1

Nghiệm pháp đi bộ 6 phút - Bộ y tế 2018

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính - Bộ y tế 2018

1. Mở đầu

Các nghiệm pháp đi bộ là các nghiệm pháp gắng sức nhằm đo lường trạng thái chức năng hay khả năng của người bệnh, chủ yếu là khả năng liên quan đến việc thực hiện các hoạt động thường ngày, nhằm đánh giá đáp ứng của sự phối hợp chung của tất cả các hệ cơ quan có liên quan đến gắng sức như hệ hô hấp, hệ thống tuần hoàn, chuyển hóa cơ và hệ thần kinh cơ. Nghiệm pháp đi bộ 6 phút dễ thực hiện, dễ dung nạp và phảnánh tốt nhất các sinh  hoạt hàng ngày nên được chọn lựa áp dụng nhiều nhất cho các bệnh nhân có bệnh lý tim – phổi.

2. Chỉ định (Theo ATS 2002)

Nghiệm pháp đi bộ 6 phút thường được sử dụng trong các trường hợp sau

- So sánh trước và sau điều trị

  •  Ghép phổi
  •  Phẫu thuật cắt phổi
  •  Phẫu thuật cắt giảm thể tích phổi
  •  Phục hồi chức năng hô hấp
  •  BPTNMT 
  • Cao áp động mạch phổi
  •  Suy tim

- Trạng thái chức năng (Đo 1 lần)

  •  BPTNMT
  •  Bệnh xơ nang
  •  Suy tim
  •  Bệnh mạch máu ngoại biên.
  •  Bệnh xơ cơ
  •  Người già

- Dự đoán bệnh suất và tử vong

  •  Suy tim
  •  BPTNMT
  •  Cao áp động mạch phổi nguyên phát

3. Chống chỉ định

3.1. Chống chỉ định tuyệt đối

  •  Đau ngực không ổn định trong một tháng trước đây.
  •  Nhồi máu cơ tim trong một tháng trước đây.

3.2. Chống chỉ định tương đối

  •  Nhịp tim lúc nghỉ > 120 lần/phút .
  •  Huyết áp tâm thu > 180 mmHg.
  •  Huyết áp tâm trương > 100mmHg.

Các trường hợp có chống chỉ định tương đối nên được xem xét lại bởi BS chỉ định nghiệm pháp và nên được khám và xử trí bởi BS chuyên khoa tim mạch. Điện tâm đồ thực hiện trong 6 tháng gần đây nên được xem xét.

4. Phương tiện – Dụng cụ

4.1. Địa điểm

  • Hành lang thẳng có mái che, ít gió, ít người qua lại, nền gạch bằng phẳng dễ đi, chiều dài tối thiểu 30m. Nên có bờ tường dọc hai bên lối đi và vị trí thuận tiện để đến phòng cấp cứu gần nhất. Đầu và cuối đoạn đường có đặt cột mốc đánh dấu. Điểm khởi hành, chỗ vòng lại và đi tiếp đều được đánh dấu rõ trên mặt sàn. Đoạn đường đi được đánh dấu mỗi 3 mét.
  • Lưu ý: tùy điều kiện cơ sở vật chất, có thể chấp nhận khoảng đường đi 20 – 50 m (thay vì 30m)
  • Không sử dụng thảm lăn thay cho mặt sàn trong nghiệm pháp này.

4.2. Các dụng cụ cần thiết

  •  Đồng hồ đếm ngược.
  •  Dụng cụ đếm vòng (nếu có).
  •  Cột mốc đánh dấu điểm đầu và cuối đoạn đường đi.
  •  Ghế ngồi có thể di chuyển theo lối đi bộ.
  •  Hồ sơ ghi chép (bao gồm thang điểm Borg về mệt và khó thở).
  •  Nguồn oxy.
  •  Máy đo huyết áp.
  •  Máy đo SpO2 (nếu cần).
  •  Điện thoại hoặc các phương tiện di chuyển đến phòng cấp cứu.
  •  Máy phá rung.
  • Thuốc cấp cứu: Nitrat ngậm dưới lưỡi, Nifedipin 10mg ngậm dưới lưỡi, thuốc giãn phế quản cắt cơn Salbutamol dạng hít hoặc khí dung.

5. Tiến hành

5.1. Chuẩn bị bệnh nhân

  •  Người bệnh được hướng dẫn trước để mặc quần áo thích hợp.
  •  Sử dụng giày hoặc dép thuận tiện và quen thuộc (có thể không mang giày dép nếu thích).
  •  Có thể sử dụng gậy chống hoặc xe đi vốn đã quen thuộc.
  •  Sử dụng thuốc men như thường lệ nếu có.
  •  Có thể ăn nhẹ trước khi thực hiện nghiệm pháp.
  •  Không vận động mạnh hoặc gắng sức trong vòng 2 giờ trước nghiệm pháp.

5.2. Thực hiện nghiệm pháp

- Người bệnh không cần khởi động trước khi thực hiện nghiệm pháp.

- Người bệnh ngồi nghỉ trên ghế gần điểm khởi hành ít nhất 10 phút. Trong lúc đó, đo mạch, huyết áp, SpO2, kiểm tra lại các chống chỉ định và xem lại quần áo giày dép bệnh nhân có thích hợp không. Cho bệnh nhân đứng và tự ghi nhận điểm khó thở và mệt theo thang Borg.

- Hướng dẫn người bệnh về cách tiến hành nghiệm pháp: cách đi dọc theo quãng đường đánh dấu, vòng lại ở đoạn đầu và cuối quãng đường không do dự, dừng lại ngay khi có tiếng chuông báo hiệu đã hết thời gian 6 phút. Cần nhấn mạnh các điểm sau:

  •  Người bệnh cần đi nhanh đến mức có thể được nhưng không được chạy.
  •  Trong khi đi nếu cảm thấy mệt, khó thở có thể đi chậm lại hoặc dừng lại, đứng dựa tường nghỉ mệt và có thể tiếp tục đi ngay khi có thể.
  •  Kỹ thuật viên nên đi thử một đoạn đường cho người bệnh quan sát.

- Cho người bệnh đứng tại điểm khởi hành. Vặn đồng hồ đếm ngược 6 phút, vặn dụng cụ đếm vòng (nếu có) về số 0 ngay lúc người bệnh bắt đầu đi. Lưu ý kỹ thuật viên không đi cùng với người bệnh, quan sát cẩn thận và bấm vào dụng cụ đếm vòng hoặc đánh dấu vào hồ sơ mỗi vòng người bệnh đi được. Chỉ được dùng giọng nói đều đều để hướng dẫn và thông báo cho người bệnh sau mỗi phút người bệnh đi được, tránh không khuyến khích động viên người bệnh bằng giọng nói hoặc bằng động tác hình thể trong lúc đi.

- Thông báo cho người bệnh biết khi còn 15 giây cuối cùng, hô to đứng lại khi đồng hồ reo và đánh dấu vị trí người bệnh đứng. Đưa ghế lại cho người bệnh ngồi nghỉ nếu người bệnh có vẻ mệt. Đo SpO2, nhịp tim và điểm Borg về mệt và khó thở sau nghiệm pháp.

- Nếu người bệnh cảm thấy mệt và dừng lại, cho người bệnh biết có thể dựa vào tường để nghỉ và có thể tiếp tục đi nếu bớt mệt. Không tắt đồng hồ trong lúc người bệnh nghỉ.

- Chỉ định ngưng nghiệm pháp ngay lập tức nếu bệnh nhân có một hay hơn các triệu chứng sau:

  •  Đau ngực.
  •  Khó thở nhiều và không cải thiện sau khi dừng lại vài phút.
  •  Đau chân kiểu co thắt.
  •  Choáng váng, lảo đảo.
  •  Vã mồ hôi.
  •  Nhợt nhạt hoặc tái mét.

- Nếu người bệnh dừng lại và từ chối đi tiếp trước khi hoàn tất 6 phút, hoặc có chỉ định ngưng nghiệm pháp, đưa ghế đến cho bệnh nhân ngồi, ghi vào hồ sơ khoảng đường đi được, thời điểm và lý do ngưng nghiệm pháp.

- Nếu người bệnh đang thở oxy dài hạn và cần phải sử dụng oxy trong lúc thực hiện nghiệm pháp, cần ghi rõ vào hồ sơ

  •  Liều oxy thường ngày và liều oxy lúc đi bộ (nếu khác nhau).
  •  Loại dụng cụ cung cấp oxy.
  •  Cách bệnh nhân mang theo dụng cụ cung cấp oxy khi thực hiện nghiệm pháp.

- Ghi nhận khoảng cách đi bộ 6 phút bằng cách đếm số vòng đi được nhân với 60 mét rồi cộng với quãng đường cuối cùng.

- Ghi kết quả vào mẫu báo cáo kết quả nghiệm pháp đi bộ 6 phút.

Thang điểm khó thở và mệt mỏi Borg

0

0,5

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

 Không khó thở chút nào

 Khó thở rất, rất nhẹ (mới cảm thấy)

 Khó thở rất nhẹ

 Khó thở nhẹ

 Khó thở trung bình

 Khó thở hơi nặng

 Khó thở nặng

 

 Khó thở rất nặng

 

 Khó thở rất nặng, gần như hết mức

 Khó thở hết mức (tối đa)

 

MẪU KẾT QUẢ NGHIỆM PHÁP ĐI BỘ 6 PHÚT

Tên bệnh nhân:.................................................Mã số.............................
Giới:.............Chủng tộc:.................Chiều cao............Cân nặng....................
Huyết áp:........./.............
Thuốc dùng trước khi thực hiện nghiệm pháp (liều dùng, cách dùng)......................
Oxy liệu pháp trong nghiệm pháp: Không ____ Có _______,lưu lượng ............lít/phút
Loại dụng cụ cung cấp oxy.....................................................................
Cách bệnh nhân mang theo....................................................................
Các thông số lúc kết thúc nghiệm pháp
Giờ bắt đầu................... giờ kết thúc.................
Nhịp tim:...........................
Điểm khó thở Borg................
Điểm mệt mỏi Borg................
SpO2: Bắt đầu....................%, kết thúc..................%
Ngưng hoặc tạm dừng trước 6 phút: Không _____ Có ____, lý do:........................
Các triệu chứng xuất hiện trong nghiệm pháp: đau ngực ______, chóng mặt _____
Đau ở hông, chân, bắp chân ________________, khác ...................................
Số vòng đi được:...................... khoảng đường cuối cùng:..............................
Khoảng cách đi bộ 6 phút: (Số vòng x 60m) + Khoảng đường cuối cùng =
.......................................................................................m
Khoảng cách ước tính......................m; % ước tính:..............................%
Nhận xét:.......................................................................................

 

Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Nghiệm pháp đi 6 phút - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017

Xét nghiệm AFB nhuộm soi trực tiếp phương pháp nhuộm Ziehl-Neelsen - Bộ y tế 2015
  •  1 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh lao - Bộ y tế 2015

Xét nghiệm AFB nhuộm soi trực tiếp phương pháp nhuộm huỳnh quang đèn LED - Bộ y tế 2015
  •  1 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh lao - Bộ y tế 2015

Xét nghiệm kháng thể kháng Dengue IgG và IgM (phương pháp thấm miễn dịch) - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Huyết học - Truyền máu - Miễn dịch - Dị ứng - Sinh học phân tử - Bộ y tế 2017

Nghiệm pháp atropin - Bộ y tế 2014
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Tim mạch - Bộ y tế 2014

Tin liên quan
Các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán tiền mãn kinh
Các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán tiền mãn kinh

Mãn kinh là một quá trình sinh lý tự nhiên ở phụ nữ, xảy ra khi buồng trứng ngừng phóng trứng trưởng thành vào mỗi tháng và cơ thể tạo ra ít horTronmone estrogen, progesterone hơn.

Độ chính xác của các phương pháp xét nghiệm HIV
Độ chính xác của các phương pháp xét nghiệm HIV

Với các phương pháp xét nghiệm HIV hiện nay thì việc chẩn đoán sai là điều rất hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên trong một số ít trường hợp, xét nghiệm HIV cho kết quả dương tính giả hoặc âm tính giả.

Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống được thực hiện khi nào?
Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống được thực hiện khi nào?

Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống đánh giá khả năng kiểm soát đường huyết của cơ thể. Phương pháp này thường được sử dụng để chẩn đoán bệnh tiểu đường, bao gồm cả tiểu đường thai kỳ.

Mòn men răng và các biện pháp phục hồi
Mòn men răng và các biện pháp phục hồi

Nguyên nhân và cách điều trị mòn men răng

Các Phương Pháp Tăng Kích Thước Dương Vật Có Thực Sự hiệu quả?
Các Phương Pháp Tăng Kích Thước Dương Vật Có Thực Sự hiệu quả?

Đã bao giờ bạn cảm thấy tự ti về kích thước “cậu nhỏ” của mình và nghĩ đến chuyện thử một biện pháp tăng kích thước vẫn thường được quảng cáo trên mạng hay chưa?

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Bé có cần tiêm liều bổ sung nhắc lại không nếu xét nghiệm máu cho thấy bé đã có miễn dịch với bệnh?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  980 lượt xem

- Bác sĩ cho tôi hỏi, bé nhà tôi có cần phải tiêm liều vắc xin bổ sung nhắc lại không, nếu xét nghiệm máu cho thấy bé đã miễn dịch với bệnh? Cảm ơn bác sĩ!

Thử nghiệm về độ an toàn của vắc xin đã đủ nghiêm ngặt chưa?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  672 lượt xem

- Bác sĩ cho hỏi những thử nghiệm về độ an toàn của vắc xin đã đủ nghiêm ngặt chưa ạ? Các quy trình để đo độ an toàn của vắc xin là gì ạ?

Phiếu xét nghiệm máu của bà bầu như này có sao không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  2222 lượt xem

Em mới làm xét nghiệm, và nhận được kết quả như thế này. Em thai 20 tuần. Bác sĩ xem giúp em có ảnh hưởng gì nhiều không ạ? Và em cần làm gì để cải thiện vấn đề này! Và nếu phải xét nghiệm thì bao lâu em xét nghiệm lại được?

Thai 20 tuần bị nguy cơ cao dị tật ống thần kinh, bác sĩ tư vấn xét nghiệm chọc ối có đúng không ạ?
  •  3 năm trước
  •  0 trả lời
  •  2566 lượt xem

Thai em 20w rồi, nhưng xét nghiệm máu lại bị dị tật ống thần kinh (nguy cơ cao), bác sĩ tư vấn làm xét nghiệm chọc ối, giờ e hoang mang lo lắng quá. Lúc 12 tuần em bị ra huyết phải nằm viện đến 16 tuần. Liệu em có phải chọc ối không ạ, hay chỉ siêu âm cũng thấy dị tật rồi?

Xét nghiệm Down cần xin tư vấn
  •  3 năm trước
  •  0 trả lời
  •  473 lượt xem

Bác sĩ cho em hỏi làm xét nghiệm dowtes cặp gen 21 có kết quả là 179/1 và độ mờ da gáy là 1.2 mm thì nguy cơ bé bị dow có cao không, còn 2 cặp 18 và 13 là bình thường xin tư vấn của bác sĩ ạ.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây