1

Những điều cần biết về suy tim mất bù

Suy tim mất bù (decompensated heart failure - DHF) là tình trạng các triệu chứng suy tim trở nên nghiêm trọng đến mức cần được can thiệp y tế ngay lập tức. Khó thở là triệu chứng phổ biến nhất của DHF.
Hình ảnh 117 Những điều cần biết về suy tim mất bù

Khoảng 6,2 triệu người trưởng thành tại Hoa Kỳ được chẩn đoán mắc suy tim. Tình trạng này có thể xuất hiện đột ngột (cấp tính) với các triệu chứng phát triển nhanh hoặc cũng có thể kéo dài (mạn tính) với các triệu chứng nặng dần theo thời gian do cơ tim suy yếu. Người bệnh có thể gặp nhiều triệu chứng khác nhau, trong đó có khó thở.

Khi các triệu chứng suy tim trở nên nghiêm trọng và cần được điều trị khẩn cấp, tình trạng này được gọi là suy tim mất bù (DHF).

Mặc dù hiện chưa có cách chữa khỏi suy tim, nhưng các phương pháp điều trị có thể giúp giảm bớt hoặc làm thuyên giảm một số triệu chứng.

Bài viết sẽ cung cấp thông tin sâu hơn về suy tim.

Suy tim mất bù là gì?

DHF là khi các triệu chứng suy tim trở nên nghiêm trọng và cần được can thiệp y tế ngay lập tức.

DHF có thể xảy ra đột ngột mà không có chẩn đoán suy tim trước đó, hoặc có thể do các triệu chứng ở người đã được chẩn đoán suy tim trở nên nặng hơn.

Một số nguyên nhân gây DHF cấp tính là:

  • Nhồi máu cơ tim
  • Sa van hai lá
  • Mang thai
  • Tăng huyết áp mạn tính
  • Bệnh cơ tim
  • Nhiễm trùng tim hoặc viêm cơ tim

Các triệu chứng suy tim đã được chẩn đoán trước đó có thể trở nên nặng hơn do:

  • Không tuân thủ kế hoạch điều trị suy tim, chẳng hạn như không dùng thuốc theo chỉ định
  • Rối loạn nhịp tim
  • Sốt và nhiễm trùng
  • Mang thai

Các triệu chứng của suy tim mất bù

Một trong những dấu hiệu phổ biến nhất của DHF là khó thở (dyspnea).

Khó thở có thể bị gây ra do nhiều bệnh lý khác như dị ứng, hen suyễn, hoặc lo âu, nhưng nếu bạn đã được chẩn đoán suy tim hoặc tiền sử gia đình có người bị suy tim thì không nên bỏ qua triệu chứng này.

Các dấu hiệu khác của DHF có thể gặp phải là:

  • Sưng cẳng chân và mắt cá chân
  • Mệt mỏi
  • Khó thở khi nằm thẳng (orthopnea)
  • Tăng cân
  • Ho vào ban đêm

Sự khác biệt giữa suy tim còn bù và suy tim mất bù là gì?

Suy tim còn bù là khi các triệu chứng suy tim được kiểm soát, hay nói cách khác là bạn không gặp phải triệu chứng nào của suy tim.

Điều này khác với DHF, khi các triệu chứng trở nên nghiêm trọng và cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.

Liệu suy tim mất bù có thể chữa khỏi không?

Hiện tại chưa có cách chữa khỏi suy tim, nhưng có một số loại thuốc có thể giúp thuyên giảm các triệu chứng.

Điều trị suy tim mất bù như thế nào?

Điều trị suy tim mất bù (DHF) tập trung vào việc làm giảm triệu chứng và bảo vệ các cơ quan như tim, thận và phổi không bị tổn thương thêm.

Các bác sĩ cần tìm hiểu nguyên nhân gây suy tim để xác định kế hoạch điều trị phù hợp. Bác sĩ sẽ đánh giá chức năng cơ quan và mức độ tổn thương thông qua các xét nghiệm và kiểm tra chẩn đoán.

Nếu nghi ngờ DHF, bác sĩ có thể chỉ định:

  • Chụp X-quang ngực
  • Điện tâm đồ
  • Siêu âm tim
  • Xét nghiệm peptide natri lợi niệu (NP)
  • Xét nghiệm điện giải đồ
  • Đánh giá chức năng thận

Suy tim thường được điều trị bằng nhiều loại thuốc khác nhau. Hãy thông báo cho bác sĩ về các loại thuốc bạn đang sử dụng.

Các loại thuốc để điều trị DHF có thể bao gồm:

  • Thuốc lợi tiểu: Hay còn gọi là thuốc nước, giúp giảm tích tụ nước trong cơ thể và hạ huyết áp.
  • Thuốc giãn mạch: Giúp mở rộng mạch máu và giảm huyết áp.

Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ suy tim, bác sĩ có thể cân nhắc thực hiện ghép tim hoặc các phẫu thuật tim mạch khác. Ví dụ, nếu có tắc nghẽn, có thể cần đặt stent hoặc phẫu thuật bắc cầu động mạch vành.

Tuổi thọ của người mắc suy tim mất bù

DHF là tình trạng nghiêm trọng và có thể đe dọa tính mạng. Tiên lượng và tuổi thọ cụ thể của mỗi người phụ thuộc vào các yếu tố sau:

  • Độ tuổi
  • Tình trạng sức khỏe tổng quát
  • Nguyên nhân cụ thể gây suy tim
  • Mức độ tổn thương cơ thể do suy tim gây ra
  • Mức độ tương thích của cơ thể với các phương pháp điều trị

Một khảo sát năm 2020 cho thấy 20% người mắc suy tim cấp tính đã tử vong trong vòng 1 năm sau khi được chăm sóc tại bệnh viện. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tử vong này là:

  • Tuổi tác
  • Các bệnh lý kèm theo như bệnh thận, thiếu máu hoặc bệnh tim
  • Sống trong khu vực có thu nhập thấp và sự bất bình đẳng kinh tế cao

Kết luận

Một người được xem là mắc DHF khi các triệu chứng suy tim của họ đã nghiêm trọng đến mức cần được chăm sóc y tế ngay lập tức. DHF có thể xảy ra ở những người chưa từng được chẩn đoán suy tim trước đó hoặc ở những người có triệu chứng suy tim mạn tính đã được kiểm soát nhưng nay trở nên nặng hơn.

Khó thở là triệu chứng phổ biến nhất của DHF, nhưng cũng có các triệu chứng khác cần chú ý như tình trạng chân bị sưng nặng hơn. Mặc dù chưa có cách chữa khỏi suy tim nhưng các phương pháp điều trị có thể giúp giảm bớt các triệu chứng mà người bệnh đang gặp phải.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Những Điều Cần Biết Về Suy Tim Phải
Những Điều Cần Biết Về Suy Tim Phải

Suy tim phải xảy ra khi phần tim có trách nhiệm bơm máu đến phổi để nhận oxy bị suy giảm chức năng. Triệu chứng thường gặp của suy tim phải là tình trạng sưng ở mắt cá chân, cẳng chân, bàn chân hoặc bụng.

Những điều cần biết về hóa trị và suy tim
Những điều cần biết về hóa trị và suy tim

Hầu hết những người trải qua hóa trị đều sẽ không mắc suy tim. Tuy nhiên, một số loại thuốc hóa trị có thể làm tăng đáng kể nguy cơ suy tim và các vấn đề tim mạch khác.

6 điều cần biết về sống chung với suy tim và sức khỏe tâm thần
6 điều cần biết về sống chung với suy tim và sức khỏe tâm thần

Sau khi chẩn đoán mắc suy tim, bệnh nhân thường sẽ gặp các vấn đề về rối loạn cảm xúc, thậm chí bị trầm cảm.

Suy tim sung huyết là gì và điều trị ra sao?
Suy tim sung huyết là gì và điều trị ra sao?

Suy tim sung huyết là một bệnh lý tiến triển mãn tính ảnh hưởng đến khả năng bơm máu của cơ tim

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây