Gây tê dưới bao Tenon phẫu thuật cắt u hốc mắt bằng đường xuyên sọ
I. ĐẠI CƯƠNG
Gây tê dưới bao Tenon là phương pháp bơm thuốc vào khoang Tenon ở vị trí cung 1⁄4 dưới, phía trong nhãn cầu, cách rìa giác mạc >5mm khi người bệnh nhìn lên trên và ra ngoài nhằm mục đích giảm đau, giảm vận động nhãn cầu.
1. Ưu điểm:
- An toàn, không tiêm nhầm vào mạch máu, không tiêm nhầm vào nhãn cầu, ít biến chứng
- Hiệu quả gây tê tốt: giảm đau tốt, giảm vận động nhãn cầu
- Giảm sự tăng áp lực nội nhãn so với gây tê cạnh nhãn cầu
- Rất an toàn đối với những người bệnh có trục nhãn cầu >26mm
- An toàn hơn trong trường hợp người bệnh dùng thuốc chống đông
2. Nhược điểm
- Giá thành cao
- Cần ít nhất 2 người mới thực hiện được thủ thuật
- Thời gian thực hiện thủ thuật lâu
II. CHỈ ĐỊNH
- Dùng để gây tê cho người bệnh cần phẫu thuật cắt u hốc mắt bằng đường xuyên sọ.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Người bệnh không hợp tác
- Người bệnh dị ứng với thuốc tê
- Người bệnh đã được phẫu thuật độn củng mạc
- Người bệnh đã được gây tê dưới bao Tenon trước đó
- Mộng thịt ở vị trí cung 1⁄4 góc trong, dưới của nhãn cầu
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện kỹ thuật Bác sĩ gây mê hoặc Kỹ thuật viên gây mê
2. Phương tiện:
- Dung dịch Betadine 5%
- Thuốc tê, tra tại chỗ Dicain 1% hoặc Alcaine 0,5%
- Bơm tiêm 5ml + kim rút thuốc
- Dung dịch thuốc tê: lidocain 2%
- Kim Steven hay kim nylon (loại dùng truyền tĩnh mạch) kích cỡ 20 hay 22G
- Vành mi
- Kìm không mấu Morefields
- Kéo Westcott
- Găng tay vô trùng
3. Người bệnh đúng tên tuổi và bệnh tại mắt cần phẫu thuật, đã được mặc quần áo đúng quy định.
4. Hồ sơ bệnh án: đầy đủ xét nghiệm, thăm dò cận lâm sàng phục vụ chẩn đoán và gây tê phẫu thuật, biên bản duyệt mổ hợp pháp, giấy cam đoan phẫu thuật gây mê hồi sức...
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ: xác định các vấn đề liên quan đến công tác gây mê hồi sức thông qua các xét nghiệm và thăm dò cận lâm sàng.
2. Kiểm tra người bệnh đúng tên tuổi, đúng bệnh, đúng mắt cần phẫu thuật. Người bệnh trước khi thực hiện thủ thuật gây tê cần được an thần bằng Midazolam và giảm đau bằng Fentanyl để giảm căng thẳng đến mức tối đa trước phẫu thuật
3. Thực hiện kỹ thuật
- Nhỏ tê bằng dung dịch tê tại chỗ (Dicain 1% hoặc Alcaine 0,5%)
- Sát trùng Betadin 5%
- Người làm thủ thuật đeo găng vô trùng, đặt vành mi vào mắt cần gây tê
- Lấy thuốc tê: 5 ml lidocaine 2%
- Để người bệnh nhìn lên trên và ra ngoài, cắt kết mạc ở vị trí 1⁄4 dưới trong nhãn cầu cách rìa giác mạc 5mm
- Dùng kéo tách bao Tenon
- Đưa kim (đã gắn với bơm chứa thuốc tê) hướng 45 – 90 độ đến khi ngập kim, tay trái cố định kim, tay phải bơm thuốc tê chậm đến khi được 3ml kiểm tra độ căng của nhãn cầu để quyết định dừng lại hay bơm tiếp thuốc tê.
VI. THEO DÕI TAI BIẾN
- Phù kết mạc: xử trí đè với áp lực nhẹ lên vùng kết mạc bị phù để tránh tình trạng phù lan tỏa rộng ra xung quanh
- Xuất huyết dưới kết mạc có thể tự khỏi mà không cần phải dùng thêm bất kì loại thuốc gì
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Thần kinh - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Thần kinh - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Thần kinh - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa phẫu thuật tiết niệu - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Thần kinh - Bộ y tế 2017
Phẫu thuật là một trong những phương pháp điều trị phổ biến nhất trong những trường hợp ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn đầu. Hiện nay có nhiều kỹ thuật phẫu thuật khác nhau. Một kỹ thuật xâm lấn tối thiểu là phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt có sự hỗ trợ của robot.
Trong quá trình phẫu thuật cắt thận bằng robot. Bác sĩ điều khiển cánh tay của robot thực hiện các thao tác phẫu thuật. Phẫu thuật bằng robot có một số ưu điểm như độ chính xác cao hơn, giảm nguy cơ biến chứng và thời gian phục hồi nhanh hơn.
Bàng quang tăng hoạt (overactive bladder - OAB) là tình trạng cơ bàng quang co bóp không tự chủ, gây buồn tiểu liên tục. Cơn buồn tiểu có thể xảy đến đột ngột và người bệnh bị rò rỉ nước tiểu khi chưa kịp vào nhà vệ sinh. Bàng quang tăng hoạt gây ảnh hưởng lớn đến công việc, sinh hoạt hàng ngày, chức năng tình dục và giấc ngủ của người bệnh. Bàng quang tăng hoạt thậm chí còn ảnh hưởng đến cả sức khỏe tinh thần.
Phẫu thuật chuyển lưu dòng tiểu tạo ra một con đường mới để đưa nước tiểu ra khỏi cơ thể sau khi cắt bỏ bàng quang. Có ba loại phẫu thuật chuyển lưu dòng tiểu, hai trong số đó giúp người bệnh kiểm soát thời điểm đi tiểu.
Phẫu thuật cắt bàng quang là một phương pháp điều trị ung thư bàng quang. Đôi khi, phẫu thuật cắt bàng quang được thực hiện để điều trị một bệnh ung thư khác di căn đến bàng quang.
- 1 trả lời
- 804 lượt xem
- Thưa bác sĩ, con tôi năm nay 12 tuổi nhưng đã bị cận thị 4 đi - ốp. Bác sĩ cho tôi hỏi, trường hợp của chúa có thể phẫu thuật laser để trị cận thị không ạ?
- 1 trả lời
- 739 lượt xem
Thưa bác sĩ, tôi có nên thực hiện phẫu thuật khúc xạ (LASIK) ở mắt trong khi đang mang thai không ạ? Và việc thực hiện phẫu thuật có ảnh hưởng đến em bé không? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 481 lượt xem
Mang thai ở tuần thứ 36, em bị huyết trắng ra nhiều và hay bị gò. Từ tuần 20 bs đã cho em đặt thuốc, nhưng không đỡ. Lần tái khám này, bs kê thuốc uống là Acigmentin 1000 và Sparenel để điều trị khí hư. Liệu mấy loại thuốc này có ảnh hưởng gì đến thai nhi không ạ?
- 1 trả lời
- 729 lượt xem
Các bác sĩ cho em hỏi là mình phẫu thuật nới dây hãm dương vật được 8 ngày rồi hàng ngày em thường xuyên rửa vết thương bằng nước muốn sinh lý & cồn đỏ BETADENE từ 10 đến 12 và bôi Gentamicin 0,3% ngày 3 đến 4 lần nhưng vết thương vẫn chậm khô liệu có phải do em vệ sinh nhiều quá và bôi Gentamicin 0,3% nhiều không, mong các bác sĩ giải đáp giúp ạ
- 0 trả lời
- 357 lượt xem
Nâng mũi được 1 thắng nhưng đầu mũi còn to, cứng