Gây mê nội khí quản phẫu thuật nội soi điều trị phồng, hẹp, tắc động mạch chủ dưới thận.
I. ĐẠI CƯƠNG
Là kỹ thuật gây mê toàn thân có đặt nội khí quản với mục đích kiểm soát hô hấp trong suốt cuộc phẫu thuật và hồi sức sau phẫu thuật nội soi điều trị phồng, hẹp, tắc động mạch chủ dưới thận.
II. CHỈ ĐỊNH
- Người bệnh có chỉ định phẫu thuật bắc cầu động mạch vành/phẫu thuật nội soi lấy tĩnh mạch hiển.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH TƯƠNG ĐỐI
- Người bệnh không đồng ý
- Không đủ phương tiện gây mê, hồi sức
- Không thành thạo kĩ thuật
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện kỹ thuật
- Bác sĩ, điều dưỡng viên chuyên khoa gây mê hồi sức.
2. Phương tiện:
- Hệ thống máy gây mê kèm thở, nguồn oxy bóp tay, máy theo dõi chức năng sống (ECG, huyết áp động mạch xâm lấn và không xâm lấn, SpO2, EtCO2, nhịp thở, nhiệt độ, áp lực tĩnh mạch trung tâm...), máy phá rung tim, máy hút...
- Đèn soi thanh quản, ống nội khí quản các cỡ, ống hút, mặt nạ (mask), bóng bóp, canul miệng hầu, kìm Magill, mandrin mềm.
- Lidocain 10% dạng xịt.
- Salbutamol dạng xịt.
- Các phương tiện dự phòng đặt nội khí quản khó: ống Cook, mask thanh quản (laryngeal mask), ống soi phế quản mềm, bộ mở khí quản, kìm mở miệng...
- Các phương tiện để đặt động mạch, đặt catheter tĩnh mạch trung tâm.
3. Người bệnh
- Thăm khám gây mê trước mổ phát hiện và phòng ngừa các nguy cơ, giải thích cho người bệnh cùng hợp tác.
- Đánh giá đặt ống nội khí quản khó.
- Sử dụng thuốc an thần tối hôm trước mổ (nếu cần).
4. Hồ sơ bệnh án Theo qui định của Bộ y tế
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ
2. Kiểm tra người bệnh
3. Thực hiện kỹ thuật
- Các bước tiến hành chung:
- Tư thế: nằm ngửa, thở oxy 100% 3-6 l/phút trước khởi mê ít nhất 5 phút.
- Lắp máy theo dõi
- Thiết lập đường truyền có hiệu quả.
- Tiền mê (nếu cần)
- Đặt catheter động mạch theo dõi huyết áp động mạch liên tục.
- Đặt catheter tĩnh mạch trung tâm theo dõi áp lực tĩnh mạch trung tâm trong và sau mổ sau khi đã khởi mê.
- Khởi mê:
- Thuốc ngủ: thuốc mê tĩnh mạch: propofol, etomidate.
- Thuốc giảm đau: fentanyl, sufentanil, morphin...
- Thuốc giãn cơ: rocuronium, vecuronium...
- Điều kiện đặt ống nội khí quản: người bệnh ngủ sâu, đủ độ giãn cơ (trong đa số các trường hợp).
- Kĩ thuật đặt nội khí quản đường miệng:
- Mở miệng, đưa đèn soi thanh quản vào bên phải miệng, gạt lưỡi sang bên trái, đẩy đèn sâu, phối hợp với tay phải đè sụn giáp nhẫn tìm nắp thanh môn và lỗ thanh môn.
- Luồn ống nội khí quản nhẹ nhàng qua lỗ thanh môn, dừng lại khi bóng của ống nội khí quản đi qua dây thanh âm 2-3 cm.
- Rút đèn soi thanh quản nhẹ nhàng.
- Bơm bóng nội khí quản.
- Kiểm tra vị trí đúng của ống nội khí quản bằng nghe phổi và kết quả EtCO2
- Cố định ống bằng băng dính .
- Đặt canul vào miệng để tránh cắn ống (nếu cần).
- Đặt nội khí quản khó: áp dụng qui trình đặt ống nội khí quản khó.
- Duy trì mê:
- Duy trì mê bằng thuốc mê tĩnh mạch hoặc thuốc mê bốc hơi, thuốc giảm đau thuốc giãn cơ (nếu cần).
- Kiểm soát hô hấp bằng máy hoặc bóp tay.
- Theo dõi độ sâu của gây mê dựa vào nhịp tim, huyết áp, vã mồ hôi, chảy nước mắt (PRST); MAC, BIS và Entropy (nếu có)...
- Theo dõi các dấu hiệu sinh tồn: nhịp tim, huyết áp, áp lực tĩnh mạch trung tâm, SpO2, EtCO2, thân nhiệt.
- Đề phòng ống nội khí quản sai vị trí, gập, tắc.
* Trong giai đoạn bắc cầu động mạch vành: có thể phải sử dụng tuần hoàn ngoài cơ thể. Duy trì mê trong giai đoạn này không có gì đặc biệt, giống như trên.
VI. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
1. Trào ngược dịch dạ dày vào đường thở
- Có dịch tiêu hóa trong khoang miệng và đường thở.
- Hút sạch ngay dịch, nằm đầu thấp, nghiêng đầu sang bên
- Đặt nhanh ống nội khí quản và hút sạch dịch trong đường thở
- Theo dõi và đề phòng nhiễm trùng phổi sau mổ
2. Rối loạn huyết động
- Hạ hoặc tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim (nhịp chậm, nhịp nhanh, loạn nhịp)
- Suy tim
- Xử trí tùy theo triệu chứng và nguyên nhân
3. Tai biến do đặt nội khí quản
- Không đặt được ống nội khí quản: Xử lý theo qui trình đặt ống nội khí quản khó hoặc chuyển phương pháp vô cảm khác.
- Đặt nhầm vào dạ dày
- Nghe phổi không có rì rào phế nang, không đo được EtCO2.
- Đặt lại ống nội khí quản.
- Co thắt thanh - khí - phế quản
- Khó hoặc không thể thông khí, nghe phổi có ran rít hoặc phổi câm.
- Cung cấp oxy đầy đủ, thêm thuốc ngủ và giãn cơ, đảm bảo thông khí và cho các thuốc giãn phế quản và corticoid.
- Nếu không kiểm soát được hô hấp: áp dụng qui trình đặt ống nội khí quản khó.
- Chấn thương khi đặt ống:
- Chảy máu, gãy răng, tổn thương dây thanh âm, rơi dị vật vào đường thở...
- Xử trí tùy theo tổn thương.
4. Các biến chứng về hô hấp
- Gập, tụt, ống nội khí quản bị đẩy sâu vào một phổi, tụt hoặc hở hệ thống hô hấp, hết nguồn oxy, soda hết tác dụng dẫn tới thiếu oxy và ưu thán.
- Xử trí: đảm bảo ngay thông khí và cung cấp oxy 100%, tìm và giải quyết nguyên nhân.
5. Biến chứng sau rút ống nội khí quản
- Suy hô hấp sau khi rút ống nội khí quản do nhiều nguyên nhân
- Đau họng khàn tiếng, co thắt thanh - khí - phế quản
- Viêm đường hô hấp trên, viêm phổi, hẹp thanh - khí quản
Xử trí triệu chứng và theo nguyên nhân
500 quy trình kỹ thuật gây mê hồi sức
500 quy trình kỹ thuật gây mê hồi sức
500 quy trình kỹ thuật gây mê hồi sức
500 quy trình kỹ thuật gây mê hồi sức
Mở thông niệu quản ra da được thực hiện sau khi phẫu thuật cắt bỏ bàng quang hoặc khi bàng quang không còn hoạt động. Trong ca phẫu thuật mở thông niệu quản ra da, bác sĩ tạo ra một lỗ trên bụng của bệnh nhân, sau đó sử dụng một đoạn ruột để dẫn nước tiểu ra bên ngoài cơ thể qua lỗ này.
Các loại phẫu thuật điều trị ung thư thận gồm những gì? Có hai loại phẫu thuật để điều trị bệnh ung thư thận là cắt thận triệt để và cắt thận bán phần. Loại phẫu thuật cần thực hiện để điều trị ung thư thận sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như giai đoạn ung thư và vị trí chính xác của khối u.
Điều trị ung thư thận có thể thực hiện bằng phương pháp đốt u hay phẫu thuật.Đây là hai phương pháp điều trị hiện nay. Vậy, các phương pháp này được tiến hành như thế nào. Hãy cùng theo dõi bài viết để biết thêm chi tiết nhé!
Trong quá trình phẫu thuật cắt thận bằng robot. Bác sĩ điều khiển cánh tay của robot thực hiện các thao tác phẫu thuật. Phẫu thuật bằng robot có một số ưu điểm như độ chính xác cao hơn, giảm nguy cơ biến chứng và thời gian phục hồi nhanh hơn.
Phẫu thuật cắt thận có nghĩa là phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ hoặc một phần thận. Thận là cặp cơ quan nhỏ hình hạt đậu nằm ở hai bên cột sống, bên dưới khung xương sườn. Cặp cơ quan này có chức năng là lọc nước dư thừa và các chất thải từ máu. Ngoài ra, thận còn sản xuất một số loại hormone.
- 1 trả lời
- 839 lượt xem
- Thưa bác sĩ, con tôi năm nay 12 tuổi nhưng đã bị cận thị 4 đi - ốp. Bác sĩ cho tôi hỏi, trường hợp của chúa có thể phẫu thuật laser để trị cận thị không ạ?
- 1 trả lời
- 1252 lượt xem
- Bác sĩ cho tôi hỏi, việc tiêm phòng có làm bé có nguy cơ cao mắc chứng rối loạn tăng động, giảm chú ý không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 763 lượt xem
Thưa bác sĩ, tôi có nên thực hiện phẫu thuật khúc xạ (LASIK) ở mắt trong khi đang mang thai không ạ? Và việc thực hiện phẫu thuật có ảnh hưởng đến em bé không? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 818 lượt xem
Bé nhà em lúc sinh nặng 3,4kg. Nay bé được 3 tháng và nặng 6,8kg, cao 60cm. Hàng ngày em tưa lưỡi cho bé rất sạch sẽ nhưng gần đây bé cứ phun nước bọt quanh miệng, như vậy là sao ạ? Em cho bé bú sữa mẹ và bú thêm cả sữa công thức. Cứ cách 4 tiếng em cho bé bú 1 lần, mỗi lần được 140ml. Tuy nhiên khi bú xong bé rất hay ợ hơi và nấc cục. Bé 3 ngày mới đi ngoài 1 lần ạ. Em đang EASY, áp dụng bật điều hòa 25 độ rồi quấn Ngủ cho bé có ổn không ạ?
- 1 trả lời
- 4752 lượt xem
Năm nay em 24 tuổi, mang thai lần đầu, 12 tuần. Em đi siêu âm độ mờ vai gáy là 1.5mm. Siêu âm động mạch tử cung là PI: 2.22 và RI: 0.85 - Kết luận: tăng sức cản động mạch tử cung. Bs cho toa Aspirin 81mg (mỗi sáng uống 1 viên). Em không biết đây là bệnh gì và thuốc Aspirin này có ảnh hưởng đến em bé không ạ?