1

Hơi thở có mùi có liên quan gì đến bệnh đái tháo đường?

Hơi thở có mùi bất thường ở những người mắc bệnh đái tháo đường xảy ra do hai nguyên nhân chính: bệnh nha chu và nồng độ ceton trong máu cao.
Hơi thở có mùi có liên quan gì đến bệnh đái tháo đường? Hơi thở có mùi có liên quan gì đến bệnh đái tháo đường?

Mùi hơi thở có thể phản ánh tình trạng sức khỏe của một người.

Hơi thở có mùi trái cây có thể là biểu hiện của nhiễm toan ceton - một biến chứng cấp tính của bệnh đái tháo đường. Hơi thở có mùi amoniac hay mùi khai có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh thận. Mùi hơi thở giống như trái cây lên men chua có thể là dấu hiệu của chứng biếng ăn tâm thần.

Các vấn đề sức khỏe khác, chẳng hạn như hen suyễn, xơ nang, ung thư phổi và bệnh gan cũng có thể khiến hơi thở có mùi bất thường.

Xét nghiệm hơi thở thậm chí còn có thể giúp bác sĩ phát hiện bệnh đái tháo đường. Một nghiên cứu vào năm 2021 đã chỉ ra rằng đo lượng carbon dioxide trong hơi thở có thể giúp xác định tiền đái tháo đường hoặc đái tháo đường giai đoạn đầu. (1)

Tại sao bệnh đái tháo đường khiến hơi thở có mùi?

Hơi thở có mùi bất thường ở những người mắc bệnh đái tháo đường xảy ra do hai nguyên nhân chính: bệnh nha chu và nồng độ ceton trong máu cao.

Bệnh nha chu

Bệnh nha chu là tình trạng nhiễm trùng và viêm mô nướu và xương xung quanh răng. Tình trạng viêm có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và làm tăng lượng đường trong máu, điều này sẽ làm trầm trọng thêm bệnh đái tháo đường.

Bệnh đái tháo đường có thể dẫn đến bệnh nha chu và mặt khác, bệnh nha chu cũng có thể khiến cho người bệnh đái tháo đường gặp phải nhiều vấn đề hơn.

Theo một báo cáo vào năm 2013, cứ 3 người bị đái tháo đường thì có 1 người mắc bệnh nha chu. Bệnh tim mạch và đột quỵ - những biến chứng của bệnh đái tháo đường – cũng có liên quan đến bệnh nha chu. (2)

Bệnh đái tháo đường có thể làm hỏng các mạch máu và điều này làm giảm sự lưu thông máu đến các mô ở khắp cơ thể, bao gồm cả mô nướu và răng. Khi không được cung cấp đủ máu, nướu và răng sẽ trở nên yếu và dễ bị nhiễm trùng hơn.

Bệnh đái tháo đường còn có thể làm tăng lượng đường trong khoang miệng, điều này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, dẫn đến nhiễm trùng và hôi miệng. Khi lượng đường trong máu ở mức cao, cơ thể sẽ khó chống lại nhiễm trùng và nướu sẽ khó lành lại hơn.

Ở người mắc bệnh đái tháo đường, bệnh nha chu thường nghiêm trọng hơn và lâu khỏi hơn so với những người không bị đái tháo đường.

Hơi thở có mùi khó chịu là dấu hiệu phổ biến của bệnh nha chu nhưng ngoài ra còn có các dấu hiệu khác như:

  • Nướu sưng đỏ
  • Chảy máu chân răng
  • Răng nhạy cảm
  • Tụt nướu

Nhiễm toan ceton

Khi cơ thể không thể tạo ra insulin hoặc sử dụng insulin không hiệu quả, các tế bào sẽ không thể hấp thụ đường (glucose) từ máu để tạo năng lượng. Lúc này, cơ thể sẽ chuyển sang đốt cháy chất béo để tạo năng lượng. Quá trình đốt cháy chất béo sẽ tạo ra ceton tích tụ trong máu và nước tiểu.

Cơ thể cũng tạo ra ceton khi nhịn ăn hoặc thực hiện chế độ ăn nhiều protein, ít carbohydrate, mặc dù nồng độ không cao như nhiễm toan ceton do đái tháo đường.

Mức ceton cao sẽ làm thay đổi mùi hơi thở. Aceton - một trong những loại ceton - khiến hơi thở có mùi trái cây hay mùi giống như nước tẩy sơn móng tay.

Khi mức ceton tăng quá cao thì sẽ xảy ra nhiễm toan ceton. Các triệu chứng của nhiễm toan ceton gồm có:

  • Hơi thở có mùi trái cây
  • Đi tiểu nhiều lần
  • Đau bụng, buồn nôn hoặc nôn
  • Mức đường huyết cao
  • Khó thở hoặc thở gấp
  • Thần trí không tỉnh táo

Nhiễm toan ceton là một tình trạng nguy hiểm, chủ yếu xảy ra ở những người mắc bệnh đái tháo đường type 1 không kiểm soát được lượng đường trong máu. Gọi cấp cứu hoặc nhờ người đưa đến bệnh viện ngay lập tức khi nhận thấy các triệu chứng kể trên

Khắc phục hơi thở có mùi do đái tháo đường

Ngoài bệnh thần kinh và bệnh tim mạch, viêm nha chu cũng là một biến chứng phổ biến của bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên, có nhiều cách để làm giảm nguy cơ hoặc giảm bớt mức độ nghiêm trọng của bệnh nha chu:

  • Đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày và dùng chỉ nha khoa hàng ngày.
  • Cạo lưỡi - nơi vi khuẩn gây hôi miệng sinh sôi, phát triển.
  • Uống đủ nước.
  • Giữ lượng đường trong máu trong phạm vi khỏe mạnh.
  • Ngậm kẹo bạc hà hoặc nhai kẹo cao su không đường để kích thích tiết nước bọt.
  • Khám răng định kỳ và cho bác sĩ biết về tình trạng bệnh đái tháo đường.
  • Hỏi bác sĩ về thuốc kích thích tiết nước bọt.
  • Sử dụng răng giả vừa vặn và tháo ra khi đi ngủ vào ban đêm.
  • Bỏ thuốc lá

Một số câu hỏi thường gặp

Bệnh đái tháo đường khiến hơi thở có mùi như thế nào?

Nếu không kiểm soát được lượng đường trong máu, người bệnh đái tháo đường có thể bị nhiễm toan ceton. Một triệu chứng của nhiễm toan ceton là hơi thở có mùi trái cây do nồng độ aceton cao. Ngoài ra, hơi thở có mùi bất thường ở người bệnh đái tháo đường còn có thể là do các nguyên nhân khác và mỗi một nguyên nhan sẽ khiến hơi thở có mùi khác nhau.

Hơi thở có mùi ở người mắc bệnh đái tháo đường là biểu hiện của điều gì?

Hơi thở có mùi trái cây có thể là dấu hiệu của nhiễm toan ceton. Hơi thở có mùi amoniac hay mùi khai có thể chỉ ra bệnh thận - một biến chứng phổ biến của bệnh đái tháo đường. Hơi thở hôi có thể là dấu hiệu của bệnh nha chu.

Làm thế nào để giảm mùi hơi thở?

Nhiễm toan ceton cần được điều trị khẩn cấp. Nếu có các triệu chứng nghi là bệnh thận hoặc bệnh nha chu thì cần đi khám càng sớm càng tốt. Kiểm soát lượng đường trong máu có thể giúp ngăn ngừa các biến chứng dẫn đến hơi thở có mùi.

Các cách khác để cải thiện tình trạng hơi thở có mùi là đánh răng và dùng chỉ nha khoa hàng ngày, uống nhiều nước và ăn nhiều rau củ quả, hạn chế đồ ăn thức uống chứa đường bổ sung.

Tóm tắt bài viết

Hơi thở có mùi đôi khi chỉ đơn giản là do vệ sinh răng miệng kém nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiễm toan ceton hoặc bệnh nha chu – các biến chứng của bệnh đái tháo đường. Người bệnh cần nhận biết các triệu chứng của nhiễm toan ceton để được điều trị kịp thời. Bệnh nha chu cũng cần được phát hiện và điều trị sớm để tránh dẫn đến vấn đề nghiêm trọng hơn. Kiểm soát tốt đường huyết sẽ giúp phòng ngừa các biến chứng của bệnh đái tháo đường.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Mỗi liên hệ giữa bệnh đái tháo đường và suy giảm trí nhớ
Mỗi liên hệ giữa bệnh đái tháo đường và suy giảm trí nhớ

Suy giảm trí nhớ và suy giảm nhận thức nói chung đều là triệu chứng của bệnh Alzheimer và đều có liên quan đến bệnh đái tháo đường type 2. Tổn thương mạch máu là một vấn đề thường gặp ở những người mắc bệnh đái tháo đường. Tình trạng tổn thương này có thể dẫn đến các vấn đề về nhận thức và chứng sa sút trí tuệ não mạch.

Mối liên hệ giữa hội chứng buồng trứng đa nang và bệnh đái tháo đường
Mối liên hệ giữa hội chứng buồng trứng đa nang và bệnh đái tháo đường

Từ lâu đã có ý kiến cho rằng hội chứng buồng trứng đa nang và bệnh đái tháo đường type 2 có liên quan đến nhau và càng ngày càng có nhiều bằng chứng chỉ ra điều này.

Mối liên hệ giữa bệnh gout và đái tháo đường
Mối liên hệ giữa bệnh gout và đái tháo đường

Bệnh gout (gút) và đái tháo đường type 2 là những bệnh lý khác nhau nhưng các nhà nghiên cứu đã tìm ra mối liên hệ giữa hai bệnh lý này.

Mối liên hệ giữa bệnh gan nhiễm mỡ và đái tháo đường
Mối liên hệ giữa bệnh gan nhiễm mỡ và đái tháo đường

Người bị bệnh đái tháo đường có nguy cơ mắc nhiều bệnh lý khác, trong đó có cả bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (nonalcoholic fatty liver disease).

Mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường và Covid-19 nghiêm trọng
Mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường và Covid-19 nghiêm trọng

Ngày càng có nhiều nghiên cứu cho thấy rằng những người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ mắc Covid-19 nghiêm trọng hơn so với những người không bị tiểu đường. Những người gặp khó khăn trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường càng có nguy cơ cao hơn nữa.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây