1

Kỹ thuật làm nẹp vai - cánh - cẳng - bàn tay không nắn chỉnh - Bộ y tế 2017

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017

I. ĐẠI CƯƠNG

Định nghĩa: nẹp vai - cánh - cẳng - bàn tay là dụng cụ trợ giúp cố định phần khớp vai bị tổn thương của người bệnh.

Nẹp vai-cánh-cẳng-bàn tay được làm từ tấm nhựa PP 4mm bao quanh từ bả vai, cẳng tay tới bàn tay.

II. CHỈ ĐỊNH

  •  Cố định khớp vai, khớp khuỷu và cổ tay.
  •  Chỉnh tư thế của của khớp vai về vị trí tự nhiên.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  •  Dị ứng với nhựa, tổn thương da cũng như phù nề.
  •  Co cứng quá mức.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

  • Bác sĩ phục hồi chức năng, kỹ thuật viên vật lý trị liệu, kỹ thuật viên chỉnh hình.

2. Phương tiện

  • Máy móc và dụng cụ chuyên dụng.

3. Nguyên vật liệu và bán thành phẩm làm nẹp

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

- Bước 1. Thăm khám, lượng giá và tư vấn cho người bệnh

  •  Hỏi bệnh và thông tin người bệnh (môi trường sống, nghề nghiệp, mong muốn của người bệnh ...).
  •  Lượng giá người bệnh: thử bậc cơ, đo tầm vận động khớp.
  •  Tư vấn và hướng dẫn cách sử dụng nẹp sao cho phù hợp.

- Bước 2. Bó bột tạo khuôn cốt âm

  •  Chuẩn bị nước, bột thạch cao, khu vực bó bột thuận lợi và an toàn cho nhân viên y tế và người bệnh.
  •  Đánh dấu các điểm mốc, các điểm chịu lực và điểm tránh chịu lực, đo và ghi lại kích thước số đo trước khi bó.
  •  Tiến hành bó bột cho người bệnh, đợi bột khô và cắt tháo bột ra khỏi người bệnh.

- Bước 3. Đổ bột vào cốt âm - tạo cốt dương

  •  Đánh dấu lại các điểm mốc, hàn kín cốt và gia cố bằng băng bột trước khi đổ bột.
  •  Pha bột và đổ bột vào cốt.

- Bước 4. Sửa chỉnh cốt dương

  •  Gỡ bỏ băng bột khỏi cốt dương, đánh dấu lại các điểm mốc.
  •  Sửa chỉnh cốt dương: chỉnh sửa cốt theo tình trạng tay của người bệnh (phụ thuộc vào từng người bệnh và từng trường hợp cụ thể).

- Bước 5. Ráp tấm nhựa vào cốt dương bằng phương pháp hút nhựa chân không.

  •  Đo và cắt tấm nhựa theo kích thước dự tính cho nẹp.
  •  Đặt tấm nhựa vào lò nhiệt nóng 220oC theo thời gian đ định.
  •  Ráp tấm nhựa lên cốt dương, bật máy hút chân không, uốn nẹp theo hình mong muốn khi nhựa còn chưa cứng.
  •  Đợi cho nhựa nguội và cứng lại.

- Bước 6. Xác định lại tư thế của góc độ của khớp cổ tay

  • Cắt nhựa khỏi cốt dương.

- Bước 7. Chuẩn bị cho người bệnh thử nẹp

  • Mài sơ qua các mép nẹp trước khi thử, vẽ đường viền nẹp, kiểm tra điểm tỳ đè.

- Bước 8. Hoàn thiện nẹp

  • Mài mịn đường viền nẹp, tán dây khoá, điều chỉnh đai theo kích thước vừa vặn với người bệnh.

* Thời gian từ 8 - 30 giờ.

VI. THEO DÕI

  •  Kiểm tra lại góc độ của khớp, cũng như các điểm tỳ đè.
  •  Theo dõi quá trình đang điều trị tại trung tâm.

VII. TAI BIẾN VÀ XỬ LÝ

  •  Thay đổi điểm nắn chỉnh nếu như cần thiết.
  •  Kiểm tra các điểm nắn chỉnh có bị loét, đau tại điểm tỳ đè.
  •  Phương pháp xử lý.
  •  Chỉnh sửa, giảm chịu lực điểm tỳ đè.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Kỹ thuật làm nẹp vai - cánh - cẳng - bàn tay có nắn chỉnh - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017

Kỹ thuật làm nẹp khớp háng không nắn chỉnh - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017

Kỹ thuật làm nẹp chậu hông - chân không nắn chỉnh - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017

Kỹ thuật nẹp cổ tay - bàn tay không nắn chỉnh - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017

Kỹ thuật tập sức bền không có gắn theo dõi tim mạch - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017

Tin liên quan
Tập luyện bằng chính sức nặng cơ thể (Weight training) trong thai kỳ có an toàn không?
Tập luyện bằng chính sức nặng cơ thể (Weight training) trong thai kỳ có an toàn không?

Câu hỏi: - Bác sĩ ơi, tập luyện bằng chính sức nặng cơ thể (Weight training) trong thai kỳ có an toàn không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Ra máu sau phẫu thuật cắt tử cung có bình thường không?
Ra máu sau phẫu thuật cắt tử cung có bình thường không?

Chảy máu âm đạo trong thời gian đầu sau phẫu thuật cắt tử cung đa phần là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên, đôi khi đây lại là điều bất thường.

Xét nghiệm HIV tại nhà có chính xác không?
Xét nghiệm HIV tại nhà có chính xác không?

Trước đây, cách duy nhất để xác định một người có bị nhiễm HIV hay không là đến bệnh viện để làm xét nghiệm. Hiện nay đã có rất nhiều lựa chọn để có thể tự kiểm tra tình trạng nhiễm HIV ngay tại nhà.

Đặt bóng dạ dày Obalon – giảm cân không cần phẫu thuật
Đặt bóng dạ dày Obalon – giảm cân không cần phẫu thuật

Đặt bóng dạ dày Obalon là một phương pháp giảm cân không xâm lấn và giúp giảm cân hiệu quả cho những trường hợp béo phì nhẹ, đã thử các cách giảm cân khác nhưng không thành công và chưa từng phẫu thuật dạ dày trước đây.

Sau phẫu thuật tuyến tiền liệt nam giới còn khả năng sản xuất tinh trùng không?
Sau phẫu thuật tuyến tiền liệt nam giới còn khả năng sản xuất tinh trùng không?

Những điều mà nam giới cần biết về khả năng sản xuất tinh trùng và khả năng sinh sản sau phẫu thuật tuyến tiền liệt.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Căng thẳng stress ở nam giới có ảnh hưởng đến việc có thai không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1089 lượt xem

Bác sĩ ơi, ông xã của tôi bị stress căng thẳng, thì có gây ảnh hưởng gì tới việc thụ thai của chúng tôi không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Căng thẳng stress có gây trở ngại cho quá trình thụ thai hay không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1440 lượt xem

- Bác sĩ ơi, căng thẳng stress có gây trở ngại cho quá trình thụ thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Stress, căng thẳng có gây sẩy thai không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  914 lượt xem

- Khi mang thai, tôi bị căng thẳng, stress thường xuyên. Bác sĩ có thể cho tôi biết, việt căng thẳng, stress có gây sẩy thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Trẻ có thể phẫu thuật laser để trị cận thị không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  845 lượt xem

- Thưa bác sĩ, con tôi năm nay 12 tuổi nhưng đã bị cận thị 4 đi - ốp. Bác sĩ cho tôi hỏi, trường hợp của chúa có thể phẫu thuật laser để trị cận thị không ạ?

Phẫu thuật khúc xạ (LASIK) ở mắt trong thai kỳ có an toàn không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  770 lượt xem

Thưa bác sĩ, tôi có nên thực hiện phẫu thuật khúc xạ (LASIK) ở mắt trong khi đang mang thai không ạ? Và việc thực hiện phẫu thuật có ảnh hưởng đến em bé không? Cảm ơn bác sĩ!

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây