1

Khâu da mi - Bộ y tế 2017

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017

I. ĐẠI CƯƠNG

Khâu vết thương mi là một phẫu thuật cấp cứu để phục hồi chức năng và giải phẫu của mi mắt. Vết thương mi xử trí sớm sẽ làm giảm nguy cơ nhiễm khuẩn và tạo điều kiện tốt cho quá trình làm sẹo vết thương.

II. CHỈ ĐỊNH

  • Vết thương mi gây chảy máu và có nguy cơ gây biến dạng mi.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  • Người bệnh có kèm đa chấn thương hoặc chấn thương toàn thân có khả năng ảnh hưởng đến tính mạng cần được ưu tiên cho cấp cứu toàn thân trước khi xử trí vết thương mi.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện: Bác sĩ chuyên khoa Mắt.

2. Phương tiện

  •  Hiển vi phẫu thuật và bộ dụng cụ vi phẫu.
  •  Bộ dụng cụ trung phẫu, các loại chỉ tiêu, chỉ không tiêu (thường dùng 6-0 nilon, 5-0 vicryl, 6-0 vicryl).

3. Người bệnh

  •  Khám mắt toàn diện: theo mẫu chung.
  •  Ngưòi bệnh được tư vấn trước phẫu thuật.

4. Hồ sơ bệnh án: Theo quy định chung của Bộ Y tế.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ

2. Kiểm tra người bệnh

3. Thực hiện kỹ thuật

3.1. Vô cảm: Gây tê tại chỗ hoặc gây mê

3.2. Kỹ thuật

  •  Kiểm tra tổn thương, dùng kẹp phẫu tích gắp hết dị vật trong vết thương nếu có, cắt lọc các tổ chức hoại tử.
  •  Các dị vật nhỏ, ở sâu có thể rửa sạch bằng nước muối sinh lý hoặc nước oxy già.
  •  Kiểm kê, đánh giá mức độ tổn thương tại mi mắt.
  •  Nguyên tắc khâu phục hồi vết thương mi:
  •  Trường hợp đứt dây chằng mi trong phải khâu phục hồi trước tiên bằng chỉ 6-0 không tiêu.
  •  Trường hợp vết thương mi không đi hết chiều dày mi: lần lượt khâu các lớp cơ vòng mi và tổ chức dưới da bằng chỉ tiêu 6-0 hoặc 7-0; khâu da mi bằng chỉ 6- 0 không tiêu.
  •  Trường hợp vết thương mi đi hết chiều dày và có rách bờ tự do mi: trước tiên khâu phục hồi giải phẫu bờ mi bằng 2 mũi chỉ không tiêu: 1 mũi đi qua hàng chân lông mi, 1 mũi đi qua đường xám (tương đương với vị trí tuyến bờ mi). Sử dụng chỉ 6-0 không tiêu. Tiếp theo khâu lớp kết mạc và sụn mi bằng chỉ tiêu với đầu chỉ nằm trong chiều dày vết thương. Khâu lớp cơ vòng mi và tổ chức dưới da bằng chỉ tiêu. Sau cùng đóng lớp da bằng chỉ 6-0.
  •  Trường hợp vết thương mi đi vào tổ chức hốc mắt: Có thể cắt lọc tổ chức mỡ hốc mắt bẩn, bám dính dị vật. Khâu phục hồi vách ngăn hốc mắt bằng chỉ tiêu, sau đó các bước xử trí tiếp theo tương tự như với vết thương mi đi hết chiều dày.
  •  Trường hợp có tổn thương xương hốc mắt có thể lấy bỏ các mảnh xương nhỏ, sau đó khâu vết thương mi.
  •  Kết thúc phẫu thuật: tra dung dịch betadin 5% hoặc 10%, mỡ kháng sinh, báng mắt.
  •  Cắt chỉ da mi sau 7-10 ngày.

VI. THEO DÕI

- Tình trạng mi: mi khép, hở hay biến dạng.

- Tình trạng nhiễm khuẩn vết thương.

- Tình trạng phục hồi giải phẫu mi tốt hay xấu.

- Điều trị nội khoa:

  •  Tại chỗ: tra kháng sinh tại chỗ + corticoid (Ví dụ: maxitrol 41/ngày).
  •  Toàn thân: kháng sinh uống toàn thân (Ví dụ: zinnat 0,25g ).
  •  Giảm phù, chống viêm (Ví dụ: amitase 10mg, 4 viên /ngày).

VII. XỬ TRÍ TAI BIẾN

  •  Chảy máu: do cầm máu không tốt, có thể băng ép; trường hợp chảy máu nhiều có thể mở lại vết phẫu thuật, cầm máu bằng đốt điện hoặc buộc chỉ nút mạch.
  •  Nhiễm khuẩn hoặc áp xe mi hay gặp trên vết thương bẩn, còn sót nhiều dị vật thì cần điều trị kháng sinh mạnh phối hợp. Tại vết thương có thể chích áp xe tạo đường thoát mủ ra ngoài. Trường hợp rò mủ dai dẳng có thể do nguyên nhân còn sót dị vật: cần kiểm tra lại vết thương, tìm dị vật và làm sạch lại vết thương trước khi đóng mép khâu lại.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Phẫu thuật khâu bảo tồn hoặc cắt thận bán phần trong chấn thân thận - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa phẫu thuật tiết niệu - Bộ y tế 2017

Khâu vết thương thành bụng - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tiêu hóa - Bộ y tế 2017

Khâu giác mạc - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017

Khâu cùng mạc - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017

Khâu phục hồi tổn thương gân duỗi - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017

Tin liên quan
8 cách để giảm khẩu phần ăn mà không bị đói
8 cách để giảm khẩu phần ăn mà không bị đói

Có rất nhiều cách để có thể cắt giảm calo mà không bị đói.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Bị hở eo tử cung, có nên khâu không?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  628 lượt xem

Mang thai được 12 tuần, đi khám bs nói vợ em bị hở eo tử cung 5-6mm. Em đưa vợ đi khám ở 2 địa chỉ: 1 địa chỉ nói vợ em phải nghỉ việc ở nhà, nằm nghỉ ngơi, kiêng được vận động. Địa chỉ khác nói vợ em nên khâu eo tử cung để giữ em bé. Nhưng đọc trên mạng em thấy việc khâu eo tử cung có nhiều biến chứng mà chưa chắc đã giữ được em bé. Mong bs cho vợ chồng em lời khuyên nên theo hướng nào ạ?

Nên khâu eo cổ tử cung hay dùng thuốc đặt để giữ thai?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  459 lượt xem

Bé đầu nhà em sinh non (lúc bé được 33 tuần). Hiện, em đang mang thai ở tuần thứ 15, đi siêu âm, bs bảo em bị kênh cổ tử cung và khuyên nên khâu eo cổ tử cung hoặc là dùng thuốc đặt để giữ thai. Nhưng khâu eo thì khả năng thấp là có thể gây vỡ cổ tử cung, nhiễm trùng, sẩy thai... Vậy, theo bs thì em nên chọn phương án nào cho tối ưu hơn ạ?

Cắt chỉ khâu eo cổ tử cung
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  2353 lượt xem

Hơn một năm trươc, em bị sinh non ở tuần thai thứ 20. Lần mang thai thứ 2 này, em có khâu eo cổ tử cung ở tuần 18, bs hẹn khi thai 38 tuần, lên viện cắt chỉ khâu. Nhà em ở xa Bệnh viện, mỗi lần đi lại khó khăn nên em định khi lên tái khám thai ở mấy tuần cuối rồi mới kết hợp cắt chỉ cho "tiện cả đôi đường", được không ạ? Nhưng nếu chẳng may chuyển dạ sớm mà chưa kịp cắt chỉ thì liệu có bị rách cổ tử cung không ạ?

Mang song thai, khâu eo tử cung liệu có biến chứng?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  985 lượt xem

Năm ngoái, vợ em mang thai và sinh non ở tuần thai thứ 29, bé được 1,15 kg, nhưng không nuôi được. Giờ, vợ em đang mang song thai ở tuần thứ 12, với một bánh rau và hai buồng ối. Bs khám bảo: cổ tử cung vợ em hơi bị ngắn và yếu nên có thể khâu cổ tử cung. Nhưng vợ chồng về cân nhắc kỹ vì đôi khi, cũng có thể sảy ra biến chứng đấy. Hiện, vợ chồng em rất hoang mang. Mong nhận được lời khuyên của bs ạ?

Hai lần mổ đẻ đều khâu eo CTC, lần 3 có phải khâu không?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  468 lượt xem

Em mổ đẻ 2 lần, đều phải khâu eo cổ tử cung (CTT) thì đều nuôi được cả hai. Hiện tại, em đang mang bầu lần 3 và như thế thì liệu có phải khâu eo cổ tử cung lần nữa không ạ?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây