1

Nội soi khớp gối kết hợp mở tối thiểu ổ khớp lấy dị vật - Bộ y tế 2014

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa, chuyên ngành Cơ Xương Khớp - Bộ y tế 2014

I. ĐẠI CƯƠNG

  • Nội soi khớp là thủ thuật sử dụng ống soi đưa vào trong ổ khớp qua một vết trích nhỏ để đánh giá cấu trúc bên trong ổ khớp với sự trợ giúp của nguồn ánh sáng lạnh và hệ thống camera quan sát. Thủ thuật cho phép thủ thuật viên phát hiện và đánh giá các tổn thương bên trong ổ khớp đồng thời kết hợp đưa dụng cụ vào thực hiện các kỹ thuật nhằm chẩn đoán và/hoặc điều trị bệnh.
  • Nội soi khớp gối kết hợp mở tối thiểu ổ khớp lấy dị vật được chỉ định trong những trường hợp dị vật lớn và nhiều trong khớp gối, tính chất của dị vật rắn, không tán nhỏ bằng dụng cụ để đưa ra ngoài khớp gối qua trocar bằng phương pháp thông thường.
  • Do phạm vi can thiệp nhỏ, nội soi khớp gối kết hợp mở tối thiểu ổ khớp gối lấy dị vật có nhiều ưu điểm như hiệu quả, chi phí và đặc biệt ít gây chấn thương tại khớp, ít đau, người bệnh có thể tập vật động sớm, rút ngắn thời gian điều trị do giúp người bệnh phục hồi chức năng vận động của khớp gối nhanh và tránh được các biến chứng sau phẫu thuật.

II. CHỈ ĐỊNH

Nội soi khớp gối kết hợp mổ tối thiểu ổ khớp lấy dị vật được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Thoái hóa khớp, u xương sụn màng hoạt dịch, tổn thương xương và sụn gây bong mảnh sụn hoặc xương... có các mảnh dị vật (sụn, xương...) to, rắn, tiên lượng khó tán nhỏ bằng dụng cụ bào, cắt.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  • Có bệnh rối loại đông máu
  • Nhiễm khuẩn toàn thân hoặc tại chỗ đang tiến triển

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

  •  2 bác sĩ nội soi
  •  1 bác sĩ hoặc kỹ thuật viên gây mê
  •  1 điều dưỡng được đào tạo về kỹ thuật nội soi

2. Phương tiện

  •  Thủ thuật được thực hiện trong điều kiện phòng mổ sạch, được thiết kế khép kín trong khu vực có diện tích từ 30 đến 60 m2, bao gồm phòng nội soi, phòng rửa tay, phòng để dụng cụ.
  •  Dàn máy nội soi bào gồm giá để máy, nguồn sáng, camera, màn hình
  •  Bàn nội soi khớp có giá đỡ chi
  •  Máy ga rô chi hoặc dụng cụ ga rô chi
  •  Máy bơm/hút
  •  Bộ đèn soi với các góc nhìn 0o, 30o, 45o, 70o
  •  Trocar và nòng có kích thước tương ứng với đèn soi khớp
  •  Bộ dụng cụ làm thủ thuật bao gồm: kìm thẳng và cong, kéo thẳng và cong, que thăm dò các loại...
  •  Dao mổ
  •  Kim, chỉ khâu, bộ dụng cụ khâu da
  •  Săng mổ, ga
  •  Bông băng, gạc, cồn 70o, cồn i ốt
  •  Monitor theo dõi
  •  Đầu ghi hình kỹ thuật số
  •  Camera kỹ thuật số
  •  Thuốc
  1.  Gây tê: marcain spinal 0,5%, lydocain
  2.  Adrenalin
  3.  Dung dịch natriclorua 0,9%
  •  Cọc, dây truyền dịch
  •  Bộ dụng cụ và thuốc chống shock
  •  Hệ thống oxy

3. Người bệnh

  •  Được giải thích về thủ thuật, lợi ích và các tai biến có thể gặp, cách thức tiến hành thủ thuật.
  •  Ký giấy cam đoan đồng ý làm thủ thuật
  •  Thông báo cho người nhà ngày, giờ làm thủ thuật
  •  Nhịn ăn 6 giờ trước khi bắt đầu tiến hành thủ thuật
  •  Được làm đầy đủ các xét nghiệm cần thiết

4. Hồ sơ bệnh án

  •  Hồ sơ bệnh án phải đầy đủ thông tin, giấy tờ cần thiết, kết quả xét nghiệm

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

  1.  Đưa người bệnh lên bàn nội soi
  2.  Đặt đường truyền tĩnh mạch
  3.  Vô cảm: gây mê/gây tê vùng (Chú ý: trường hợp sử dụng phương pháp gây tê tại chỗ thì tiến hành vô cảm sau khi đã sát trùng vị trí khớp được nội soi)
  4.  Kỹ thuật tiến hành
  •  Người bệnh nằm ngửa trên bàn phẫu thuật
  •  Chân có khớp gối tổn thương được cố định trên giá ở tư thế thích hợp
  •  Ga rô chân phía trên khớp gối được nội soi
  •  Sát trùng vị trí khớp được làm nội soi
  •  Gây tê tại chỗ (trường hợp sử dụng kỹ thuật gây tê tại chỗ)
  •  Xác định đường vào và vị trí rạch da
  •  Đưa trocar vào ổ khớp gối qua vết trích da, chú ý tránh thô bạo gây tổn thương các thành phần trong ổ khớp
  •  Rút nòng trocar ra và đưa đèn soi vào
  •  Bơm dung dịch NaCl 0,9% để mở rộng ổ khớp gối
  •  Tiến hành quan sát, đánh giá tổn thương, vị trí, kích thước tính chất của dị vật
  •  Dùng que thăm dò đánh giá tổn thương và dị vật
  •  Có thể kết hợp bơm rửa liên tục trong quá trình quan sát, đánh giá tổn thương
  •  Sau khi quan sát và đánh giá tổn thương toàn bộ ổ khớp gối và dị vật, thủ thuật viên xác định vị rạch da tối thiểu để lấy dị vật bằng cách phối hợp đèn soi và thăm dò phía ngoài ổ khớp sao cho vết rạch da nhỏ nhất, thao tác thuận tiện nhất và không phạm vào các cấu trúc giải phẫu như gân, dây chằng. Trong trường hợp cần thiết, dị vật được di chuyển trong ổ khớp gối đến vị trí thích phù hợp thuận lợi cho việc can thiệp qua da.
  •  Dùng dao mổ rạch da tại vị trí đã xác định với kích thước đủ lớn để lấy dị vật
  •  Phối hợp dụng cụ trong và ngoài ổ khớp để lấy dị vật
  •  Sau khi lấy được dị vật ra ngoài, tiến hành kiểm tra đảm bảo không còn sót các mảnh vỡ hoặc các dị vật còn lại. Khâu vết rạch da tối thiểu để phục hồi lại tình trạng kín của ổ khớp.
  •  Dồn dịch rửa hoàn toàn ra ngoài ổ khớp gối
  •  Sát trùng vết rạch
  •  Khâu da
  •  Băng vùng làm nội soi
  •  Cắt chỉ khâu vết rạch da sau 1 tuần
  •  Ghi hình toàn bộ quá trinh làm thủ thuật và lưu trữ

VI. THEO DÕI

1. Trong quá trình làm thủ thuật:

  •  Người bệnh được theo dõi liên tục bằng monitor

2. Sau thủ thuật:

  •  Người bênh được theo dõi 24 giờ ở phòng điều trị sau nội soi về các chức năng sinh tồn, tình trạng vết mổ, chảy máu

VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

1. Trong quá trình làm thủ thuật

  •  Sốc phản vệ: Xử trí như sốc phản vệ
  •  Chảy máu: kiểm tra ga rô, cầm máu và băng ép, khâu vết mổ

2. Sau thủ thuật

  •  Chảy máu: cầm máu, băng ép
  •  Nhiễm trùng: rửa và thay băng tại chỗ, kháng sinh đường toàn thân

Hình minh họa: nội soi khớp gối (ảnh trái) và hình ảnh u sụn màng hoạt dịch lấy ra từ trong khớp (ảnh phải).

Nguồn: internet

Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Bệnh viêm khớp thiếu niên tự phát thể đa khớp có yếu tố dạng thấp dương tính và âm tính RF (+) và RF (-) - Bộ y tế 2014
  •  1 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp - Bộ y tế 2014

Bệnh viêm khớp thiếu niên tự phát thể viêm cột sống dính khớp - Bộ y tế 2014
  •  1 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp - Bộ y tế 2014

Bệnh viêm khớp thiếu niên tự phát thể hệ thống - Bộ y tế 2014
  •  1 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp - Bộ y tế 2014

Bệnh viêm khớp thiếu niên tự phát thể viêm khớp vẩy nến - Bộ y tế 2014
  •  1 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp - Bộ y tế 2014

Viêm khớp tự phát thiếu niên - Bộ y tế 2015
  •  1 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em - Bộ y tế 2015

Tin liên quan
Viêm khớp tự phát thiếu niên là gì?
Viêm khớp tự phát thiếu niên là gì?

Viêm khớp tự phát thiếu niên, hay còn gọi là viêm khớp dạng thấp thiếu niên, là loại viêm khớp phổ biến nhất ở trẻ em. Viêm khớp là một tình trạng với các triệu chứng đặc trưng là cứng, sưng và đau ở các khớp.

Thiếu hụt vitamin D ảnh hưởng thế nào đến bệnh viêm khớp dạng thấp?
Thiếu hụt vitamin D ảnh hưởng thế nào đến bệnh viêm khớp dạng thấp?

Mới đây, một nhóm nghiên cứu đã có những phát hiện mới về vitamin D và mối liên hệ với bệnh viêm khớp dạng thấp.

Viêm khớp dạng thấp thiếu niên thể viêm ít khớp là gì?
Viêm khớp dạng thấp thiếu niên thể viêm ít khớp là gì?

Viêm khớp dạng thấp thiếu niên thể viêm ít khớp là loại viêm khớp dạng thấp thiếu niên phổ biến nhất. Bệnh này xảy ra ở người dưới 16 tuổi. Các triệu chứng gồm có sưng và đau ở đầu gối cũng như các khớp lớn khác trên cơ thể. Các phương pháp điều trị có thể giúp giảm đau và cải thiện khả năng vận động.

Mối liên hệ giữa bệnh viêm khớp dạng thấp và thiếu máu
Mối liên hệ giữa bệnh viêm khớp dạng thấp và thiếu máu

Viêm khớp dạng thấp (rheumatoid arthritis) là một bệnh tự miễn hệ thống ảnh hưởng đến khớp và các cơ quan khác trong cơ thể. Ở người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp, hệ miễn dịch của cơ thể tưởng nhầm mô niêm mạc khớp là tác nhân gây hại và tấn công các mô này. Điều này dẫn đến sưng tấy, cứng và đau khớp. Hệ miễn dịch còn có thể tấn công và dẫn đến viêm, tổn thương các cơ quan khác trong cơ thể như tim, phổi, mắt và mạch máu.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Trẻ 3 tháng tuổi đồ mồ hôi đầu nhiều và khớp chân kêu răng rắc là do thiếu vitamin D và canxi phải không?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  734 lượt xem

Hiện bé nhà em đang được 3 tháng tuổi. Từ lúc sinh ra tới giờ mặc dù nằm điều hòa với nhiệt độ thích hợp nhưng bé nhà em vẫn đổ mồi hôi đầu khá nhiều là bị sao ạ? Ngoài ra, khi co lên co xuống, các khớp gối của bé cứ kêu răng rắc ấy ạ. Bé như vậy có phải là bị thiếu canxi và vitamin D không ạ?

Bà bầu có dùng thuốc trị đau khớp gối được không?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1027 lượt xem

Vợ em bị đau khớp gối, nhưng tụi em lại đang muốn có con. Vậy, vợ em có thể dùng thuốc Glucosamine Hcl được không? nó có ảnh hưởng gì không? xin chân thành cám ơn bác sỹ, và mong hồi âm Kính

Thiếu cân có ảnh hưởng đến khả năng mang thai không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  926 lượt xem

- Bác sĩ cho tôi hỏi, thiếu cân có ảnh hưởng đến khả năng mang thai không? Cảm ơn bác sĩ!

Tuần thứ 17w đi chọc ối, mang thai lần đầu bị thiếu máu, độ mờ da gáy 3.5 mm
  •  3 năm trước
  •  0 trả lời
  •  1627 lượt xem

Tuần thứ 17w e đã đi chọc ối và đây là kết quả của em. Khi siêu âm hình thái và 4d thì bác sĩ bảo chưa có gì bất thường. Các bác cho em xin thêm ý kiến được không ạ? Một cơ thể mất một nhiễm sắc thể thì chắc chắn có vấn đề về trí tuệ đúng không (vì hình thái bình thường). Em mang thai lần đầu chưa có tiền sử bệnh, chỉ bị thiếu máu nặng, độ mờ da gáy 3.5 mm bác sĩ chỉ định đi chọc ối. Bác sĩ chỉ định sao em làm vậy. Hiện siêu âm hình thái kết quả bình thường, và đang bầu ở tuần 22w.

Trẻ 10 tháng cao 71cm nặng 8kg biếng ăn, khó ngủ, suy dinh dưỡng và thiếu canxi
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  2021 lượt xem

Bé trai nhà em được 10 tháng tuổi. Bé nặng 8kg, cao 71cm. Bé vẫn đang bú mẹ và 2 tháng gần đây rất biếng ăn. Ban đêm bé trằn trọc, khó ngủ và ra nhiều mồ hôi. Bác sĩ cho em hỏi, bé có nên uống bổ sung canxi không? Và nên uống loại nào ạ? Em thấy có loại canxi sữa thì có uống được không, thưa bác sĩ? Em có cho bé đi khám và được bác sĩ kê canxi corbiere và d3 aquarium nhưng không thấy cải thiện, bé vẫn khó ngủ. Bé đã mọc được 6 cái răng rồi nhưng lại bị đen lại. Em nên làm gì bây giờ ạ?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây