đường rạch da, chú ý tránh làm thô bạo gây tổn thương cho các cấu trúc của khớp. Rút nòng trocar, đưa camera vào quan sát ổ khớp. Đây là trocar chính cho hầu hết các thủ thuật bên trong khớp vai.
  •  Đặt trocar phía trước vào ổ khớp qua đường rạch da. Trocar này được đặt dưới sự kiểm soát qua camera nhằm tránh những tổn thương cho các thành phần bên trong khớp.
  •  Cần phải kết hợp với hệ thống bơm nước áp lực liên tục trong quá trình thực hiện thủ thuật. Nước rửa thường dùng huyết thanh mặn đẳng trương, được đưa vào trong khớp qua trocar phía sau cùng với camera.
  •  Đối với các cấu trúc bên trong khớp ổ chảo- cánh tay: đưa dụng cụ bào khớp (lưỡi bào phần mềm hoặc bào xương) vào trong khớp để thực hiện các thủ thuật bào loại bỏ các tổ chức bệnh lý.
  •  Đối với bệnh lý của gân cơ chóp xoay và mỏm cùng vai:
  1.  Từ lỗ trocar phía sau đưa trocar vào khoang dưới mỏm cùng vai. Đưa camera qua lỗ trocar này để quan sát các cấu trúc nằm dưới mỏm cùng vai.
  2.  Từ lỗ trocar phía trước đưa trocar vào khoang dưới mỏm cùng vai. Đưa dụng cụ bào khớp (lưỡi bào phần mềm hoặc bào xương) vào trong khớp để thực hiện các thủ thuật bào loại bỏ các tổ chức bệnh lý.
  3.  Có thể đặt thêm trocar khác cho thuận tiện cho thủ thuật.
  •  Kết thúc quá trình nội soi, rút dụng cụ ra khỏi trocar, dồn tối đa lượng dịch ứ đọng trong khớp ra ngoài, rút trocar.
  •  Sát trùng vết rạch da.
  •  Khâu da.
  •  Băng vô khuẩn vùng làm thủ thuật.
  •  Cắt chỉ vết khâu sau 1 tuần.
  •  Trong quá trình làm nội soi chẩn đoán, nên ghi hình toàn bộ quá trình làm thủ thuật và lưu trữ.

VI. Theo dõi.

  •  Trong quá trình làm thủ thuật người bệnh cần được theo dõi liên tục bằng monitoring dưới sự kiểm soát của bác sỹ gây mê.
  •  Sau thủ thuật, người bệnh cần được theo dõi các dấu hiệu sinh tồn, tình trạng chảy máu, tình trạng nhiễm trùng.

VII. Tai biến và xử trí

1. Tai biến trong quá trình làm thủ thuật:

  •  Tai biến do gây mê: cần được xử trí theo chuyên khoa.
  •  Chảy máu: kiểm soát huyết áp trong quá trình làm thủ thuật. Đốt điện cầm máu diện chảy máu và diện cắt sinh thiết.

2. Tai biến sau thủ thuật:

  •  Chảy máu: băng ép. Tốt nhất nên kiểm soát chảy máu trước khi kết thúc thủ thuật.
  •  Nhiễm trùng: điều trị kháng sinh toàn thân kết hợp với chăm sóc vết thương tại chỗ.

Hình minh họa: nội soi khớp vai trái tư thế nằm (hình bên trái) và hình ảnh cắt lấy tổn thương sụn bên trong (hình bên phải).

Nguồn: internet

Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Chẩn đoán và điều trị thoái hoá khớp gối - Bộ y tế 2014
  •  2 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp - Bộ y tế 2014

Chẩn đoán và điều trị viêm quanh khớp vai - Bộ y tế 2014
  •  2 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp - Bộ y tế 2014

Nội soi khớp vai điều trị: Lấy dị vật - Bộ y tế 2014
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa, chuyên ngành Cơ Xương Khớp - Bộ y tế 2014

Nội soi khớp vai điều trị: Rửa khớp - Bộ y tế 2014
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa, chuyên ngành Cơ Xương Khớp - Bộ y tế 2014

Nội soi khớp gối điều trị bằng rửa khớp - Bộ y tế 2014
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa, chuyên ngành Cơ Xương Khớp - Bộ y tế 2014

Tin liên quan
Viêm khớp vảy nến: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Viêm khớp vảy nến: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm khớp vảy nến (Psoriatic arthritis - PsA) là một tình trạng kết hợp các triệu chứng sưng, đau khớp của bệnh viêm khớp với bệnh vảy nến. Bệnh vảy nến thường có các triệu chứng đặc trưng là các mảng đỏ, đóng vảy cứng, ngứa ở trên da và đầu.

Viêm khớp nhiễm khuẩn: triệu chứng và cách điều trị
Viêm khớp nhiễm khuẩn: triệu chứng và cách điều trị

Viêm khớp nhiễm khuẩn là một bệnh nhiễm trùng ở khớp, xảy ra khi tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus lây lan sang khớp hoặc chất dịch bao quanh khớp.

Viêm khớp phản ứng: Nguyên nhân và cách điều trị
Viêm khớp phản ứng: Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm khớp phản ứng là một loại viêm khớp do nhiễm trùng ở một cơ quan, bộ phận khác trong cơ thể gây ra.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Trẻ 3 tháng tuổi đồ mồ hôi đầu nhiều và khớp chân kêu răng rắc là do thiếu vitamin D và canxi phải không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  889 lượt xem

Hiện bé nhà em đang được 3 tháng tuổi. Từ lúc sinh ra tới giờ mặc dù nằm điều hòa với nhiệt độ thích hợp nhưng bé nhà em vẫn đổ mồi hôi đầu khá nhiều là bị sao ạ? Ngoài ra, khi co lên co xuống, các khớp gối của bé cứ kêu răng rắc ấy ạ. Bé như vậy có phải là bị thiếu canxi và vitamin D không ạ?

Bà bầu có dùng thuốc trị đau khớp gối được không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1152 lượt xem

Vợ em bị đau khớp gối, nhưng tụi em lại đang muốn có con. Vậy, vợ em có thể dùng thuốc Glucosamine Hcl được không? nó có ảnh hưởng gì không? xin chân thành cám ơn bác sỹ, và mong hồi âm Kính

Bị bệnh da liễu mạn tính có cần điều trị đặc biệt gì trước khi mang thai không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1354 lượt xem

- Thưa bác sĩ, tôi bị bệnh da liễu mạn tính. Tôi có cần điều trị đặc biệt gì trước khi mang thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Bị bệnh tuyến giáp cần biết điều gì trước khi có thai?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1177 lượt xem

- Thưa bác sĩ, tôi bị bệnh tuyến giáp. Tôi có cần biết điều gì trước khi có thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Tôi nghĩ chân mình to hơn khi mang thai, điều này có thể không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1005 lượt xem

- Bác sĩ ơi, tôi cảm thấy chân mình to hơn trong khi mang thai. Điều này có đúng không, thưa bác sĩ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với nhé!

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây