1

Gây mê nội khí quản phẫu thuật lấy thể thủy tinh (trong bao, ngoài bao, Phaco) có hoặc không đặt IOL trên mắt độc nhất.

500 quy trình kỹ thuật gây mê hồi sức

I. ĐẠI CƯƠNG

Gây mê nội khí quản là kỹ thuật gây mê toàn thân có đặt nội khí quản với mục đích kiểm soát hô hấp trong suốt cuộc phẫu thuật và hồi sức sau phẫu thuật.

II. CHỈ ĐỊNH

  • Phẫu thuật lấy thể thủy tinh (trong bao, ngoài bao, Phaco) có hoặc không đặt IOL trên mắt độc nhất.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH TƯƠNG ĐỐI

  •  Người bệnh không đồng ý
  •  Không đủ phương tiện gây mê, hồi sức
  •  Không thành thạo kĩ thuật

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện kỹ thuật

  •  Bác sĩ, điều dưỡng viên chuyên khoa gây mê hồi sức.

2. Phương tiện:

  •  Hệ thống máy gây mê kèm thở, nguồn oxy bóp tay, máy theo dõi chức năng sống (ECG, huyết áp động mạch, SpO2, EtCO2, nhịp thở, nhiệt độ) máy phá rung tim, máy hút...
  •  Đèn soi thanh quản, ống nội khí quản các cỡ, ống hút, mặt nạ (mask), bóng bóp, canul miệng hầu, kìm Magill, mandrin mềm.
  •  Lidocain 10% dạng xịt.
  •  Salbutamol dạng xịt.
  •  Các phương tiện dự phòng đặt nội khí quản khó: ống Cook, mask thanh quản (laryngeal mask), ống soi phế quản mềm, bộ mở khí quản, kìm mở miệng...

3. Người bệnh

  •  Thăm khám gây mê trước mổ phát hiện và phòng ngừa các nguy cơ, giải thích cho người bệnh cùng hợp tác.
  •  Đánh giá đặt ống nội khí quản khó.
  •  Sử dụng thuốc an thần tối hôm trước mổ (nếu cần).

4. Hồ sơ bệnh án

  • Theo qui định của Bộ y tế

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ

2. Kiểm tra người bệnh

3. Thực hiện kỹ thuật

- Các bước tiến hành chung:

  • Tư thế: nằm ngửa, thở oxy 100% 3-6 l/phút trước khởi mê ít nhất 5 phút.
  •  Lắp máy theo dõi
  •  Thiết lập đường truyền có hiệu quả.
  •  Tiền mê (nếu cần)

- Khởi mê:

  • Thuốc ngủ: thuốc mê tĩnh mạch (propofol, etomidat, thiopental, ketamin...), thuốc mê bốc hơi (sevofluran...).
  •  Thuốc giảm đau: fentanyl, sufentanil, morphin...
  •  Thuốc giãn cơ (nếu cần): (succinylcholin, rocuronium, vecuronium...).
  •  Điều kiện đặt ống nội khí quản: người bệnh ngủ sâu, đủ độ giãn cơ (trong đa số các trường hợp).

- Có hai kỹ thuật đặt ống nội khí quản: đường miệng và đường mũi.

- Kĩ thuật đặt nội khí quản đường miệng:

  •  Mở miệng, đưa đèn soi thanh quản vào bên phải miệng, gạt lưỡi sang bên trái, đẩy đèn sâu, phối hợp với tay phải đè sụn giáp nhẫn tìm nắp thanh môn và lỗ thanh môn.
  •  Tiến hành khởi mê nhanh và làm thủ thuật Sellick trong trường hợp dạ dày đầy (ấn sụn nhẫn 20-30 kg ngay khi người bệnh mất tri giác tới khi đặt ống nội khí quản xong).
  •  Luồn ống nội khí quản nhẹ nhàng qua lỗ thanh môn, dừng lại khi bóng của ống nội khí quản đi qua dây thanh âm 2-3 cm.
  •  Rút đèn soi thanh quản nhẹ nhàng.
  •  Bơm bóng nội khí quản.
  •  Kiểm tra vị trí đúng của ống nội khí quản bằng nghe phổi và kết quả EtCO2
  •  Cố định ống bằng băng dính .
  •  Đặt canul vào miệng để tránh cắn ống (nếu cần).

-Kĩ thuật đặt nội khí quản đường mũi:

  •  Chọn bên mũi thông và nhỏ thuốc co mạch cuốn mũi (naphazolin, otrivine...).
  •  Chọn cỡ ống nội khí quản nhỏ hơn so với đường miệng. Luồn ống nội khí quản đã được bôi trơn bằng mỡ lidocain qua lỗ mũi
  •  Mở miệng, đưa đèn soi thanh quản vào bên phải miệng, gạt lưỡi sang bên trái, đẩy đèn sâu, phối hợp với tay phải đè sụn giáp nhẫn tìm nắp thanh môn và lỗ thanh môn.
  • Trường hợp thuận lợi: luồn ống nội khí quản nhẹ nhàng qua lỗ thanh môn, dừng lại khi bóng của ống nội khí quản đi qua dây thanh âm 2-3 cm. Dùng kìm Magill hướng đầu ống nội khí quản vào đúng lỗ thanh môn; người phụ đẩy ống nội khí quản từ bên ngoài trong trường hợp khó.
  •  Rút đèn soi thanh quản nhẹ nhàng.
  •  Bơm bóng nội khí quản.
  •  Kiểm tra vị trí đúng của ống nội khí quản bằng nghe phổi và kết quả EtCO2
  • Cố định ống bằng băng dính.

- Trong trường hợp đặt nội khí quản khó: áp dụng qui trình đặt ống nội khí quản khó.

- Duy trì mê:

  •  Duy trì mê bằng thuốc mê tĩnh mạch hoặc thuốc mê bốc hơi, thuốc giảm đau thuốc giãn cơ (nếu cần).
  •  Kiểm soát hô hấp bằng máy hoặc bóp tay.

VI. THEO DÕI

  • Theo dõi độ sâu của gây mê dựa vào nhịp tim, huyết áp, vã mồ hôi, chảy nước mắt (PRST); MAC, BIS và Entropy (nếu có)...
  • Theo dõi các dấu hiệu sinh tồn: nhịp tim, huyết áp, SpO2, EtCO2, thân nhiệt.
  • Đề phòng ống nội khí quản sai vị trí, gập, tắc.

4. Tiêu chuẩn rút ống nội khí quản

  •  Người bệnh tỉnh, làm theo lệnh.
  •  Nâng đầu trên 5 giây, TOF >0,9 (nếu có).
  •  Tự thở đều, tần số thở trong giới hạn bình thường.
  •  Mạch, huyết áp ổn định.
  •  Thân nhiệt > 350 C.
  •  Không có biến chứng của gây mê và phẫu thuật.

VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

1. Trào ngược dịch dạ dày vào đường thở

  • Có dịch tiêu hóa trong khoang miệng và đường thở.
  • Hút sạch ngay dịch, nằm đầu thấp, nghiêng đầu sang bên
  • Đặt nhanh ống nội khí quản và hút sạch dịch trong đường thở
  •  Theo dõi và đề phòng nhiễm trùng phổi sau mổ

2. Rối loạn huyết động

  •  Hạ hoặc tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim (nhịp chậm, nhịp nhanh, loạn nhịp)
  •  Xử trí tùy theo triệu chứng và nguyên nhân

3. Tai biến do đặt nội khí quản

- Không đặt được ống nội khí quản

  • Xử lý theo qui trình đặt ống nội khí quản khó hoặc chuyển phương pháp vô cảm khác.

- Đặt nhầm vào dạ dày

  •  Nghe phổi không có rì rào phế nang, không đo được EtCO2.
  •  Đặt lại ống nội khí quản.

- Co thắt thanh - khí - phế quản

  •  Khó hoặc không thể thông khí, nghe phổi có ran rít hoặc phổi câm.
  •  Cung cấp oxy đầy đủ, thêm thuốc ngủ và giãn cơ, đảm bảo thông khí và cho các thuốc giãn phế quản và corticoid.
  •  Nếu không kiểm soát được hô hấp: áp dụng qui trình đặt ống nội khí quản khó.

- Chấn thương khi đặt ống

  • Chảy máu, gãy răng, tổn thương dây thanh âm, rơi dị vật vào đường thở...
  • Xử trí tùy theo tổn thương.

4. Các biến chứng về hô hấp

  •  Gập, tụt, ống nội khí quản bị đẩy sâu vào một phổi, tụt hoặc hở hệ thống hô hấp, hết nguồn oxy, soda hết tác dụng dẫn tới thiếu oxy và ưu thán.
  •  Xử trí: đảm bảo ngay thông khí và cung cấp oxy 100%, tìm và giải quyết nguyên nhân.

5. Biến chứng sau rút ống nội khí quản

  •  Suy hô hấp sau khi rút ống nội khí quản do nhiều nguyên nhân
  •  Co thắt thanh - khí - phế quản
  •  Viêm đường hô hấp trên
  •  Hẹp thanh - khí quản

Xử trí triệu chứng và theo nguyên nhân

Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Tin liên quan
Quan Hệ Tình Dục Trong Ba Tháng Cuối Thai Kỳ Có An Toàn Không?
Quan Hệ Tình Dục Trong Ba Tháng Cuối Thai Kỳ Có An Toàn Không?

Câu hỏi: - Tôi đang trong giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ. Thời gian này tôi quan hệ tình dục có an toàn cho em bé không? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với ạ! Cảm ơn bác sĩ!

Sau phẫu thuật tuyến tiền liệt nam giới còn khả năng sản xuất tinh trùng không?
Sau phẫu thuật tuyến tiền liệt nam giới còn khả năng sản xuất tinh trùng không?

Những điều mà nam giới cần biết về khả năng sản xuất tinh trùng và khả năng sinh sản sau phẫu thuật tuyến tiền liệt.

Rủi Ro Khi Quan Hệ Tình Dục Mà Không Mang Bao Cao Su
Rủi Ro Khi Quan Hệ Tình Dục Mà Không Mang Bao Cao Su

Quan hệ tình dục không mang bao cao su sẽ mang đến những rủi ro gì? Tất cả sẽ có trong nội dung bài viết này. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết ngay nhé

Lạc Nội Mạc Tử Cung: Làm Sao Để Không Đau khi quan hệ tình dục?
Lạc Nội Mạc Tử Cung: Làm Sao Để Không Đau khi quan hệ tình dục?

Mặc dù các triệu chứng của lạc nội mạc tử cung ở mỗi phụ nữ là khác nhau nhưng có rất nhiều cách để giảm bớt các cơn đau.

Quan hệ trong kỳ kinh có an toàn không?
Quan hệ trong kỳ kinh có an toàn không?

Không nhất thiết phải gác lại chuyện “thân mật” trong những ngày đèn đỏ. Nếu chuẩn bị kỹ càng thì vẫn hoàn toàn có thể vui vẻ trong thời gian này.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Phẫu thuật khúc xạ (LASIK) ở mắt trong thai kỳ có an toàn không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  707 lượt xem

Thưa bác sĩ, tôi có nên thực hiện phẫu thuật khúc xạ (LASIK) ở mắt trong khi đang mang thai không ạ? Và việc thực hiện phẫu thuật có ảnh hưởng đến em bé không? Cảm ơn bác sĩ!

Trẻ có thể phẫu thuật laser để trị cận thị không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  767 lượt xem

- Thưa bác sĩ, con tôi năm nay 12 tuổi nhưng đã bị cận thị 4 đi - ốp. Bác sĩ cho tôi hỏi, trường hợp của chúa có thể phẫu thuật laser để trị cận thị không ạ?

Khi vợ có bầu, có nên khiêng quan hệ tình dục không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  554 lượt xem

Em năm nay 27 tuổi, vợ em 25 tuổi. Hiện vợ em mới có bầu được 7 tuần. Em đi làm xa nên khi về muốn 2 vợ chồng gần gũi nhau. Nhưng nghe nói, khi vợ có bầu thì nên kiêng quan hệ kẻo ảnh hưởng đến em bé. Vậy có đúng là phải kiêng không ạ?

Quan hệ tình dục thế nào trong thời gian vợ mang bầu?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  477 lượt xem

Vợ tôi có thai được 7 tuần, nhưng hay bị nôn ọe do nghén, sợ mùi cơm, thường chỉ hay ăn vặt. Tôi muốn hỏi bs về chế độ ăn uống thế nào, uống sữa bầu ra sao cho hợp lý và hết nghén? Bên cạnh đó, việc quan hệ tình dục của vợ chồng bọn tôi liệu có làm ảnh hưởng đến em bé không?

Quan hệ theo kiểu xuất tinh ra ngoài, liệu có dính bầu?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  488 lượt xem

Em và bạn trai quan hệ với nhau, có cọ sát nhưng chỉ bên ngoài cửa âm đạo. Anh ấy chỉ xuất tinh khi đã rút dương vật ra ngoài. Tuy nhiên, tinh trùng vẫn chảy dài trên bụng, nên em không chắc có rớt vào cửa âm đạo hay không nữa. Nửa tháng sau, bọn em cũng quan hệ theo kiểu như vậy. Được vài ngày, em thấy buồn nôn, ngực căng to đau nhức, tóc rụng. Một tuần sau, em thử que thì vẫn chỉ thấy 1 vạch. Vậy là sao, thưa bs?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây