Nhau tiền đạo có nguy cơ gì?
Trường hợp của bạn nên khám thai định kỳ đúng lịch và phải khám ở Bệnh viên Phụ sản lớn tuyến trên. Nhau tiền đạo có thể ra huyết trong suốt thai kỳ và thường phải sinh mổ. Khi mổ cũng là cuộc mổ khó khăn. Mặc dù vậy, chẩn đoán nhau tiền đạo này cũng chỉ xác định chính xác sau 28 tuần tuổi thai thôi. Bạn lưu ý sau khi thai được 28 tuần thì nhớ nói bs sản khoa kiểm tra lại xem thế nào nhé.
Thai 16 tuần bị dây rốn bám mép bánh nhau có nguy cơ gì?
Hiện thai em đã được 16 tuần rồi. Đi siêu âm bác sĩ bảo thai phát triển bình thường nhưng dây rốn thì bám mép bánh nhau. Như thế, khi thai lớn sẽ gặp khó khăn trong việc cung cấp oxi, máu cũng như dinh dưỡng cho thai nhi đúng không ạ?
- 1 trả lời
- 2596 lượt xem
Thai 36 tuần bị nhau tiền đạo, liệu có phải mổ sớm?
Mang thai ở tuần 34, em bị ra huyết, đi khám, bs tiêm đủ 4 mũi rồi cho về. Đến tuần 36, em đi siêu âm, kết quả là: nhau tiền đạo bán trung tâm, độ trưởng thành độ III. Bs nói: em có thể sinh mổ sớm ở Bv huyện được, trừ trường hợp nhau cài răng lược. Bị nhau tiền đạo như vậy, liệu em có phải mổ sớm không bs?
- 1 trả lời
- 1594 lượt xem
Bị nhau tiền đạo, nhập viện sớm để chờ mổ chủ động?
Vợ tôi có bầu được gần 37 tuần, bé được 3kg, các chỉ số khác bình thường, song lại bị nhau tiền đạo trung tâm loại IV. Hiện, vợ tôi chưa ra huyết, nhưng được bs cảnh báo là nhau tiền đạo hay ra nhiều huyết (vào những tháng cuối) nên bà xã tôi rất lo sợ. Nhà tôi ở xa Thủ đô nên khi thai tròn 37 tuần thì tôi có thể đưa vợ lên Hà Nội, nhập Bv Phụ sản TW, xin mổ chủ động cho yên tâm, có được không ạ?
- 1 trả lời
- 540 lượt xem
Thai 35 tuần, phải mổ cấp cứu vì bị nhau tiền đạo...
Năm trước, khi mang thai lần đầu ở tuần 35, em có mổ cấp cứu vì bị nhau tiền đạo ra máu ồ ạt. Bs mổ cho em bằng đường mổ dọc dưới rốn đến gần xương mu, nhưng không may, bé mất. Vậy, bao lâu nữa em có thể mang thai lại. Và, lần sinh này, nếu sức khỏe tốt, em có thể sinh thường được không ạ?
- 1 trả lời
- 525 lượt xem
Nhau bám thấp, liệu có thành nhau tiền đạo không?
Em năm nay 26 tuổi. Mang thai được gần 24 tuần, em đi siêu âm, bs kết luận nhau nhóm 3 bám thấp. Em thấy lo quá, liệu em có bị nhau tiền đạo không đây? Mong được bs tư vấn. Em hay đi làm xa bằng xe máy, có sao không ạ. Và giờ, em phải ăn uống, nghỉ ngơi thế nào cho thai an toàn, thưa bs?
- 1 trả lời
- 1679 lượt xem
Tình trạng tiền sản giật thường phát triển trong 3 tháng cuối, nhưng có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong nửa sau của thai kỳ, trong khi chuyển dạ hoặc thậm chí đến sáu tuần sau khi sinh.
Những phụ nữ bị tiền sản giật thai kỳ thường có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn trong cuộc đời, so với những phụ nữ không bị tiền sản giật.
Trở ngại lớn nhất đối với những phụ nữ từ 35 tuổi trở lên có thể là khả năng có thai ngay lập tức.
Dù bằng cách nào, việc có một thai kỳ nguy cơ cao cũng có nghĩa là bạn hoặc con có nhiều khả năng gặp phải các vấn đề sức khỏe khi mang bầu, khi sinh hoặc sau khi sinh.
Phụ nữ thường tự đổi lỗi cho chính mình trong và sau khi có thai kỳ nguy cơ cao. Donna Rothert, người chuyên thai kỳ nguy cơ cao và mất mát về sinh sản, nói rằng cô đã nghe nhiều khách hàng làm đi làm lại điều này. “Chúng ta mang đứa trẻ này đến. Chúng ta nghĩ mình có thể bảo vệ nó, vì vậy chúng ta đổi lỗi cho chính mình”, cô nói. Nhiều phụ nữ cảm thấy không chỉ lo lắng mà còn có tội nếu có vấn đề với thai kỳ của họ.