1

Kỹ thuật tập vận động trên máy chức năng - Bộ y tế 2017

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017

I. ĐẠI CƯƠNG

  • Tập vận động trên máy chức năng là người bệnh thực hiện các động tác tập vận động chủ động hay thụ động trên các máy tập được thiết kế phù hợp với hoạt động chức năng của các bộ phận cơ thể nhằm mục đích cải thiện lực cơ (sức mạnh, sức bền), tăng tầm vận động khớp và chức năng hoạt động của bộ phận cơ thể được tập luyện.
  • Máy tập chức năng là xu thế tập luyện hiện đại trong phục hồi chức năng ngày nay. Máy có thể tạo lực đề kháng cử động và/hoặc xây dựng các bài tập mẫu để người bệnh tập luyện theo kế hoạch đ được bác sĩ chuyên khoa xác định. Một số máy có thể lập trình và quản lý kế hoạch tập luyện của người bệnh bằng cách sử dụng thẻ thông minh (smart card).
  • Máy tập chức năng gồm các máy tập cho các bộ phận cơ thể khác nhau như chi trên, chi dưới, thân mình. Động tác tập bao gồm các động tác tập chủ động hoặc thụ động ở tất cả mọi động tác gập, duỗi, dạng, khép, xoay vặn của chi thể và thân mình.

II. CHỈ ĐỊNH

  •  Tăng cường thể lực, phục hồi sức khỏe, phục hồi lực cơ và tầm vận động khớp.
  •  Giai đoạn hồi phục sau tổn thương thần kinh trung ương (tai biến mạch máu não, chấn thương sọ não, tổn thương tủy sống) và thần kinh ngoại biên (viêm dây rễ thần kinh, tổn thương dây thần kinh).
  •  Chấn thương xương khớp, viêm khớp, viêm quanh khớp, thoái hóa khớp.
  •  Phục hồi lực cơ trong các bệnh hô hấp mạn tính.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  •  Người bệnh sau nhồi máu cơ tim. Tình trạng tim mạch không ổn định.
  •  Khi vận động khớp sẽ làm tổn thương phần khác của cơ thể.
  •  Ngay sau phẫu thuật khớp, gân, cơ, dây chằng hoặc vá da ngang qua khớp.
  •  Gãy xương, trật khớp chưa xử lý.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện quy trình kỹ thuật

  • Bác sĩ phục hồi chức năng, kỹ thuật viên vật lý trị liệu.

2. Phương tiện

  •  Máy tập chức năng: dùng cho người bệnh thường và người bệnh ngồi xe lăn.
  •  Máy tập chi trên: vai, khuỷu, cổ tay, bàn tay.
  •  Máy tập chi dưới: háng, gối, cổ chân, bàn chân.
  •  Máy tập thân mình: cột sống, ngực, lưng, bụng.
  •  Máy tạo lực đề kháng: điện từ trường/thủy lực/ khí nén/quả tạ...
  •  Màn hình hiển thị thông số tập, thẻ quản lý dữ liệu tập (smart card).
  •  Thiết bị kiểm soát tim mạch: máy đo nhịp tim, nhịp thở, huyết áp...
  •  Máy tính: thiết kế và quản lý dữ liệu tập luyện của người bệnh.

3. Người bệnh

  •  Lượng giá người bệnh để xác định bài tập vận động cần áp dụng.
  •  Giải thích để người bệnh hiểu mục đích, nguyên tắc kỹ thuật, kế hoạch tập, các vấn đề cần chú ý trong khi tập và theo dõi sau tập để phối hợp. Những người bệnh điều trị lần đầu: bác sĩ/kỹ thuật viên cần thiết kế kế hoạch tập luyện phù hợp cho người bệnh và nhập dữ liệu cá nhân người bệnh vào máy tính và thẻ thông minh để theo dõi trong suốt quá trình tập luyện.
  •  Người bệnh ở tư thế thoải mái trên máy tập, không làm ảnh hưởng đến cử động và tầm vận động của các khớp và chi.

4. Hồ sơ bệnh án

  •  Chẩn đoán bệnh chính, chẩn đoán phục hồi chức năng.
  •  Phiếu thử cơ bằng tay và đánh giá tầm vận động của khớp để xác định sức kháng cản phù hợp.
  •  Chỉ định phương pháp tập.
  •  Phiếu theo dõi, đánh giá kết quả tập.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

- Bước 1: Thiết kế thông số kỹ thuật tập

  • Bao gồm: lực đề kháng, số động tác tập, tốc độ cử động, tầm vận động phù hợp với mức độ tổn thương bệnh lý đ được lượng giá.

- Bước 2: Tiến hành tập

  •  Phần cơ thể tập luyện (tay, chân, thân mình) được cố định đúng và chắc chắn(đặt sát, cầm nắm, băng cố định) vào phần di động của thiết bị tập và thực hiện động tác tập một cách chậm rãi, hết tầm chuyển động của thiết bị.
  •  Máy sẽ tự động đếm số lần tập.

- Bước 3: Kết thúc tập

  •  Khi thực hiện hết số lần tập đ thiết kế, máy sẽ nhả lực đề kháng và trở về vị trí khởi động, kết thúc quá trình điều trị.
  •  Tắt màn hình, rút thẻ smartcard ra khỏi máy và tắt máy tập. Chú ý: Thẻ thông minh smartcard do nhân viên buồng tập quản lý, hàng ngày giao cho người bệnh tập, khi tập xong thì thu lại. Người bệnh không được mang thẻ smartcard ra khỏi phòng tập hay mang về nhà.
  •  Dặn dò người bệnh những điều cần thiết trước khi cho về.
  •  Vệ sinh máy tập theo quy định: lau chùi nhẹ nhàng bằng khăn vải mềm.
  •  Bảo quản máy theo đúng quy định.

- Thời gian điều trị 20 - 30 phút.

VI. THEO DÕI

  •  Trong khi tập: chất lượng của vận động, phản ứng của người bệnh (đau, mệt mỏi, khó chịu...), mạch, huyết áp, nhịp thở.
  •  Sau khi tập: mạch, huyết áp, nhịp thở, tiến triển của vận động. Nếu đau kéo dài quá 4 giờ sau tập coi như tập quá mức, cần điều chỉnh bài tập cho phù hợp.

VII. XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong khi tập

  •  Đau: do vận động quá tầm vận động cho phép của khớp hoặc phần cơ thể cần tập. Xử trí: dừng tập, dùng thuốc giảm đau và xoa bóp, điều chỉnh lại tầm vận động của máy cho phù hợp đối với người bệnh.
  •  G y xương, trật khớp: ngừng tập, xử lý g y xương, trật khớp.
  •  Hạ huyết áp, ngừng tim, ngừng thở: ngừng tập, cấp cứu hạ huyết áp, ngừng tim, ngừng thở.

2. Sau khi tập

  • Đau kéo dài quá 4 giờ sau khi tập, do tập quá mức, tạm thời ngừng tập cho đến khi hết đau rồi tiếp tục tập trở lại.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Kỹ thuật phục hồi chức năng vận động chi trên trên hệ thống robot - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017

Kỹ thuật lượng giá chức năng vận động chi trên bằng thang điểm Wolf function test - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017

Kỹ thuật lượng giá chức năng vận động chi trên bằng thang điểm ARAT (Action Research Arm Test) - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017

Kỹ thuật tập chức năng chi trên bằng phản hồi sinh học- Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017

Kỹ thuật phục hồi chức năng vận động chi dưới bằng hệ thống Robot - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017

Tin liên quan
Cần sa ảnh hưởng đến chức năng cương dương như thế nào?
Cần sa ảnh hưởng đến chức năng cương dương như thế nào?

Nhiều nghiên cứu đã tìm ra mối liên hệ giữa cần sa và sức khỏe tình dục.

Âm đạo: Cấu tạo, chức năng và các bệnh lý thường gặp
Âm đạo: Cấu tạo, chức năng và các bệnh lý thường gặp

Tìm hiểu về giải phẫu, chức năng và các vấn đề thường gặp của âm đạo

Cải thiện chức năng tình dục ở nam giới bằng cách nào?
Cải thiện chức năng tình dục ở nam giới bằng cách nào?

Cải thiện chức năng tình dục là mối quan tâm của không ít nam giới.

Rối loạn chức năng cực khoái là gì?
Rối loạn chức năng cực khoái là gì?

Nếu bạn bị rối loạn chức năng cực khoái thì nên cân nhắc tiến hành trị liệu

Tử cung: Vị trí, cấu tạo và chức năng
Tử cung: Vị trí, cấu tạo và chức năng

Tử cung là một cơ quan trong hệ sinh dục nữ, có hình dạng giống như quả lê lộn ngược và có thành dày. Chức năng chính của tử cung là bao bọc và nuôi dưỡng thai nhi cho đến khi sinh.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Thực phẩm chức năng omega-3 có an toàn khi tôi đang cố gắng thụ thai?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1074 lượt xem

- Thưa bác sĩ, nếu không ăn cá, tôi có thể uống thực phẩm chức năng omega-3 khi muốn có thai không? Và thực phẩm chức năng omega-3 có an toàn khi tôi đang cố gắng thụ thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Độ tuổi bắt đầu hành kinh có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1225 lượt xem

Thưa bác sĩ, có kinh nguyệt sớm quá hoặc muộn quá có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Những bệnh mạn tính nào ảnh hưởng đến khả năng sinh sản?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1286 lượt xem

Tôi có nghe nói, người nào mắc bệnh mạn tính sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Tôi đang chuẩn bị lên kế hoạch có em bé nên điều này làm tôi vô cùng lo lắng. Bác sĩ có thể cho tôi biết những bệnh mạn tính nào ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Tập luyện quá nhiều hoặc quá mạnh có làm suy giảm khả năng sinh sản không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1126 lượt xem

Bác sĩ ơi, liệu tập luyện cường độ cao có ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của nữ giới và nam giới không ạ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với nhé, cảm ơn bác sĩ!

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây