1

Khi nào cần chụp cộng hưởng từ (MRI) vùng chậu?

Chụp cộng hưởng từ vùng chậu là phương pháp nhằm quan sát cơ quan, mạch máu và các mô khác trong vùng chậu - khu vực nằm giữa hai bên hông, có chứa các cơ quan sinh dục và nhiều nhóm cơ quan trọng của cơ thể.
Khi nào cần chụp cộng hưởng từ (MRI) vùng chậu? Khi nào cần chụp cộng hưởng từ (MRI) vùng chậu?

Chụp cộng hưởng từ (MRI) vùng chậu là gì?

Chụp cộng hưởng từ hay chụp MRI là phương pháp chẩn đoán hình ảnh sử dụng nam châm lớn tạo ra từ trường siêu mạnh và sóng vô tuyến (radiofrequency) để tạo hình ảnh rõ nét của các tạng bên trong cơ thể mà không cần phải phẫu thuật xâm lấn. Phương pháp chụp MRI cho phép bác sĩ quan sát được các mô mềm trong cơ thể, chẳng hạn như cơ và các cơ quan mà không bị cấu trúc xương gây cản trở.

Chụp cộng hưởng từ vùng chậu là phương pháp nhằm quan sát cơ quan, mạch máu và các mô khác trong vùng chậu - khu vực nằm giữa hai bên hông, có chứa các cơ quan sinh dục và nhiều nhóm cơ quan trọng của cơ thể.

Chụp MRI giúp xác định các vấn đề tiềm ẩn được phát hiện ra trong các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác, chẳng hạn như chụp X-quang. Chụp MRI vùng chậu còn được sử dụng để chẩn đoán nguyên nhân gây đau hông, kiểm tra phạm vi lan rộng (di căn) của một số bệnh ung thư hoặc hiểu rõ hơn về các vấn đề gây ra dấu hiệu, triệu chứng bất thường.

Phương pháp này không sử dụng bức xạ giống như chụp X-quang và chụp cắt lớp vi tính (CT scan) nên an toàn hơn, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ.

Khi nào cần chụp MRI vùng chậu?

Vì vùng chậu là nơi có các cơ quan sinh dục nên phương pháp chụp cộng hưởng từ vùng chậu được thực hiện vì nhiều lý do khác nhau, tùy thuộc vào giới tính.

Chụp cộng hưởng từ vùng chậu được thực hiện cho cả nam và nữ trong các trường hợp:

  • Có dị tật bẩm sinh
  • Tổn thương hoặc chấn thương ở vùng chậu
  • Kết quả chụp X-quang bất thường
  • Đau ở vùng bụng dưới hoặc vùng chậu
  • Khó tiểu hoặc đại tiện mà không rõ nguyên nhân
  • Ung thư (hoặc nghi ngờ ung thư) ở các cơ quan sinh dục, bàng quang, trực tràng hoặc đường tiết niệu

Ở phụ nữ, bác sĩ sẽ chỉ định chụp cộng hưởng từ vùng chậu để xác định:

  • Nguyên nhân gây vô sinh
  • Nguyên nhân gây chảy máu âm đạo bất thường
  • U ở vùng chậu (chẳng hạn như u xơ tử cung)
  • Đau không rõ nguyên nhân ở bụng dưới hoặc vùng chậu

Ở nam giới, chụp cộng hưởng từ vùng chậu có thể giúp xác định:

  • Tinh hoàn ẩn
  • Khối u ở bìu, tinh hoàn hoặc các nguyên nhân khác gây sưng ở khu vực này

Khi chỉ định chụp cộng hưởng vùng chậu, bác sĩ sẽ giải thích cụ thể lý do tại sao cần thực hiện.

Cần chuẩn bị những gì?

Trước khi tiến hành chụp MRI thì cần cho bác sĩ biết nếu như có máy tạo nhịp tim hoặc bất kỳ thiết bị y tế nào bằng kim loại bên trong cơ thể.

Các thiết bị này có thể gây cản trở quá trình kiểm tra hoặc gây nguy hiểm. Tùy thuộc vào loại máy tạo nhịp tim và các thiết bị khác mà bác sĩ sẽ đề xuất một phương pháp thay thế để kiểm tra vùng chậu, chẳng hạn như chụp CT. Tuy nhiên, một số loại máy tạo nhịp tim mới hiện nay có thể lập trình lại trước khi chụp MRI để không bị ảnh hưởng trong quá trình thực hiện.

Ngoài ra, vì sử dụng nam châm nên máy chụp MRI sẽ hút kim loại. Do đó, cần thông báo cho bác sĩ nếu như có bất kỳ vật thể bằng kim loại nào trong cơ thể do các thủ thuật trước đây hoặc do tai nạn, ví dụ khớp nhân tạo, đinh, nẹp, vít phẫu thuật chỉnh hình, kẹp kim loại khi phẫu thuật kẹp túi phình động mạch, đạn hoặc mảnh kim loại khác,… Nếu không rõ thì sẽ cần chụp X-quang trước để kiểm tra xem có bất kỳ vật thể bằng kim loại nào trong cơ thể hay không.

Đặc biệt phải cẩn thận khi có các dị vật ở gần và nằm trong mắt vì chúng có thể di chuyển hoặc nóng lên trong quá trình chụp MRI và gây mù. Thuốc nhuộm có trong hình xăm có thể chứa sắt và cũng nóng lên khi chụp MRI. Tuy nhiên, điều này hiếm khi xảy ra.

Bệnh nhân cũng sẽ cần tháo hết các món đồ kim loại trên cơ thể, ví dụ như đồ trang sức, đồng hồ, điện thoại, mắt kính, máy trợ thính… trước khi tiến hành chụp. Và sau đó sẽ cần thay sang áo choàng của bệnh viện để các chi tiết bằng kim loại trên quần áo như khuy bấm, khóa kéo hay đồ còn sót lại trong túi không ảnh hưởng đến quá trình kiểm tra.

Một số kỹ thuật chụp cộng hưởng từ cần tiêm thuốc cản quang vào máu qua tĩnh mạch. Điều này giúp hiển thị hình ảnh rõ ràng hơn của các mạch máu tại khu vực đó. Thuốc cản quang - thường là gadolinium - đôi khi có thể gây ra phản ứng dị ứng. Do đó, biết nếu trước đây đã từng bị dị ứng, đặc biệt là dị ứng khi thực hiện các phương pháp chẩn đoán hình ảnh thì cần báo với bác sĩ.

Cũng cần cho bác sĩ biết nếu có bất kỳ vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nào hoặc gần đây mới phẫu thuật. Nếu bị một số vấn đề, chẳng hạn như bệnh thận nặng, thì sẽ cần sử dụng một số loại thuốc cản quang nhất định không gây ảnh hưởng đến tình trạng bệnh. Có thể sẽ cần làm xét nghiệm máu để xác định xem thận có đang hoạt động bình thường hay không.
Phương pháp chụp cộng hưởng từ đã được sử dụng từ những năm 1980 mà chưa hề có bất cứ báo cáo nào về tác động tiêu cực đến phụ nữ mang thai hoặc thai nhi. Tuy nhiên, nếu tiến hành chụp MRI trong thai kỳ thì thai nhi sẽ phải ở trong môi trường có từ trường mạnh và điều này có thể sẽ gây hại. Do đó, tốt nhất phụ nữ mang thai không nên chụp MRI trong 3 tháng đầu. Hơn nữa, phụ nữ có thai không nên tiếp xúc với thuốc cản quang gadolinium trừ khi thực sự cần thiết.

Trong một số trường hợp, bệnh nhân sẽ được yêu cầu đi ngoài hết trước khi chụp cộng hưởng từ. Có thể phải dùng thuốc nhuận tràng hoặc thụt tháo. Ngoài ra, tùy từng trường hợp mà sẽ cần nhịn ăn từ 4 đến 6 tiếng trước khi kiểm tra hoặc có thể ăn uống, uống thuốc như bình thường. Phụ nữ có thể sẽ cần uống nhiều nước để làm đầy bàng quang trước khi chụp MRI, tùy thuộc vào mục đích thực hiện. Nên gọi điện hỏi trước để được hướng dẫn cụ thể về những bước cần chuẩn bị.

Quy trình thực hiện

Từ trường được tạo ra bởi máy chụp cộng hưởng từ sẽ tạm thời sắp xếp các phân tử nước trong cơ thể. Sóng vô tuyến sẽ tiếp nhận các phân tử này và tạo ra tín hiệu yếu, sau đó thiết bị sẽ ghi lại dưới dạng hình ảnh.

Nếu cần sử dụng thuốc cản quang thì trước đó, thuốc sẽ được tiêm vào máu qua đường tĩnh mạch. Sau đó cần chờ một lúc cho thuốc lưu thông trong cơ thể trước khi bắt đầu kiểm tra.

Máy chụp cộng hưởng từ có dạng hình ống lớn và có giường nằm dài. Bệnh nhân sẽ nằm lên giường và được từ từ đưa vào bên trong máy chụp. Bệnh nhân sẽ nằm quay chân hoặc quay đầu vào trong, tùy theo bộ phận cần kiểm tra.

Kỹ thuật viên đặt các coil chụp nhỏ xung quanh vùng chậu để gửi và nhận sóng vô tuyến nhằm cải thiện chất lượng của hình ảnh. Có thể sẽ cần đưa coil chụp vào bên trong trực tràng nếu cần kiểm tra tuyến tiền liệt hoặc trực tràng.

Kỹ thuật viên sẽ ở trong một phòng khác và điều khiển máy chụp bằng điều khiển từ xa để tránh bị ảnh hưởng bởi từ trường. Tuy nhiên, bệnh nhân sẽ được theo dõi từ đầu đến cuối và giao tiếp với kỹ thuật viên qua micrô.

Máy chụp sẽ tạo ra tiếng ồn lớn trong quá trình kiểm tra nên bệnh nhân sẽ được phát nút bịt tai để không cảm thấy khó chịu.

Khi bắt đầu chụp, bệnh nhân cần nín thở trong vài giây theo hướng dẫn và phải nằm yên, không được cử động để đảm bảo hình ảnh rõ nét, không bị mờ nhòe. Bệnh nhân sẽ không cảm thấy bất cứ điều gì trong quá trình kiểm tra. Quá trình chụp cộng hưởng từ vùng chậu thường kéo dài từ 30 đến 60 phút.

Sau khi xong, kỹ thuật viên sẽ điều khiển để đưa bệnh nhân ra khỏi máy chụp.

Sau khi chụp MRI vùng chậu

Sau khi chụp MRI vùng chậu, bệnh nhân có thể ra về, trừ khi bác sĩ có yêu cầu khác. Nếu dùng thuốc an thần thì sẽ cần đợi cho đến khi thuốc hết tác dụng hoàn toàn mới được tự lái xe hoặc nhờ người chở về nhà.

Kết quả ban đầu sau khi chụp MRI thường có trong vòng vài ngày nhưng phải sau khoảng một tuần hoặc lâu hơn thì mới có kết quả hoàn chỉnh.

Khi có kết quả, bác sĩ sẽ giải thích cụ thể. Tùy vào kết quả mà bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện thêm các phương pháp kiểm tra khác để xác nhận chẩn đoán hoặc đưa ra phương án điều trị.

Rủi ro khi chụp MRI vùng chậu

Có rất ít rủi ro khi chụp cộng hưởng từ vì phương pháp này không sử dụng bức xạ. Tuy nhiên, những người mà trong cơ thể có thiết bị y tế hay vật thể bằng kim loại có thể sẽ gặp phải một số vấn đề. Từ trường phát ra từ máy chụp MRI có thể gây hỏng máy điều hòa nhịp tim hoặc khiến các vật thể kim loại dịch chuyển trong cơ thể.

Một vấn đề khác có thể phát sinh là phản ứng dị ứng với thuốc cản quang. Loại thuốc cản quang được sử dụng phổ biến nhất để chụp cộng hưởng từ là gadolinium. Tuy nhiên, theo như Hiệp hội X-quang Bắc Mỹ (Radiological Society of North America) thì những phản ứng dị ứng này thường chỉ rất nhẹ và dễ dàng kiểm soát được bằng thuốc. Phụ nữ mới sinh con được khuyến cáo không nên cho trẻ bú sữa mẹ từ 24 đến 48 giờ sau khi tiêm thuốc cản quang.

Những người bị chứng sợ không gian hẹp (tình trạng cảm thấy ngột ngạt, khó thở mỗi khi ở những nơi chật hẹp) sẽ cảm thấy không thoải mái trong quá trình chụp cộng hưởng từ. Trong những trường hợp này thì bác sĩ sẽ kê thuốc chống lo âu để bệnh nhận thấy thoải mái hơn. Một số trường hợp sẽ cần dùng đến thuốc an thần.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: khi nào
Tin liên quan
Nguyên nhân nào gây đau vùng chậu ở phụ nữ?
Nguyên nhân nào gây đau vùng chậu ở phụ nữ?

Đau vùng chậu là một vấn đề phổ biến ở phụ nữ và do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Các cơn đau có thể là mãn tính hoặc cấp tính.

Tổng quan về vùng chậu ở phụ nữ
Tổng quan về vùng chậu ở phụ nữ

Cơ thể nam giới và nữ giới đều có vùng chậu nhưng vùng chậu của nam và của nữ có một số điểm khác biệt về cấu trúc.

Cách Nhận Biết Dấu Hiệu Vùng Kín Khỏe Mạnh Như Thế Nào?
Cách Nhận Biết Dấu Hiệu Vùng Kín Khỏe Mạnh Như Thế Nào?

Dấu hiệu vùng kín khỏe mạnh được nhận biết như thế nào? Phụ nữ có thể tự kiểm tra vùng kín tại nhà để hiểu hơn về cơ thể của mình và phát hiện những thay đổi bất thường.

Nguyên Nhân Gây Mẩn Đỏ Vùng Kín Ở Phụ Nữ
Nguyên Nhân Gây Mẩn Đỏ Vùng Kín Ở Phụ Nữ

Nguyên nhân gây mẩn đỏ vùng kín ở chị em là gì? Ví dụ như viêm da tiếp xúc, nhiễm trùng hoặc các bệnh tự miễn. Đôi khi, tình trạng này tự hết sau một vài ngày. Nhưng nếu kéo dài dai dẳng thì phải đi khám bác sĩ.

Vùng mu bị ngứa là tại sao và khắc phục bằng cách nào?
Vùng mu bị ngứa là tại sao và khắc phục bằng cách nào?

Thỉnh thoảng bị ngứa ở các vị trí khác nhau trên cơ thể, ví dụ như vùng mu, là điều bình thường và không có gì đáng ngại cả. Tuy nhiên, nếu tình trạng ngứa kéo dài dai dẳng thì đó có thể là dấu hiệu của một vấn đề không bình thường, ví dụ như dị ứng, viêm nang lông hoặc nhiễm trùng.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây