Bệnh cơ tim phì đại ảnh hưởng như thế nào đến tuổi thọ?

Bệnh cơ tim phì đại (HCM) xảy ra khi tim khó có thể bơm máu bình thường do cơ tim bị dày lên và phì đại. Tình trạng này có thể làm cản trở dòng máu chảy ra khỏi tâm thất, dẫn đến các biến chứng nếu không được điều trị.
Hình ảnh 153 Bệnh cơ tim phì đại ảnh hưởng như thế nào đến tuổi thọ?

Bệnh cơ tim phì đại (HCM) xảy ra khi tim khó có thể bơm máu bình thường do cơ tim bị dày lên và phì đại. Tình trạng này có thể làm cản trở dòng máu chảy ra khỏi tâm thất (hai buồng tim dưới), dẫn đến các biến chứng nếu không được điều trị.

Sau khi được chẩn đoán mắc HCM, bệnh nhân thường rất lo lắng và thắc mắc về nhiều vấn đề, trong đó có ảnh hưởng của bệnh đến tuổi thọ.

Hãy tiếp tục đọc để biết các thông tin quan trọng về tác động của HCM đối với tuổi thọ mà bạn có thể cân nhắc trao đổi thêm với bác sĩ.

Ai có nguy cơ mắc bệnh cơ tim phì đại?

HCM là loại bệnh tim bẩm sinh và có tính di truyền trong gia đình. Nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn nếu bạn có cha mẹ hoặc anh chị em ruột bị HCM.

Khác với các loại bệnh cơ tim khác, HCM được cho là do các gen bất thường có thể di truyền.

Theo ước tính, cứ 500 người lại có khoảng 1 người, tức 0,2% dân số, mắc HCM. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào nhưng HCM thường được chẩn đoán ở người trưởng thành trung niên. HCM được coi là bệnh khá phổ biến nhưng lại rất nguy hiểm.

Các biến chứng của bệnh cơ tim phì đại là gì?

Một số biến chứng của HCM có thể bao gồm:

  • Rối loạn nhịp tim (arrhythmia): Đây là tình trạng tín hiệu điện tim gặp vấn đề, khiến tim đập quá nhanh hoặc quá chậm. HCM thường khiến tim thường đập nhanh bất thường.
  • Rung nhĩ (AFib): Đây là một loại rối loạn nhịp tim thường gặp ở người mắc HCM, có thể dẫn đến các tình trạng như đánh trống ngực, đau ngực và khó thở. AFib làm tăng nguy cơ đột quỵ.
  • Tắc nghẽn dòng máu: Khi mắc HCM, tim có thể không thực hiện chức năng bơm máu được như bình thường, dẫn đến việc máu có thể bị trào ngược lại vào tâm thất trái.
  • Hình thành cục máu đông và đột quỵ: Khi tim không thể bơm máu bình thường, nguy cơ hình thành cục máu đông sẽ tăng lên. Đôi khi, các cục máu đông này có thể di chuyển lên não và gây đột quỵ.
  • Bệnh van tim: Theo thời gian, tình trạng viêm do HCM có thể gây tổn thương cho các mô van tim. Một số người cũng có thể bị nhiễm trùng van tim, gọi là viêm nội tâm mạc.
  • Ngừng tim: Đây là biến chứng hiếm gặp của HCM. Ngừng tim xảy ra khi tim đột ngột ngừng đập mà không có dấu hiệu cảnh báo.
  • Suy tim: Suy tim xảy ra khi tim không thể bơm đủ máu để đáp ứng nhu cầu của cơ thể.
  • Sốc tim: Khi mắc phải tình trạng nguy hiểm này, tim không thể bơm máu và cung cấp các chất dinh dưỡng hoặc oxy quan trọng cho các cơ quan chính trong cơ thể, bao gồm não, phổi và thận.

Người mắc bệnh cơ tim phì đại có thể sống được bao lâu?

Mặc dù HCM làm tăng nguy cơ gặp phải nhiều biến chứng tim mạch nhưng hầu hết những người mắc bệnh này thường sẽ không bị giảm tuổi thọ.

Điều này được dựa trên các phát hiện từ một nghiên cứu năm 2022. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng hầu hết những người mắc HCM qua đời do các nguyên nhân không liên quan đến HCM, chẳng hạn như ung thư.

Vì HCM có xu hướng di truyền trong gia đình nên nếu bạn có cha mẹ hay anh chị em mắc bệnh này thì nguy cơ bạn mắc bệnh cũng sẽ tăng lên. Mặc dù hầu hết người mắc HCM nếu được điều trị đều có thể sống cuộc sống bình thường nhưng một số ít trường hợp có thể bị suy tim, ngừng tim hoặc các biến chứng khác.

Do đó, nếu gia đình bạn có người mắc HCM và bị đột tử do biến chứng tim mạch, bạn cần phải nhờ bác sĩ theo dõi kỹ lưỡng các dấu hiệu của các vấn đề tương tự.

Bệnh cơ tim phì đại được điều trị như thế nào?

HCM được điều trị chủ yếu bằng cách dùng thuốc . Thuốc có thể giúp giảm nguy cơ gặp phải các biến chứng, đồng thời làm giảm các triệu chứng. Các loại thuốc có thể được sử dụng là:

  • Thuốc chẹn beta (beta-blockers): Giúp giảm huyết áp và điều chỉnh nhịp tim.
  • Thuốc chẹn kênh canxi: Cũng giúp giảm huyết áp.
  • Thuốc ức chế myosin tim: Cải thiện sự co bóp của tim.
  • Thuốc lợi tiểu: Giúp giảm tích tụ dịch và phù nề.

Các thử nghiệm lâm sàng đang được tiếp tục tiến hành để kiểm tra các phương pháp điều trị HCM mới.

Trong một số trường hợp, các thủ thuật không phẫu thuật hoặc phẫu thuật có thể được khuyến nghị để giúp điều trị HCM.

Các phương pháp bao gồm:

  • Cấy thiết bị hỗ trợ tim mạch: Như máy tạo nhịp tim, để điều chỉnh nhịp tim.
  • Phẫu thuật cắt bỏ vách ngăn: Giảm kích thước của các mô tim bị dày lên.
  • Phẫu thuật tim hở: Dành cho trường hợp bị tắc nghẽn nghiêm trọng ở buồng tim dưới.
  • Cấy ghép tim.

Có những biện pháp gì khác để cải thiện sức khỏe khi mắc HCM?

Bên cạnh việc tuân theo kế hoạch điều trị, bạn có thể thực hiện một số biện pháp khác để cải thiện sức khỏe tim mạch tổng thể và giảm nguy cơ xảy ra các biến chứng do HCM.

Hãy trao đổi với bác sĩ về việc thực hiện những thay đổi lối sống sau:

  • Áp dụng chế độ ăn uống tốt cho tim.
  • Duy trì cân nặng ở mức vừa phải.
  • Thực hiện chế độ tập thể dục an toàn cho tim (nghĩa là nên tập các bài tập cường độ nhẹ đến vừa thay vì các bài tập cường độ mạnh).
  • Quản lý căng thẳng, có thể bằng cách thực hiện các kỹ thuật thư giãn thường xuyên.
  • Đảm bảo chất lượng giấc ngủ.
  • Ngừng hút thuốc nếu có thói quen này.
  • Hạn chế uống rượu.

Ngoài ra, bạn cần thông báo cho bác sĩ nếu gặp bất kỳ triệu chứng mới nào, như chóng mặt, mệt mỏi, hoặc phình bụng, sưng phù ở chân và bàn chân. Những triệu chứng này có thể là dấu hiệu cho thấy tình trạng HCM đang trở nên nặng hơn và cần dừng đến các phương pháp điều trị bổ sung.

Kết luận

HCM được coi là một bệnh mãn tính, có nghĩa là bệnh kéo dài và có thể trở nên nặng dần theo thời gian. Tuy nhiên, nếu được chẩn đoán và điều trị sớm, tiên lượng về sức khỏe tổng thể và tuổi thọ sẽ được cải thiện đáng kể. Trên thực tế, hầu hết những người mắc HCM đều không bị ảnh hưởng đến tuổi thọ.

Mặc dù vậy, nếu bị mắc HCM, bạn vẫn nên thực hiện những biện pháp để bảo vệ sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ xảy ra các biến chứng đe dọa đến tính mạng. Cần đảm bảo tuân thủ kế hoạch điều trị HCM, áp dụng lối sống lành mạnh và thông báo cho bác sĩ nếu gặp phải bất kỳ triệu chứng mới nào.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Tìm hiểu về bệnh van tim ở người cao tuổi
Tìm hiểu về bệnh van tim ở người cao tuổi

Bệnh van tim xảy ra phổ biến hơn ở người lớn tuổi do các van tim có thể bị tổn thương theo thời gian và ảnh hưởng đến chức năng. Chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời là yếu tố quyết định đến khả năng hồi phục của bệnh nhân.

Hạ cholesterol giúp giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch

Khi bạn có quá nhiều cholesterol, nó sẽ tích tụ trong các động mạch của bạn. Sự tích tụ này làm cho động mạch xơ cứng lại - một quá trình được gọi là xơ vữa động mạch.

Dấu hiệu và triệu chứng bệnh tim mạch ở nam giới
Dấu hiệu và triệu chứng bệnh tim mạch ở nam giới

Bệnh tim mạch ở nam giới có những triệu chứng và dấu hiệu gì khác so với nữ giới?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây