Làm thế nào để tiêu diệt hết chấy trong nhà?
Tại sao việc vệ sinh không giúp tiêu diệt chấy?
Chấy không thể nhảy hoặc bay. Chúng có thể bò, nhưng chúng thích ở lại trên đầu người. Hầu hết chúng không thể sống lâu hơn 24 giờ nếu không có nguồn cung cấp lương thực. Da đầu với tóc là môi trường tự nhiên của chúng và đó là nơi chúng sống cuộc sống ngắn ngủi và hút máu.
Một con chấy khỏe mạnh sẽ không tự nguyện bò ra khỏi đầu con bạn, nhưng đôi khi chúng rơi ra khỏi đầu. Việc áp dụng các phương pháp điều trị chấy rận kết hớp với lược chải và theo dõi chặt chẽ là cách tốt nhất chống lại chấy rận.
Bạn có thể làm gì? Nhiều chuyên gia khuyên bạn nên giặt giũ và hút bụi để ngăn ngừa sự tái phát từ những con chấy rơi ra khỏi tóc, nhưng việc này có lẽ không cần thiết. Theo các Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) và các chuyên gia khác, nguy cơ bị nhiễm chấy do chấy rơi xuống sàn hoặc đồ nội thất là rất nhỏ.
Dưới đây là một điều bạn có thể thực hiện có thể giúp ngăn ngừa tái phát:
- Hút bụi ghế xe hơi của mỗi ngày, nơi bé kê đầu.
- Thay vỏ gối, khăn trải giường, áo ngủ và khăn tắm hàng ngày. Nếu bạn chỉ có một bộ, bạn có thể giặt chúng mỗi ngày với giặt nước nóng và sấy ở nhiệt độ cao.
- Bọc các vật dụng đã chạm với đầu (như thú nhồi bông, dây cốt tóc) trong túi nhựa kín trong 2 tuần. Ngoài ra, bạn chỉ cần để chúng cách xa bé cho đến khi chấy, rận hết.
- Vệ sinh lược trong nước nóng mỗi ngày để loại bỏ tất cả chấy và trứng chấy
Đừng lo lắng về việc làm sạch vệ sinh cũng như kiểm dịch vật nuôi. Chấy sống trên đầu không lây lan sang động vật và bạn cũng không lây chấy từ chúng
Cảnh báo: dù có làm gì, cơ quan chức năng khuyến cáo không dùng các loại thuốc xịt, vì chúng có thể gây độc nếu bé hít phải hoặc hấp thụ qua da.
Christine Duenas đã mất đứa con của mình khi cô mang thai được 39 tuần và 3 ngày. Cô ấy đã lâm bồn, nhưng sau đó đã có sự cố khủng khiếp xảy ra. Trước khi chào đời, con bé đã chết.
Khó có thể phân biệt được giữa “cảm lạnh thông thường” – bệnh có thể khiến bé mệt nhưng không nguy hiểm – với các chứng bệnh nghiêm trọng hơn.
Trong những năm tháng đầu đời, cha mẹ cần lưu ý rất nhiều điều, để giúp bé phát triển một cách toàn diện nhất. Dưới đây là 5 điều quan trọng, cha mẹ cần phải ghi nhớ khi chăm sóc bé.
Nhiễm trùng tai là bệnh được chẩn đoán phổ biến thứ hai ở trẻ em tại Mỹ (sau cảm lạnh). Một nghiên cứu lớn cho thấy 23% trẻ sơ sinh sẽ bị ít nhất một lần nhiễm trùng tai khi tròn 1 tuổi và hơn 1 nửa bị ít nhất một lần khi được 3 tuổi.
Chấy là những ký sinh trùng nhỏ sống trên đầu người. Chúng sống và phát triển bằng cách hút một lượng nhỏ máu từ da đầu và sinh sản bằng cách đẻ trứng vào tóc. Nghe có vẻ ngạc nhiên nhưng chấy không lây lan bệnh tật. Nếu con của bạn có chấy, hãy tìm hiểu thông tin hướng dẫn điều trị chấy.
- 1 trả lời
- 2563 lượt xem
Em sinh bé nặng 3,8kg. Nay bé được 3 tháng và nặng 6,5kg. Em cho bé bú mẹ hoàn toàn. Thông thường, bé đi ị 4-5 lần một ngày. Nhưng 2 hôm nay bé đi rất nhiều. Ngày phải đến 10 lần. Phân có cả nước, màu vàng hoa cà. Có lúc đi chỉ toàn nước không, lắm khi tè cũng ra phân. Nhưng được cái bé vẫn chơi, ăn, ngủ bình thường ạ. Bé nhà em như vậy có phải bị tiêu chảy không ạ? Và em phải làm gì để khắc phục tình trạng này?
- 1 trả lời
- 3029 lượt xem
Hiện tại bé trai nhà em đang được 5 tháng 20 ngày và nặng 8,5kg. Em cho bé bú mẹ hoàn toàn. Cách đây 1 tuần em thấy trong bỉm của bé xuất hiện những chấm nước tiểu màu hơi hồng hồng cam cam, không đỏ đậm như máu. Còn lại nước tiểu bình thường thì vẫn màu vàng nhạt. Em có kiểm tra đầu chim của bé nhưng không hề thấy xây xát gì, cũng không có máu. Từ 1 tháng tuổi đến nay ngày nào bé cũng uống bổ sung 1 giọt Aquadetrim vitamin D3. Em có ngưng cho bé uống thì không thấy chấm hồng cam nữa. Hàng ngày bé vẫn ăn, ngủ, chơi bình thường. Bé nhà em bị như vậy có nguy hiểm không? Em có nên tiếp tục cho bé uống Vitamin D3 nữa không ạ?
- 1 trả lời
- 555 lượt xem
Em sinh bé trai được 2 tháng 15 ngày tuổi. Hiện bé nặng 5,9kg. Ngày hôm qua và hôm nay bé bị đi ngoài phân xanh, có lúc cố đi thì có dính ít máu. Em cho bé đi khám thì bác sĩ kết luận bé bị tiêu chảy nhiễm khuẩn, kê cho bé uống kháng sinh và bù điện giải. Bé vẫn bú mẹ bình thường, không bị sốt ạ. Tình trạng của bé nhà em có nguy hiểm không ạ?
- 1 trả lời
- 744 lượt xem
Em sinh bé nặng 3,3kg. HIện bé đã được hơn 3 tháng tuổi. Em vắt sữa ra bình cho bé uống. Trong 2 tháng đầu bé lên cân rất tốt. Được 2 tháng thì bé đã nặng 6,7kg. Tuy nhiên, đến tháng thứ 3 này thì cháu có hiện tượng biếng bú, không tăng cân và đi ngoài phân xanh. Em cho bé đi khám thì bác sĩ xét nghiệm và kết luận bé bị tiêu chảy nhiễm trùng. Bác sĩ kê thuốc cho bé uống thì phân đã chuyển sang hoa cà hoa cải nhưng vẫn hơi ngả xanh. Khi cho bé đi tái khám thì bác sĩ nói phân bé đẹp rồi kê thuốc về cho uống. Tuy nhiên hiện tại cháu vẫn đi xì xoẹt ạ, thậm chí thỉnh thoảng phân có lẫn một ít màu nâu đỏ. Bé nhà em như vậy có phải cho đi khám nữa không ạ?
- 1 trả lời
- 756 lượt xem
- Thưa bác sĩ, con tôi năm nay học lớp Một nhưng cháu đã bị cận 3 đi-ốp. Bác sĩ cho tôi hỏi, tầm tuổi nào thì cháu có thể đeo kính áp tròng được ạ? Cảm ơn bác sĩ!