Mẹ bầu nhóm máu B (RH-) có phải tiêm đủ 3 mũi không?
Phác đồ điều trị của các Bệnh viện, hướng dẫn xử trí đối với trường hợp mẹ Rh (-) để dự phòng bệnh lý tán huyết cho thai kỳ như sau:
- Đối với những thai phụ có Rh âm: xét nghiệm yếu tố Rh cho bố bé. Nếu bố bé cũng Rh âm thì không cần tiêm anti-D. Nếu bố bé Rh dương hay không xác định được nhóm máu của người cha thì thai phụ cần được xét nghiệm kháng thể anti-D.
- Xét nghiệm tìm kháng thể anti-D: thời điểm khoảng tuần thứ 20-28 thai kỳ.
+ Nếu mẹ có anti-D: sau sinh bé cần được gởi khoa Dưỡng nhi để đề phòng thiếu máu tán huyết cho bé và thai phụ cần theo dõi sát thai kỳ.
+ Nếu thai phụ Rh âm, không có kháng thể anti-D nên được tiêm dự phòng anti-D immunoglobulin.
Đối với các trường hợp có chỉ định tiêm anti-D immunoglobulin thì thai phụ nên tiêm đủ 3 liều vào đúng thời điểm khuyến cáo là tuần 28, tuần 34 thai kỳ và trong vòng 72 giờ sau sinh để hiệu quả dự phòng đạt tốt nhất.
Thuốc anti-D immunoglobulin sử dụng đường tiêm bắp. Vì thế, bạn có thể nhờ người nhà mua thuốc rồi đến các cơ sở y tế ở tỉnh mình để bs tiêm cho cũng được.
Thai 20 tuần nhau bám mặt sau nhóm 2 có phải là bình thường không?
Khi thai 15 tuần, tử cung bị ra máu nên em phải cấp cứu bệnh viện. Bác sĩ chẩn đoán nhau bám mép qua lỗ trong cổ từ cung và cho thuốc về đặt. Tuần sau tái khám, nhau vẫn bám thấp. Nay thai đã 20 tuần đi khám thì bác sĩ ghi nhau bám mặt sau nhóm 2. Như vậy là nhau em đã bình thường chưa và liệu có bị tuột thấp lại không? Bây giờ, em có thể sinh hoạt lại bình thường chưa hay vẫn phải kiêng đi lại nhiều, nằm một chỗ ạ?
- 1 trả lời
- 8232 lượt xem
Có phải tiêm ngừa uốn ván thêm mũi nữa không?
Cách đây hơn 2 năm, em đã tiêm ngừa 1 mũi uốn ván ở cơ quan. Lúc thai được 4 tháng, em đi tiêm ngừa 1 mũi uốn ván. Bây giờ, thai em sắp được 5 tháng, liệu em có phải tiêm phòng uốn ván thêm mũi nữa không ạ? Nếu có thì mũi tiếp theo em cần tiêm vào lúc nào?
- 1 trả lời
- 400 lượt xem
Hít phải khói từ gỗ trong khi mang thai có an toàn không?
Bác sĩ ơi, nhà em ở vùng miền núi, thường xuyên dùng bếp củi để nấu ăn. Vừa rồi em nghe thấy thông tin là hít phải khói từ gỗ trong khi mang thai là không tốt. Em lại đang mang thai nữa, không hiểu thông tin đó có đúng không bác sĩ?
- 1 trả lời
- 3749 lượt xem
Bà bầu uống sữa từ bò được tiêm hormone tăng trưởng có an toàn không?
- Thưa bác sĩ, bà bầu uống sữa từ bò được tiêm hormone tăng trưởng có an toàn cho thai nhi không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 961 lượt xem
Thị lực được cải thiện khi mang thai có phải không?
- Thưa bác sĩ, tôi bị cận thị. Có phải khi mang thai tôi sẽ cải thiện được thị lực của mình phải không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 688 lượt xem
Các bác sĩ khuyên phụ nữ mang thai không nên chủng ngừa vắc-xin sống, sử dụng virus được làm suy yếu, như vắc-xin MMR (sởi, quai bị và rubella) và vắcxin thủy đậu. Nhưng có hai loại vắc xin mà bác sĩ khuyến cáo các bà bầu nên tiêm: vắc xin cúm và Tdap (uốn ván-bạch hầu-ho gà).
Câu hỏi: - Thưa bác sĩ, có đúng là việc sinh đôi được di truyền trong gia đình không ạ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với nhé, cảm ơn bác sĩ!
Nếu bạn tiêm Tdap trước hoặc trong khi mang thai, con bạn sẽ có kháng thể từ bạn trong thời kỳ mang thai, điều này giúp bé phòng ngừa khi mới sinh, khi bé vẫn còn quá nhỏ để được tiêm vắcxin.
Tiêm phòng cúm cho bà bầu cũng mang lại lợi ích cho em bé của bạn. Các kháng thể mà cơ thể bạn phát triển sẽ được truyền cho em bé và bảo vệ bé khỏi bệnh cúm trong vài tháng sau sinh.
Nhiều phụ nữ mang bầu lựa chọn liệu pháp tiêm phòng cúm, tuy nhiên họ vẫn chưa thực sự an tâm với việc tiêm phòng này có an toàn cho thai nhi hay không? Cùng đi tìm lời giải đáp này trong bài viết dưới đây!