1

Kỹ thuật điều trị sẹo lồi bằng băng áp lực kết hợp với thuốc làm mềm sẹo và gel silicol - Bộ y tế 2017

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017

I. ĐẠI CƯƠNG

  • Sẹo lồi là dạng phổ biến của sẹo kết quả từ đáp ứng bất thường của quá trình liền vết thương, thường phát triển trên chủng tộc người da đen, da vàng, Tây Ban Nha với tỷ lệ 4,5 - 16%.
  • Đặc tính của sẹo lồi trên lâm sàng biểu hiện với các triệu chứng màu đỏ, đau hoặc ngứa, sẹo phát triển xấm lấn vượt qua ranh giới của tổn thương gốc của da và không có xu hướng giảm xuống theo thời gian.
  • Sẹo lồi thường mang tính chất gia đình.
  • Vị trí thường phát triển sẹo lồi trên cơ thể như: vai, trên cánh tay, ngực trước và đặc biệt là khu vực trước xương ức và trên lưng.

II. CHỈ ĐỊNH

  •  Sẹo lồi sau bỏng mới và cũ hoặc sau phẫu thuật tạo hình, thẩm mỹ điều trị sẹo lồi để ngăn chặn sự tái phát.
  •  Là liệu pháp phòng tránh sẹo lồi sau khi các vết thương đ lành.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  •  Không dùng trong các vết thương hở, chưa lành và đang bị nhiễm trùng.
  •  Các biểu hiện dị ứng với các thuốc làm mềm sẹo.
  •  Các biểu hiện ngứa hay kích ứng da khi dùng Gell Silicon.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

  • Bác sĩ PHCN, kỹ thuật viên PHCN hoặc điều dưỡng được đào tạo kỹ thuật.

2. Phương tiện

  •  Băng áp lực, tất áp lực, quần áo áp lực tùy theo vị trí, kích cỡ cơ thể và diện tích của sẹo mà chuẩn bị cho phù hợp và theo yêu cầu chỉ định của bác sĩ.
  •  Thuốc làm mềm sẹo dạng mỡ hoặc Gell như: Vaselin, Secalia DS, Adrema, Contractubex, Hirudoid... vừa đủ và đúng chủng loại theo chỉ định của bác sĩ.
  •  Miếng dán Silicon tuỳ theo diện tích vùng sẹo mà chẩn bị miếng dán cho thích hợp.

3. Người bệnh

  • Giải thích để người bệnh và người nhà kết hợp điều trị

4. Hồ sơ bệnh án

  • Bệnh án hoặc phiếu chỉ định của bác sĩ.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ

  • Kiểm tra lại hồ sơ, bệnh án hoặc phiếu chỉ định điều trị.

2. Kiểm tra người bệnh

  • Kiểm tra vùng da bị sẹo sẽ được điều trị.

3. Thực hiện kỹ thuật

  •  Vệ sinh, tắm rửa sạch vùng sẹo cần điều trị.
  •  Kỹ thuật viên hoặc điều dưỡng dùng tay thoa lên vùng sẹo một lớp mỏng mỡ hoặc Gell thuốc làm mềm sẹo.
  •  Sau đó dùng tay xoa, day lên vùng sẹo từ từ, nhẹ nhàng, vừa phải lên vùng sẹo. Tuỳ diện tích vùng sẹo mà dùng kỹ thuật xoa, day sẹo thời gian 10 - 15 phút.
  •  Tiếp theo làm sạch vùng sẹo lồi bằng xà bông mềm nhẹ và rửa sạch với nước ấm. Sau đó để vết sẹo và vùng da xung quanh khô nước.
  •  Tiếp lấy miếng dán ra khỏi vỏ nhựa, cắt miếng dán (nếu cần thiết) cho vừa vết sẹo và vừa đủ bảo phủ vùng da xung quanh sẹo.
  •  Tiếp theo gỡ bỏ miếng giấy lót trên miếng dán và dán mặt dính của miếng dán Silicon lên trên bề mặt sẹo, không cần căng miếng dán.
  •  Dùng băng áp lực quấn vừa phải không lỏng quá, không chặt quá để giữ cố định miếng dán Silicon và tạo áp lực vừa đủ.

Lưu ý

  •  Trong hai ngày đầu chỉ nên dán Silicon 4 giờ/ngày.
  •  Sử dụng miếng dán Silicon trong 8 giờ/ngày cho hai ngày tiếp sau đó.
  •  Tiếp tục tăng thời gian sử dụng thêm 2 giờ/ngày cho mỗi ngày tiếp theo. Sau đó nên dán Silicon trong suốt cả ngày.
  •  Hàng ngày, nên gỡ miếng dán và rửa sạch miếng dán Silicon và vùng sẹo ít nhất hai lần ngày với nước lạnh, sau đó để miếng dán Silicon khô ráo nước trong điều kiện bình thường và dán trở lại vết sẹo.
  •  Khi miếng dán Silicon không còn tính đàn hồi (sau khoảng 28 ngày thì nên thay miếng dán khác. Tổng thời gian điều trị cho sẹo lồi mới từ 2 - 4 tháng.

- Thời gian thực hiện kỹ thuật 20 - 30 phút.

VI. THEO DÕI

  •  Theo dõi cảm giác của người bệnh tại vùng điều trị.
  •  Theo dõi da tại vùng điều trị.

VII. XỬ TRÍ TAI BIẾN

  •  Hướng dẫn người bệnh có gì bất thường hoặc thấy căng tức, khó chịu, băng quấn chặt quá thì báo kỹ thuật viên xử lý nới rộng ra.
  •  Nếu người bệnh thấy ngứa, nổi mẩn có biểu hiện dị ứng do dùng thuốc làm mềm sẹo thì ngừng điều trị và báo bác sĩ.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Kỹ thuật điều trị sẹo bỏng bằng gel silicol - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017

Kỹ thuật điều trị sẹo bỏng bằng băng thun áp lực kết hợp gel silicol - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017

Kỹ thuật điều trị sẹo bỏng bằng mặt nạ áp lực kết hợp với thuốc làm mềm sẹo - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật điều trị khớp giả xương thuyền bằng mảnh ghép xương cuống mạch liền - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017

Tin liên quan
Điều trị triệu chứng tiền mãn kinh bằng thuốc chống trầm cảm
Điều trị triệu chứng tiền mãn kinh bằng thuốc chống trầm cảm

Điều trị triệu chứng bốc hỏa và đổ mồ hôi về đêm là một trong những tác dụng, ngoài hướng dẫn phổ biến của một số thuốc chống trầm cảm.

Nên điều trị tiểu đường type 2 bằng loại thuốc nào?
Nên điều trị tiểu đường type 2 bằng loại thuốc nào?

Mục đích chung của các loại thuốc điều trị tiểu đường type 2 là kiểm soát đường huyết ổn định nhưng mỗi loại thuốc có cơ chế tác dụng khác nhau.

Nên điều trị tiểu đường bằng thuốc đường uống hay insulin?
Nên điều trị tiểu đường bằng thuốc đường uống hay insulin?

Bệnh tiểu đường là một bệnh lý rối loạn chuyển hóa xảy ra khi cơ thể không còn khả năng điều hòa lượng đường (glucose) trong máu một cách hiệu quả. Bệnh tiểu đường được chia thành tiểu đường type 1 và tiểu đường type 2. Mỗi loại tiểu đường là do nguyên nhân khác nhau gây ra và phương pháp điều trị cũng không giống nhau.

Điều trị phì đại tuyến tiền liệt bằng thuốc không kê đơn và thảo dược
Điều trị phì đại tuyến tiền liệt bằng thuốc không kê đơn và thảo dược

Một trong các phương pháp chính để điều trị phì đại tuyến tiền liệt là dùng thuốc chẹn alpha và thuốc ức chế 5-alpha reductase. Ngoài ra còn có nhiều loại thuốc không kê đơn và thảo dược cũng có tác dụng làm giảm các triệu chứng phì đại tuyến tiền liệt.

Điều trị són tiểu bằng thủ thuật treo cổ bàng quang
Điều trị són tiểu bằng thủ thuật treo cổ bàng quang

Treo cổ bàng quang là một giải pháp cho những trường hợp bị tiểu không tự chủ khi tăng áp lực nghiêm trọng, các triệu chứng gây cản trở cuộc sống hàng ngày và các phương pháp điều trị khác không hiệu quả.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Trẻ mới sinh nằm quạt điều hòa không khí bằng hơi nước có được không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1230 lượt xem

Em sinh bé bằng phương pháp sinh hút. Bé nặng 3,2kg ạ. Hàng ngày em sử dụng quạt điều hòa không khí bằng hơi nước để cho bé ngủ. Trẻ mới sinh dùng quạt điều hòa không khí hơi nước có được không ạ? Ban ngày nhiệt độ phòng là 32 độ, ban đêm là 27 đến 29 độ. Em có đắp thêm chăn lông cho bé. Nhiệt độ như vậy mà đắp thêm chăn lông thì bé có bị nóng không ạ? Ngoài ra bé nhà em hay quẫy đạp và cả hay nấc cục nữa ạ. Bé như vậy có bình thường không, thưa bác sĩ?

Bà bầu điều trị khí hư bằng đường uống, có sao không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  500 lượt xem

Mang thai ở tuần thứ 36, em bị huyết trắng ra nhiều và hay bị gò. Từ tuần 20 bs đã cho em đặt thuốc, nhưng không đỡ. Lần tái khám này, bs kê thuốc uống là Acigmentin 1000 và Sparenel để điều trị khí hư. Liệu mấy loại thuốc này có ảnh hưởng gì đến thai nhi không ạ?

Phá thai bằng thuốc, liệu đã an toàn chưa?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  383 lượt xem

Tuần trước, em có đến bệnh viện phá thai. Khi uống thuốc xong, em đau bụng nhiều và ra cục huyết lớn. Em dùng băng vệ sinh lớn, dày. Nửa tiếng em thay băng 1 lần...Nay được đúng 1 tuần thì hầu như ra huyết ra rất ít. Cả đêm và ngày hôm nay cũng không. Như vậy, liệu thai đã ra hết và em đã an toàn chưa ạ?

Phá thai bằng thuốc, sao 2 tuần vẫn ra huyết?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  767 lượt xem

Sau khi em uống thuốc phá thai, máu cục và máu âm đạo ra rất nhiều rồi giảm dần và hết sau đó khoảng hơn 1 tuần, huyết đỏ lại ra bình thường. Nhưng sau đó 1 ngày, em lại bị ra máu âm đạo nhiều, màu máu vẫn bình thường. Hai ngày nay, máu ra rất ít, nhưng lại có màu đen. Như vậy liệu có vấn đề gì không ạ?

Xử lý thai lưu bằng thuốc, ra nhiều dịch đen, có sao không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1278 lượt xem

Em bị thai lưu gần 7 tuần. Đến Bv, bs nói thai em còn nhỏ, có thể sử dụng thuốc để đẩy thai ra ngoài, mà không cần phải hút. Trước khi uống thuốc, em có bị ra ít dịch nâu đen (do hiện tượng thai lưu). Từ lúc uống xong 1 viên Mifestad (được 3- 4 giờ), em thấy ra dịch đen nhiều hơn. Như vậy, có sao không ạ?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây