1

Huyết đồ bằng máy đếm laser - Bộ y tế 2017

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Huyết học - Truyền máu - Miễn dịch - Dị ứng - Sinh học phân tử - Bộ y tế 2017

I. ĐẠI CƯƠNG

Số lượng, hình thái, thành phần tế bào máu ngoại vi có thể phản ánh nhiều tình trạng sinh lý cũng như bệnh lý của cơ thể. Huyết đồ là bản tổng kết có bình luận các biểu hiện đó. Qua đó, có thể đưa ra một số định hướng cho bác sỹ điều trị.

II. CHỈ ĐỊNH

- Khi có biểu hiện bất thường trên xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu:

  •  Tăng hoặc giảm số lượng bạch cầu, bất thường về công thức bạch cầu.
  •  Thiếu máu hoặc tăng số lượng hồng cầu, lượng huyết sắc tố.
  •  Tăng hoặc giảm số lượng tiểu cầu.

- Có các cảnh báo bất thường sau khi chạy máy đếm tế bào.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Không có chống chỉ định.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

  •  01 kỹ thuật viên (làm bằng máy).
  •  01 cử nhân chuyên khoa huyết học đọc kết quả.

2. Phương tiện, hóa chất

2.1. Dụng cụ

  •  Máy đếm tế bào tự động theo nguyên lý trở kháng và laser;
  •  Máy lắc ống máu;
  •  Máy tính và máy in;
  •  Bàn sấy tiêu bản;
  •  Lam kính; Lam kéo;
  •  Cóng, bể nhuộm tiêu bản;
  •  Kính hiển vi quang học;
  •  Máy lập công thức bạch cầu;
  •  Gạc;
  •  Mã vạch, giấy in kết quả, sổ nhật ký máy, số lưu kết quả;
  •  Giá để ống nghiệm, giá đựng tiêu bản;
  •  Bút chì đánh dấu, bút dạ ghi số, bút bi vào sổ.

2.2. Hóa chất

  •  Mẫu chuẩn;
  •  Hoá chất chạy máy; rửa máy;
  •  Hoá chất nhuộm Giêmsa (nguyên chất và pha loãng 1/5);
  •  Dầu soi;
  •  Cồn tuyệt đối.

3. Mẫu bệnh phẩm: 2ml máu ngoại vi chống đông bằng EDTA.

4. Phiếu xét nghiệm

Giấy chỉ định xét nghiệm (biểu mẫu số 30/BV 01), có ghi đầy đủ thông tin về người bệnh, có đánh dấu những thông số cần xét nghiệm, ghi rõ ngày tháng năm và chữ ký bác sĩ ra y lệnh.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Nhận bệnh phẩm

  •  Kiểm tra mẫu máu: đủ số lượng và chất lượng, trên ống phải ghi đầy đủ thông tin phù hợp với giấy xét nghiệm.
  •  Điều dưỡng ghi và ký nhận vào sổ nhận bệnh phẩm
  •  Dán mã vạch lên giấy xét nghiệm và ống máu (cùng một mã số).
  •  Nhập thông tin người bệnh vào phần mềm Medisoft và Labconn.

2. Tiến hành kỹ thuật

  •  Kiểm tra hóa chất và đồ tiêu hao: hóa chất còn hay hết, hạn sử dụng. Kiểm tra lam kính và đặt lam kính vào máy kéo lam tự động.
  •  Bật máy tính và bật máy xét nghiệm.
  •  Chuẩn máy (QC): để mẫu chuẩn lên máy lắc khoảng 10 phút. Khi máy đủ nhiệt độ thì tiến hành chuẩn tất cả các chỉ số theo từng lô. Sau khi đạt chuẩn thì tiến hành chạy mẫu.
  •  Kiểm tra mẫu trước khi chạy: thông tin hành chính, chất lượng mẫu.
  •  Chọn chế độ và chương trình làm việc tương ứng với chỉ định.
  •  Xếp mẫu bệnh phẩm lên rack bệnh phẩm, theo thứ tự từ trái sang phải, mặt mã vạch hướng về phía khe đọc.
  •  Đặt rack vào khay chuyển mẫu tự động.
  •  Chạy máy: khởi động chế độ chạy tự động, chạy máy và theo dõi máy.
  •  In kết quả chạy máy.
  •  Làm tiêu bản máu đàn và nhuộm Giemsa
  •  Đọc và nhận định kết quả trên kính hiển vi quang học

VI. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

- Quan sát tiêu bản, đối chiếu với các chỉ số trên máy đếm tế bào và phân tích:

  •  Hồng cầu: số lượng hồng cầu, lượng huyết sắc tố; Đặc điểm về phân bố, kích thước tế bào, bình sắc hay nhược sắc, bất thường về hình thái hoặc các thể trong hồng cầu (nếu có), có hồng cầu non và tỷ lệ hồng cầu lưới.
  •  Bạch cầu: số lượng và công thức bạch cầu, bất thường về hình thái nếu có.
  •  Tiểu cầu: số lượng và độ tập trung tiểu cầu, bất thường về hình thái nếu có.
  •  Bất thường khác: ký sinh trùng sốt rét..

- Tổng hợp các thông tin và có thể đưa ra một số định hướng về bệnh như: thiếu máu thiếu sắt, Thalassemia, lơ-xê-mi cấp, lơ-xê-mi kinh...; Gợi ý các xét nghiệm nên làm.

- Lưu ý: Thời gian từ khi lấy máu ra khỏi thành mạch đến khi làm xét nghiệm không quá 6 giờ.

VII. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

1. Sai sót

  •  Nhầm mẫu bệnh phẩm.
  •  Máy chạy không đúng hoặc nhầm kết quả.
  •  Mẫu bệnh phẩm lấy không đủ số lượng, bị đông, hoặc vỡ hồng cầu.

2. Xử trí

  •  Báo lại lâm sàng trường hợp nhầm bệnh phẩm và giấy xét nghiệm.
  •  Chạy lại mẫu trường hợp nhầm kết quả.
  •  Yêu cầu lấy lại mẫu trong trường hợp mẫu không đạt chất lượng.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Quy trình kỹ thuật tán sỏi thận qua da đường hầm nhỏ bằng máy tán Laser dưới định vị siêu âm hoặc C-ARM - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa phẫu thuật tiết niệu - Bộ y tế 2017

Định lượng IL-2R (hay CD25 hòa tan) trong huyết thanh bằng kỹ thuật miên dịch gắn men (Elisa) - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Huyết học - Truyền máu - Miễn dịch - Dị ứng - Sinh học phân tử - Bộ y tế 2017

Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi bằng máy đếm laser - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Huyết học - Truyền máu - Miễn dịch - Dị ứng - Sinh học phân tử - Bộ y tế 2017

Huyết đồ bằng hệ thống tự động hoàn toàn - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Huyết học - Truyền máu - Miễn dịch - Dị ứng - Sinh học phân tử - Bộ y tế 2017

Điều trị bằng Laser công suất thấp chiếu ngoài - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017

Tin liên quan
Hướng dẫn đo huyết áp bằng máy điện tử và máy cơ
Hướng dẫn đo huyết áp bằng máy điện tử và máy cơ

So sánh hai loại máy đo huyết áp và cách sử dụng từng loại máy

Điều trị tăng huyết áp bằng cách nào?
Điều trị tăng huyết áp bằng cách nào?

Khi đo huyết áp, nếu kết quả dưới 120/80mmHg thì huyết áp ở mức bình thường còn nếu cao hơn mức này thì được coi là tăng huyết áp, hay còn được gọi là cao huyết áp và cần đến các phương pháp điều trị.

Bóc nhân tuyến tiền liệt bằng laser Holmium (HoLEP)
Bóc nhân tuyến tiền liệt bằng laser Holmium (HoLEP)

Bóc nhân tuyến tiền liệt bằng laser Holmium (Holmium laser enucleation of the prostate - HoLEP) là một thủ thuật mà bác sĩ sử dụng tia laser để loại bỏ mô tuyến tiền liệt phì đại đang gây cản trở dòng nước tiểu.

Điều trị sỏi thận bằng nội soi ngược dòng tán sỏi bằng laser
Điều trị sỏi thận bằng nội soi ngược dòng tán sỏi bằng laser

Nội soi ngược dòng tán sỏi bằng laser là kỹ thuật kết hợp nội soi niệu quản với tán sỏi bằng laser để xác định vị trí sỏi và loại bỏ sỏi thận nằm trong niệu quản. Đây là một thủ thuật xâm lấn tối thiểu, an toàn và hiệu quả hơn so với phẫu thuật truyền thống.

Viêm bàng quang xuất huyết: Nguyên nhân và điều trị
Viêm bàng quang xuất huyết: Nguyên nhân và điều trị

Viêm bàng quang xuất huyết là tình trạng lớp niêm mạc bên trong bàng quang bị viêm, gây ảnh hưởng đến các mạch máu và dẫn đến chảy máu. Một triệu chứng điển hình của viêm bàng quang xuất huyết là nước tiểu có máu (đái máu), kèm theo các triệu chứng viêm bàng quang khác.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Phá thai bằng thuốc, sao 2 tuần vẫn ra huyết?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  655 lượt xem

Sau khi em uống thuốc phá thai, máu cục và máu âm đạo ra rất nhiều rồi giảm dần và hết sau đó khoảng hơn 1 tuần, huyết đỏ lại ra bình thường. Nhưng sau đó 1 ngày, em lại bị ra máu âm đạo nhiều, màu máu vẫn bình thường. Hai ngày nay, máu ra rất ít, nhưng lại có màu đen. Như vậy liệu có vấn đề gì không ạ?

Hiện tượng băng huyết và thuyên tắc ối có hay xảy ra?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  341 lượt xem

Từng phá thai bằng thuốc 1 lần, hiện em đang mang thai được 14 tuần. Đọc thông tin trên mạng, thấy có trường hợp băng huyết và thuyên tắc ối, em cảm thấy lo lắng và sợ sệt đủ chuyện khi mang thai. Em vẫn đi khám thai định kì, nhưng vẫn thấy lo lắng thế nào. Mong bs cho em lời khuyên ạ?

Bị tăng huyết nên chuẩn bị gì trước khi mang thai?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  700 lượt xem

- Bác sĩ ơi, tôi bị tăng huyết áp. Tôi nên chuẩn bị những gì trước khi mang thai để có một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với nhé!

Có đúng thai phụ thường bị mất cân bằng không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  762 lượt xem

- Bác sĩ ơi, từ khi mang thai, nhiều lúc tôi có cảm giác người mình cứ chông chênh, đứng không vững. Bác sĩ có thể lý giải tình trạng mất cân bằng ở thai phụ giúp tôi không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Bà bầu uống nước trái cây chưa được tiệt trùng bằng nhiệt có an toàn không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  855 lượt xem

- Bác sĩ ơi, bà bầu uống nước trái cây chưa được tiệt trùng bằng nhiệt có an toàn không ạ? Xin bác sĩ cho tôi một lời khuyên nhé? Cảm ơn bác sĩ!

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây