1

Mất răng từng phần  - Bộ y tế 2015

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng hàm mặt  - Bộ y tế 2015

I. ĐỊNH NGHĨA

Mất răng từng phần là tình trạng mất một hoặc nhiều răng trên một hoặc cả hai cung hàm.

II. NGUYÊN NHÂN

  •  Sâu răng.
  •  Các tổn thương khác gây mất mô cứng của răng.
  •  Viêm quanh răng.
  •  Chấn thương.
  •  Thiếu răng bẩm sinh.
  •  Răng bị nhổ do có bệnh lý lên quan đến răng như u, nang xương hàm.

III. CHẨN ĐOÁN

Dựa vào tình trạng thiếu răng trên cung hàm.

1. Chẩn đoán phân loại mất răng

a. Theo Kennedy

  •  Loại I: Mất răng hàm phía sau cả 2 bên không còn răng giới hạn.
  •  Loại II: Mất răng hàm phía sau 1 bên không còn răng giới hạn.
  •  Loại III: Mất răng hàm phía sau còn răng giới hạn phía xa.
  •  Loại IV: Mất nhóm răng cửa.
  •  Loại V: Còn lại 1 hoặc 2 răng hàm.
  •  Loại VI: Còn 1 hoặc 2 răng trước.

b. Theo Kourliandsky

  •  Loại I: Còn ít nhất 3 điểm chạm.
  •  Loại II: Còn 2 điểm chạm.
  •  Loại III: Còn nhiều răng nhưng không có điểm chạm.

2. Cận lâm sàng

  •  Chụp phim X quang để đánh giá tình trạng xương hàm vùng mất răng.
  •  Xét nghiệm máu nếu cần.

IV. ĐIỀU TRỊ

1. Nguyên tắc

Làm phục hình răng phục hồi lại các răng mất để thiết lập lại chức năng ăn nhai và thẩm mỹ cho bệnh nhân. Khác nhau tùy theo phương pháp phục hình mất răng.

2. Điều trị cụ thể

2.1. Điều trị tiền phục hình

  •  Lấy cao răng.
  •  Hàn các răng sâu.
  •  Hàn phục hồi các tổn thương mất mô cứng của răng nếu có.
  •  Mài chỉnh những răng có độ lẹm quá lớn theo khảo sát trên song song kế.
  •  Nhổ các chân răng còn sót lại.
  •  Bấm gai xương ở sống hàm.
  •  Điều trị các trường hợp phanh môi, má bám thấp.
  •  Làm sâu ngách tiền đình trong một số trường hợp ngách tiền đình nông.

2.2. Phục hình răng bằng Hàm giả tháo lắp

- Có 3 loại Hàm khung kim loại, hàm nhựa thường, hàm nhựa dẻo.

a. Hàm giả nền nhựa

- Chỉ định: Tất cả các trường hợp mất răng từng phần.

- Chống chỉ định: Bệnh nhân dị ứng với nhựa nền hàm.

- Các bước

  •  Lấy dấu 2 hàm và đổ mẫu.
  •  Làm nền tạm, gối sáp.
  •  Thử cắn và ghi tương quan 2 hàm.
  •  Lên răng.
  •  Thử răng.
  •  Ép nhựa và hoàn thiện hàm (tại Labo).
  •  Lắp hàm.
  •  Hướng dẫn bệnh nhân cách sử dụng và bảo quản hàm giả.

b. Hàm khung kim loại

- Chỉ định: Tất cả các trường hợp mất răng từng phần.

- Chống chỉ định: Các răng mang móc không đủ vững chắc để làm tựa cho hàm giả.

- Các bước

  •  Lấy dấu hai hàm và đổ mẫu nghiên cứu.
  •  Khảo sát mẫu hàm, xác định răng đặt móc, hướng lắp và khung sơ khảo trên song song kế.
  •  Sửa soạn răng đặt móc và mài chỉnh tạo hướng lắp cho hàm khung nếu cần.
  •  Lấy dẫu và đổ mẫu làm việc.
  •  So mầu và chọn mầu răng.
  •  Thiết kế hàm khung trên mẫu thạch cao.
  •  Đúc hàm khung bằng hợp kim.
  •  Thử khung trên miệng bệnh nhân.
  •  Đo tương quan hai hàm.
  •  Lên răng trên hàm khung.
  •  Thử răng trên miệng bệnh nhân.
  •  Ép nhựa.
  •  Lắp hàm.
  •  Hướng dẫn bệnh nhân cách sử dụng hàm giả.

2.3. Phục hình bằng cầu răng

- Chỉ định: Tất cả các trường hợp mất răng từng phần còn giới hạn hai phía.

- Chống chỉ định

  •  Không còn đủ răng giới hạn 2 phía vùng mất răng.
  •  Các trụ cầu không đủ độ vững chắc.
  •  Khoảng mất răng quá dài.
  •  Răng trụ không đủ lực gánh nhịp cầu.

- Các bước

  •  Sửa soạn các răng trụ mang cầu.
  •  Lấy dấu và đổ mẫu.
  •  So mầu răng.
  •  Đúc sườn kim loại và nướng sứ.
  •  Gắn cầu răng trên miệng.

2.4. Phục hình răng bằng Implant

- Chỉ định: Tất cả các trường hợp mất răng từng phần.

- Chống chỉ định

  •  Thiếu xương hàm vùng mất răng.
  •  Các bệnh toàn thân không cho phép.
  •  Có tình trạng nhiễm trùng cấp tính trong khoang miệng.

- Các bước

  •  Sát khuẩn.
  •  Vô cảm.
  •  Bộc lộ xương hàm vùng cấy ghép.
  •  Bơm rửa.
  •  Đặt Implant.
  •  Đặt mũ phủ Implant hoặc trụ liền thương.
  •  Khâu đóng niêm mạc.

2.5. Hàm toàn bộ phủ

- Chỉ định: Mất răng loại Kennedy V và VI.

- Kỹ thuật

- Các bước cơ bản giống hàm toàn bộ.

V.TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG

1. Tiên lượng

Tất cả các phương pháp phục hình đều có tác dụng phục hồi chức năng ăn nhai và thẩm mỹ.

2. Biến chứng

  •  Sang thương niêm mạc miệng.
  •  Sang chấn và tổn thương các răng mang móc, răng trụ cầu.
  •  Viêm quanh Implant.

VI. PHÒNG BỆNH

  •  Hướng dẫn các biện pháp vệ sinh răng miệng, kiểm soát mảng bám để ngăn ngừa sâu răng và viêm quanh răng.
  •  Khám định kỳ để phát hiện sớm các bệnh của răng, quanh răng và điều trị kịp thời ngăng ngừa biến chứng gây mất răng.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng hàm mặt - Bộ y tế 2015
  •  2 năm trước

Ban hành kèm theo Quyết định số 3108/QĐ-BYT ngày 28/7/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế

Á vảy nến và vảy phấn dạng LICHEN - Bộ y tế 2015
  •  1 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh da liễu - Bộ y tế 2015

Vảy phấn hồng Gibert - Bộ y tế 2015
  •  1 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh da liễu - Bộ y tế 2015

Bệnh vảy phấn đỏ nang lông - Bộ y tế 2015
  •  1 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh da liễu - Bộ y tế 2015

Tin liên quan
Xơ hóa cầu thận khu trú từng phần là gì? Có nguy hiểm không?
Xơ hóa cầu thận khu trú từng phần là gì? Có nguy hiểm không?

Xơ hóa cầu thận khu trú từng phần là một bệnh lý hiếm gặp xảy ra ở thận. Ở những người mắc bệnh này, các cầu thận – cấu trúc nhỏ có chức năng lọc máu bên trong thận - hình thành sẹo và trở nên xơ cứng.

Hút thuốc lá và sức khỏe răng miệng
Hút thuốc lá và sức khỏe răng miệng

Tìm hiểu về các tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe răng miệng

Cách ngăn ngừa sâu răng
Cách ngăn ngừa sâu răng

Sâu răng là sự phá hủy cấu trúc răng và có thể tác động đến cả men răng (lớp phủ ngoài cùng của răng) và lớp ngà răng.

Đau răng
Đau răng

Tìm hiểu về vấn đề phổ biến trong nha khoa: đau răng

Cách chăm sóc răng nhạy cảm
Cách chăm sóc răng nhạy cảm

Nếu các loại đồ ăn, đồ uống lạnh hoặc nóng khiến cho răng bạn bị đau thì có lẽ đã đến lúc đi khám nha sĩ để kiểm tra xem có phải răng bạn là răng nhạy cảm hay không.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Bé chưa có phản ứng xấu với loại vắc xin nào, thì sẽ không phản ứng gì với các mũi tiêm trong tương lai?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  835 lượt xem

- Bác sĩ ơi, bé nhà tôi được 9 tháng tuổi, bé chưa bao giờ phản ứng xấu với một loại vắc xin nào. Bác sĩ cho tôi hỏi, điều đó có nghĩa là cháu sẽ không phản ứng gì với các mũi tiêm trong tương lai, phải không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Các phản ứng nhạy cảm với vắc xin có di truyền trong gia đình không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  709 lượt xem

- Bác sĩ cho hỏi, các phản ứng nhạy cảm với vắc xin có di truyền từ bố mẹ sang con không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Làm gì khi bé phản ứng không tốt với vắc xin?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  580 lượt xem

- Bác sĩ cho tôi hỏi, những dấu hiệu nào cho thấy bé phản ứng không tốt với vắc xin. Và khi ấy, cha mẹ cần làm gì để xử lý tình trạng này?

Phân biệt viêm họng thông thường và viêm họng do liên cầu khuẩn
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  716 lượt xem

Họng của con tôi bị sưng, đỏ. Bác sĩ cho tôi hỏi, cháu bị viêm họng thông thường hay bị viêm họng do strep (liên cầu khuẩn) gây nên ạ? Và những dấu hiệu nào thực sự là tình trạng nhiễm trùng vi khuẩn trep? Cảm ơn bác sĩ!

Bộ phận sinh dục của con tôi bị sưng lên, điều này có bình thường không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  750 lượt xem

Thưa bác sĩ, bé nhà tôi vừa sinh được 2 tuần. Tuy nhiên, bộ phận sinh dục của cháu cứ bị sưng lên, điều này có bình thường không vậy bác sĩ?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây