Nhiễm HIV/AIDS trong thai kỳ
HIV là gì?
HIV là virus gây suy giảm miễn dịch ở người. HIV tấn công hệ miễn dịch của cơ thể, dần dần phá huỷ khả năng của cơ thể để chống lại bệnh nhiễm trùng và một số bệnh ung thư.
Không được điều trị, HIV có thể phát triển thành hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS). Đây là giai đoạn nghiêm trọng nhất của HIV và thường gây tử vong. Hiện tại chưa có phương pháp điều trị HIV. Tuy nhiên, thuốc có thể làm chậm sự tiến triển của HIV và trì hoãn sự phát triển thành AIDS.
Nhiều người được chẩn đoán nhiễm HIV hiện nay vẫn khỏe mạnh trong nhiều năm và có tuổi thọ gần như bình thường. Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) ước tính có khoảng 1,2 triệu người tại nước này bị nhiễm HIV và khoảng 1/8 số người bị nhiễm bệnh không biết họ bị nhiễm virus này. Có khoảng 45.000 ca nhiễm mới xảy ra mỗi năm và 19% số ca nhiễm bệnh xảy ra ở phụ nữ.
HIV lây lan như thế nào?
HIV được tìm thấy trong máu và các chất dịch cơ thể khác bao gồm tinh dịch, dịch âm đạo và sữa mẹ. Để lây nhiễm HIV, dịch từ người bệnh phải vào trong dòng máu của bạn.
Cách phổ biến nhất khiến người phụ nữ bị nhiễm HIV là có quan hệ tình dục không an toàn với một người đàn ông nhiễm HIV. Mầm bệnh có thể lan truyền từ tinh trùng của người đàn ông và qua lớp niêm mạc nhầy mỏng của âm đạo. Quan hệ tình dục qua đường hậu môn không an toàn với bạn tình bị nhiễm bệnh và dùng chung bơm kim tiêm cũng có nguy cơ lây nhiễm HIV cao.
Những cách khác ít phổ biến hơn khiến bạn có thể bị nhiễm HIV bao gồm việc quan hệ tình dục bằng miệng với người đàn ông bị nhiễm bệnh, hôn sâu khi bạn và bạn tình của bạn bị loét miệng, hoặc bị cắt bởi một vật sắc nhọn mang mầm bệnh HIV. Bạn cũng có thể bị nhiễm HIV khi nhận truyền máu bị nhiễm bệnh. Tuy nhiên, nguy cơ bị nhiễm bệnh theo cách này rất nhỏ bởi vì tất cả các sản phẩm máu đều được sàng lọc virus và được xử lý bằng nhiệt độ cao để loại bỏ vi trùng. Nếu bạn nhiễm HIV dương tính, bạn có thể truyền virus cho con bạn trong thời gian mang thai, khi sinh, hoặc cho con bú. Tin vui là các phương pháp điều trị mới đồng nghĩa với việc có ít trẻ sơ sinh được sinh ra bị nhiễm HIV hơn.
Các triệu chứng của HIV và AIDS
Một số người không có triệu chứng khi họ bị nhiễm HIV. Những người khác phát triển các triệu chứng giống như cúm tạm thời trong vài tuần đầu tiên sau khi tiếp xúc với virus. Chúng bao gồm sốt, nhức đầu, đau họng, đau nhức, mệt mỏi và sưng hạch. Những triệu chứng này có vẻ không nghiêm trọng lúc đầu bởi vì chúng giống với cúm và thường sẽ khá hơn dù không điều trị.
Có thể mất đến 10 năm sau khi bị nhiễm bệnh mới phát triển các triệu chứng nghiêm trọng hơn. Trong thời gian này, hầu hết mọi người trải qua tình trạng giảm dần số lượng tế bào CD4 trong máu. (Các tế bào CD4 là những chiến binh chính của hệ miễn dịch) Những người trưởng thành khỏe mạnh có từ 500 đến 1.200 tế bào CD4 trong mỗi milimet khối (mm3) máu. Một người có ít hơn 200 tế bào/mm3 bắt đầu phát triển các bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng gọi là bệnh cơ hội và đã tiến triển đến AIDS. Các triệu chứng của AIDS bao gồm:
- Sưng hạch bạch huyết
- Giảm cân nhanh
- Sốt và đổ mồ hôi thường xuyên
- Vết loét dai dẳng hoặc thường xuyên ở miệng hoặc âm đạo
- Cực kỳ mệt mỏi và không rõ nguyên nhân
Bà bầu có nên xét nghiệm HIV trong thời kỳ mang thai không?
Chắc chắn rồi. Nếu bạn nhiễm HIV dương tính, việc điều trị thích hợp có thể làm giảm đáng kể nguy cơ lây lan virus sang em bé và điều này rất cần thiết để bảo vệ sức khoẻ của bạn. CDC và nhiều tổ chức khác khuyến cáo rằng, tất cả phụ nữ mang thai phải được xét nghiệm HIV càng sớm càng tốt. Nếu bạn không được xét nghiệm HIV trong lần khám thai đầu tiên, hãy yêu cầu được xét nghiệm.
Nếu bạn có nguy cơ cao bị nhiễm HIV, bạn nên được kiểm tra lại trong tam cá nguyệt thứ ba của bạn. Bạn có nguy cơ nhiễm HIV cao nếu:
- Bạn đang có quan hệ với bạn tình mới.
- Bạn không biết tình trạng HIV của bạn tình mới.
- Bạn hoặc người bạn đời tiêm chích ma tuý.
- Bạn trao đổi tình dục vì tiền hoặc ma túy.
- Bạn tình của bạn nhiễm HIV.
Mặc dù việc bắt đầu điều trị trong thời kỳ mang bầu là tốt nhất cho bạn và thai nhi, tuy nhiên nếu bị muộn hơn thì điều trị vẫn tốt hơn là không được điều trị. Nếu bạn không được kiểm tra trong thời gian mang thai, hoặc bạn có nguy cơ cao nhưng tình trạng của bạn không được xác định, bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm HIV nhanh khi bạn nhập viện lúc chuyển dạ và sinh nở. Xét nghiệm HIV nhanh có thể xác định bệnh này trong vòng 30 phút, mặc dù bạn sẽ cần một xét nghiệm khác để xác nhận chẩn đoán nếu bạn nhận được kết quả dương tính.
Nếu bạn bị nhiễm HIV, bạn có thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa trước để giảm nguy cơ lây truyền HIV sang em bé trong khi sinh. Cuối cùng nếu bạn không được xét nghiệm trước khi sinh, con của bạn có thể được kiểm tra sau khi sinh vì bắt đầu điều trị trong vòng 12 giờ sau sinh sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh.
Làm thế nào bà bầu có thể chắc chắn kết quả xét nghiệm HIV là chính xác?
Xét nghiệm HIV thường rất chính xác. Tuy nhiên, nếu bạn nghĩ rằng bạn đã bị nhiễm HIV, bạn sẽ phải đợi vài tuần trước khi một xét nghiệm có thể phát hiện ra virus. Có vài loại xét nghiệm HIV. Hầu hết các xét nghiệm kiểm tra máu của bạn để xác định sự hiện diện của kháng thể HIV, hoặc kết hợp các kháng thể và kháng nguyên. Hệ thống miễn dịch của bạn tạo kháng thể cho HIV để phản ứng lại việc tiếp xúc với virus. Phải mất từ 3 - 12 tuần để cơ thể bạn tạo đủ kháng thể để xuất hiện trong một xét nghiệm.
Các kháng nguyên là một phần cấu tạo của virus mà các kháng thể phản ứng lại. Vì các kháng nguyên xuất hiện nhanh hơn kháng thể nên xét nghiệm tìm cả kháng nguyên và kháng thể có thể phát hiện ra HIV sớm hơn, thường là từ 2 - 6 tuần sau khi phơi nhiễm. Nếu kết quả xét nghiệm đầu tiên là dương tính, kết quả sẽ được xác nhận bằng một xét nghiệm thứ hai. Một kết quả dương tính giả là khi kết quả của xét nghiệm HIV ban đầu là dương tính, nhưng kết quả thứ hai là âm tính. Đây là những điều hiếm hoi nhưng có thể xảy ra. Bạn sẽ có hai xét nghiệm, như vậy bạn có thể chắc chắn về kết quả.
HIV có thể ảnh hưởng như thế nào đến thai kỳ và sức khoẻ của em bé?
Mối quan tâm chính của bác sĩ là đảm bảo bạn được điều trị đúng cách để bảo vệ sức khoẻ của bạn và ngăn ngừa con bạn bị nhiễm HIV. Với cách điều trị thích hợp trong thai kỳ, nguy cơ của bé sẽ giảm xuống dưới 1%. Bạn có thể phải:
- Dùng thuốc điều trị HIV, gọi là điều trị kháng retrovirus (ART), đúng như bác sĩ bạn kê toa trong thời kỳ mang thai và chuyển dạ.
- Mổ đẻ nếu lượng HIV trong máu (tải lượng virus) ở mức không an toàn vào cuối thai kỳ.
- Không cho con bú sữa mẹ hoặc nhai thức ăn cho bé khi bé lớn hơn.
- Cho con bạn điều trị thuốc ART cho đến khi bạn biết chắc chắn em bé âm tính với HIV. (Có thể mất một khoảng thời gian để HIV có thể được phát hiện trong máu của bé, và điều này không thể được xác nhận cho đến khi bé được ít nhất 4 tháng tuổi).
Khoảng 8,500 phụ nữ nhiễm HIV sinh con mỗi năm tại Hoa Kỳ. Nhưng nhờ ART và những thay đổi trong cách thai kỳ được quản lý ở phụ nữ dương tính với HIV, dưới 200 trẻ sơ sinh bị nhiễm virus hàng năm. Con số này thậm chí còn nhỏ hơn nếu tất cả phụ nữ được xét nghiệm HIV trước khi thụ thai hoặc sớm khi mang bầu, như vậy họ có thể được điều trị sớm nhất có thể.
HIV được quản lý như thế nào trong thời kỳ mang thai?
Nếu bạn đã sử dụng thuốc ART khi phát hiện mình có thai, đừng ngưng dùng thuốc. Sự gián đoạn trong điều trị có thể làm cho virus trở nên kháng thuốc hơn. Thay vào đó, hãy liên hệ ngay với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Trước đây, điều trị ART thường chỉ được khuyến cáo khi tải lượng virus và CD4 cho thấy hệ miễn dịch bị tổn thương. Hiện tại, khuyến cáo là hãy bắt đầu điều trị ART sớm nhất có thể sau khi chẩn đoán. Vì vậy, nếu bạn chưa bắt đầu, hoặc nếu bạn vừa được chẩn đoán, nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn có thể khuyên bạn nên bắt đầu ngay.
Mục tiêu của ART là giảm tải lượng virus xuống mức không thể phát hiện được. Điều này bảo vệ sức khoẻ của bạn và làm giảm nguy cơ lây lan HIV sang em bé. Nó cũng có thể làm giảm nguy cơ lây nhiễm cho bạn tình của bạn nếu anh ta âm tính với HIV. Có thể có một tải lượng virus không phát hiện được trong khoảng từ 3 - 6 tháng sau khi bắt đầu ART. Vì vậy, ngoài việc chăm sóc tiền sản định kỳ, bác sĩ điều trị HIV sẽ kiểm tra tải lượng virus của bạn ít nhất mỗi tháng trong suốt thai kỳ cho đến khi nó không thể phát hiện được. Sau đó, bạn sẽ được kiểm tra 3 tháng một lần. Nếu tải lượng virus của bạn không thể phát hiện được vào cuối thai kỳ, nguy cơ lây truyền HIV sang thai nhi rất thấp và có thể sinh thường. Trong một số trường hợp, (ví dụ như nếu bạn có tải lượng virus cao gần cuối thai kỳ), rõ ràng có thể cần phải tiến hành sinh mổ để giúp ngăn ngừa lây truyền HIV sang em bé.
Cách đối phó với tình trạng căng thẳng khi bị nhiễm HIV và mang thai?
Mang thai có thể gây căng thẳng ngay cả trong hoàn cảnh tốt nhất. Nhưng mang bầu khi bạn gặp phải một tình trạng nguy cơ cao như HIV có thể khiến tình trạng căng thẳng trở nên nghiêm trọng hơn, đặc biệt là nếu bạn vừa được chẩn đoán. Mặc dù có thể khó khăn, nhưng việc tập trung vào sức khoẻ của bạn ngay bây giờ là cách tốt nhất để bảo vệ con bạn khỏi bị nhiễm HIV. Và nó sẽ có nghĩa là bạn sẽ đủ khỏe mạnh để chăm sóc cho em bé khi bé lớn lên. Hãy chú ý đến sức khoẻ tinh thần của bạn. Hãy để người chăm sóc bạn biết nếu bạn cảm thấy quá lo lắng hoặc chán nản để bạn có thể được giới thiệu đến một chuyên gia về sức khoẻ tinh thần, một nhóm hỗ trợ HIV, hoặc cả hai.
Làm thế nào phụ nữ có thể tránh bị nhiễm HIV?
Nếu bạn đang đọc bài viết này bởi vì bạn lo ngại rằng bạn có thể có nguy cơ bị nhiễm HIV, có những bước bạn có thể thực hiện để tự bảo vệ mình:
- Trừ khi bạn chắc chắn rằng bạn tình của mình âm tính với HIV, hãy sử dụng bao cao su đúng cách mỗi lần quan hệ tình dục. Điều này cũng áp dụng trường hợp quan hệ tình dục đường âm đạo, miệng hoặc hậu môn.
- Chỉ sử dụng chất bôi trơn gốc nước cùng với bao cao su. Chất bôi trơn có nguồn gốc dầu có thể làm yếu hợp chất latex của bao cao su và làm cho nó bị rách.
- Nếu bạn tình của bạn nhiễm HIV, hãy nói chuyện với bác sĩ về dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP), bao gồm việc dùng thuốc để bảo vệ bạn khỏi HIV nếu bạn có nguy cơ cao. PrEP không thay thế sự cần thiết phải sử dụng bao cao su.
- Tránh tiếp xúc với bất cứ vật gì (như kim hoặc dao cạo) có thể bị nhiễm máu mang mầm bệnh.
- Không bao giờ dùng chung bơm kim tiêm với người khác. Nếu bạn lạm dụng thuốc tiêm, có những dịch vụ hỗ trợ có thể giúp bạn cai nghiện.
Các nhà nghiên cứu ước tính rằng, trong số hơn 4 triệu ca sinh ở Hoa Kỳ mỗi năm, có khoảng từ 400 đến 4.000 trẻ sơ sinh được sinh ra với chứng toxoplasmosis (được gọi là chứng toxoplasmosis bẩm sinh)
Nguy cơ bạn lây truyền bệnh ban đỏ nhiễm khuẩn do parvovirus B19 cho em bé khi mang thai là thấp. Trong nhiều trường hợp, sức khỏe của thai nhi đều tốt, mặc dù vẫn có khả năng virus Parvo B19 có nguy cơ gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Nếu bạn nghi ngờ bạn phơi nhiễm với căn bệnh này, hãy thông báo với bác sĩ – người theo dõi thai kỳ của bạn.
May mắn thay, bạn có thể đã được miễn dịch với một số bệnh truyền nhiễm.
Nhiễm nấm âm đạo phổ biến trong thai kỳ. Nếu bạn có nhiều triệu chứng như ngứa ngáy, kích ứng và tiết dịch âm đạo – hãy nói với bác sĩ. Bác sĩ có thể xác định tình trạng bạn gặp phải và khuyên bạn sử dụng thuốc điều trị. Thực hiện các bước để giữ vùng kín khô thoáng có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng nấm men.
Mang bầu và cách đối mặt với vấn đề nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
- 1 trả lời
- 617 lượt xem
Mang thai được 12 tuần, em đi xét nghiệm máu và nước tiểu. Chỉ số igM là Grayzone 1.25, igG là Reactive 61.1. Bs ở huyện bảo em bị nhiễm Rubella. Nhưng cách đây hơn 10 năm, khi có dịch Rubella hoành hành, nhiều người bị phát ban nên em và chị đã tiêm ngừa Rubella. Hiện, chị em đã có 3 cháu khoẻ mạnh, bình thường. Vậy, theo kết quả xn trên thì có đúng là em bị nhiễm Rubella không ạ?
- 1 trả lời
- 674 lượt xem
Có bầu được gần 7 tuần, em đi khám và xét nghiệm máu tại Bv kết quả rubella của em igg âm tính 0.06. Theo hẹn của bs, khi thai 16 tuần, em đi xét nghiệm lại, igG 37, dương tính và igM âm tính. Vậy, em có bị nhiễm rubella trong thời gian mang thai hay không ạ?
- 1 trả lời
- 3740 lượt xem
Bác sĩ ơi, nhà em ở vùng miền núi, thường xuyên dùng bếp củi để nấu ăn. Vừa rồi em nghe thấy thông tin là hít phải khói từ gỗ trong khi mang thai là không tốt. Em lại đang mang thai nữa, không hiểu thông tin đó có đúng không bác sĩ?
- 1 trả lời
- 1447 lượt xem
- Bác sĩ ơi, em làm giáo viên, phải đứng rất nhiều. Bác sĩ cho em hỏi, đứng cả ngày trong khi mang thai có an toàn không ạ?
- 1 trả lời
- 987 lượt xem
- Bác sĩ ơi, em có "bệnh" nghiện sắp xếp đồ. Hiện tại em đang mang thai, thì thường xuyên sắp xếp đồ đạc trong nhà có an toàn không ạ?