1

Gây mê nội khí quản phẫu thuật điều trị Glocome ác tính trên mắt độc nhất gần mù

500 quy trình kỹ thuật gây mê hồi sức

I. ĐẠI CƯƠNG

Gây mê nội khí quản là kỹ thuật gây mê toàn thân có đặt nội khí quản với mục đích kiểm soát hô hấp trong suốt cuộc phẫu thuật và hồi sức sau phẫu thuật

II. CHỈ ĐỊNH

  • Người bệnh có tăng áp hốc mắt
  • Kiểm soát dường hô hấp bằng mặt nạ khó khăn.
  • Duy trì mê bằng thuốc mê đường hô hấp, để tự thở ở trẻ sơ sinh và trẻ em nhỏ.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  • Không đủ phương tiện hồi sức.
  • Không thành thạo kĩ thuật.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện ký thuật: bác sĩ, kĩ thuật viên chuyên khoa gây mê hồi sức.

2. Phương tiện:

  •  Đèn nội khí quản, kiểm tra pin tốt.
  •  Lưỡi đèn nội khí quản thẳng, cong, các cỡ khác nhau. Tối thiểu có hai cỡ lưỡi, kiểm tra bóng đèn.
  •  1 kìm Magill
  •  1 mandrin mềm
  •  Ống nội khí quản các cỡ khác nhau (2 đến 3 ống sổ liên tục, bóng nội khí quản không bị thủng).
  •  Rắc co phù hợp vói ống nội khí quản.
  •  1 Bơm tiêm l0ml.
  • 1 canun Guêđen.
  •  Ống thông hút phế quản và ống hút miệng.
  •  Mặt nạ các cỡ khác nhau
  •  Hệ thống bóng để hô hấp bằng tay.
  •  Xylecain 5% phun bụi.
  •  Găng sạch
  •  Băng dính cố định ống nội khí quản, băng dán bảo vệ mắt.
  •  Dụng cụ đặt nội khí quản khó.
  •  Máy hút.
  •  Máy thở, máy mê, hoặc phương tiện bóp tay.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ

2. Kiểm tra người bệnh

3. Thực hiện kỹ thuật:

3.1. Chuẩn bị ốngnghe, đo mạch, huyết áp, máy hút.

3.2 Tiền mê

  • Atropine liều 10μg/kg
  • Midazolam liều 0,08-0,1 mg/kg

3.3. Các thuốc khởi mê.

3.4. Cho thở oxy 100% trước, tối thiểu 3 phút.

a. Khởi mê:

  •  Đa số bắt đầu bằng fentanyl.
  •  Thuốc gây ngủ (thiopental, propofol, etomidate, ketamin).
  •  Thuốc dãn cơ (succinylcholin, norcuron, pavulon, arduan, tracrium) chỉ tiêm thuốc dãn cơ khi hô hấp bằng mặt nạ đã có hiệu lực.
  •  Liều lượng các thuốc sử dụng theo liều thuốc mê đường tĩnh mạch.

b. Gây tê tại chỗ bẳng xylocain 5% phun sau khi đưa được đèn soi thanh quản vào miệng.

  • Thanh môn phun 4-7 lần
  •  Thanh âm phun 4-7 lần
  •  Khí quản 4-7 lần

Tối đa cho 3 vị trí là 25 lần phun.

3.4. Kĩ thuật:

  •  Để người bệnh nằm ngửa, tư thế đầu phải đặt để đảm bảo thành công là khi nhìn vào miệng, hầu và thanh quản nằm trên một trục thẳng. Tư thế hay được sử dụng nhất là gối đầu cao so với vai 8-10cm (tư thế Jackson biến đổi).
  •  Tay trái cầm đèn soi thanh quản, tay phải mở miệng người bệnh. Mở rộng miệng để tránh gây thương tổn môi dưới, tránh sự cản trở của răng cửa hàm dưới, của lưỡi khi đưa đèn vào.
  •  Lưỡi đèn đưa vào phía môi bên phải, đẩy dần xuống dưới theo lưỡi, tuần tự theo đường giữa và gạt lưỡi sang bên trái, cho tới khi mũi đèn nằm ở vị trí mép gập lưỡi - nắp thanh quản.
  •  Nâng đèn soi thanh quản lên cao và nhẹ nhàng tiến về phía trước, nhìn thấy lỗ thanh môn (dùng cổ tay trái nâng đèn, không tì vào răng, không kéo cán đèn về phía đầu người bệnh).
  •  Tay phải hay tay người phụ ấn hoặc đẩy nhẹ sụn giáp sang bên có thể dễ nhìn thấy thanh môn.
  •  Dùng tay phải, đưa ống nội khí quản vào góc mép mỗi bên phải, đưa vào qua lỗ thanh môn.
  •  Dừng ống lại sau khi bóng của ống nội khỉ quản vượt qua dây thanh âm khoảng 2cm.
  •  Bơm bóng bằng bơm tiêm l0ml. Lượng khi đưa vào đủ để không còn bị rò rỉ lúc làm hô hấp (thường bơm 6-7 ml với ống số 7; 7,5; 8).
  •  Đèn soi thanh quản đưa ra ngoài nhẹ nhàng bằng tay trái.
  •  Ống nội khí quản được giữ sát mép bằng cặp giữa ngón cái và ngón trỏ tay phải.
  •  Bắt đầu hô hấp bằng tay và kiểm tra vị trí của ống nội khí quản bằng nghe hai phế trường, hai hõm nách. Nếu thấy rõ tiếng hít vào thở ra khi làm hô hấp cho người bệnh, tiếng rì rào phế nang 2 phổi đồng đều, ống đã nằm đúng vị trí.
  •  Giá trị SaO2 và EtCO2 cho phép xác định vị trí đúng của ống nội khí quản.
  •  Cố định ống bằng hai băng dính hoặc dải vải tuỳ theo.
  •  Đặt canun vào miệng để tránh cắn ống.

4. Duy trì mê:

- Gây mê nội khí quản có thể để tự thở hoặc thở chỉ huy tuỳ theo từng trường hợp.

- Để tự thở với thuốc mê bốc hơi (khi đặt ống cũng sử dụng thuốc mê bốc hơi như halothan), thuốc mê bốc hơi được sử dụng và điều khiển qua bình chuyên biệt.

- Hô hấp bằng máy hoặc bóp tay và duy trì mê bằng thuốc mê đường hô hấp, phối hợp fentanyl, thuốc mê, thuốc dãn cơ bằng tiêm cách quãng hoặc duy trì bằng bơm tiêm điện truyền liên tục.

- Trước khi kết thúc cuộc phẫu thuật, giảm liều thuốc mê tĩnh mạch đường bơm tiêm điện, giảm liều thuốc mê bốc hơi.

- Khi sử dụng thuốc mê đường hô hấp (halothan, isofluthan), cho dừng thuốc lúc kết thúc cuộc phẫu thuật, mở van hết cỡ, tăng thônsg khí, bóp bóng dự trữ để xả thuốc mê trong vòng mê.

- Theo dõi các thông số khi duy trì mê: mạch, huyết áp, SaO2, EtCO2 (khí CO2 trong hơi thở ra).

- Đề phòng tụt ống nội khí quản, gập ống, ống bị đẩy sâu.

- Phòng buồn nôn, nôn

  • Ondansetrone liều 0,1-0,15 mg/kg
  • Dexamethasone liều 0,1 mg/kg

5. Tiêu chuẩn rút ống nội khí quản sau gây mê nội khí quản.

  •  Người bệnh tỉnh, làm theo y lệnh: mở mắt, há mồm, thè lưỡi, nắm tay chặt, nhấc đầu cao giữ được 5 giây.
  •  Tự thở sâu, đều, không phải nhắc. Tần số thở trên 14 lần/phút. Thể tích khí lưu thống (Vt 8ml/kg).
  •  Mạch, huyết áp ổn định.
  •  SaO2 98-100%.
  •  Nếu không đầy đủ các tiêu chuẩn trên, phải đánh giá tình trạng người bệnh, tác dụng của thuốc dãn cơ, tác dụng ức chế hô hấp của Fentanyl, người bệnh còn ngủ do thuốc, cho giải dãn cơ hay dùng naloxon.

VI. KỸ THẬT RÚT ỐNG NKQ

  • Hút sạch họng, miệng bằng ống hút vô khuẩn 1.
  • Hút ống thông dạ dày (nếu có đặt).
  • Tháo bóng của ống nội khí quản.
  • Luồn ống hút vổ khuẩn 2 vào ống nội khí quản, vừa hút vừa rút ống.

VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

1. Tai biến do đặt nội khí quản:

  •  Thất bại không đặt được ống: khám người bệnh trước phẫu thuật để đánh giá và tiên lượng đặt nội khí quản. Xử lí đặt nội khí quản khó theo phác đồ điều trị.
  •  Đặt nhầm vào dạ dày: nghe phổi kiểm tra xác định đúng vị trí của ống nội khí quản.
  •  Chấn thương khi đặt ống.
  • Tăng mạch, tăng huyết áp trong giai đoạn đặt nội khí quản: chế ngự mạch, huyết áp tăng bằng gây tê xylocain đầy đủ trước khi đặt ống, khởi mê đảm bảo liều lượng Fentanyl có thể giảm một phần tác dụng này.

2. Gập ống nội khí quản, tụt ống, ống bị đẩy sâu làm loại trừ một phổi: theo dõi các thông số hô hấp (SaO2, EtCO2, áp lực đường thở) phát hiện gập, tụt ống nội khí quản.

3. Tai biến do thuốc dãn cơ, morphin: giải dãn cơ và dừng thuốc đối kháng với morphin: naloxon.

4. Lưu ý các tai biến do phản xạ khi phẫu thuật vùng mắt gây ra: Mạch chậm...

Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Tin liên quan
Kỹ thuật NÚT CHẶN PENUMA điều trị xuất tinh sớm, kéo dài thời gian quan hệ

Kỹ thuật nút chặn Penuma mới nhất từ Hàn Quốc giúp điều trị xuất tinh sớm, kéo dài thời gian quan hệ

Những điều cần biết về phẫu thuật mở thông niệu quản ra da
Những điều cần biết về phẫu thuật mở thông niệu quản ra da

Mở thông niệu quản ra da được thực hiện sau khi phẫu thuật cắt bỏ bàng quang hoặc khi bàng quang không còn hoạt động. Trong ca phẫu thuật mở thông niệu quản ra da, bác sĩ tạo ra một lỗ trên bụng của bệnh nhân, sau đó sử dụng một đoạn ruột để dẫn nước tiểu ra bên ngoài cơ thể qua lỗ này.

Những loại phẫu thuật điều trị trào ngược bàng quang - niệu quản
Những loại phẫu thuật điều trị trào ngược bàng quang - niệu quản

Trào ngược bàng quang - niệu quản (vesicoureteral reflux) là tình trạng nước tiểu chảy ngược từ bàng quang lên niệu quản thay vì chảy từ bàng quang xuống niệu đạo rồi ra ngoài. Mặc dù tình trạng này có thể tự cải thiện theo thời gian nhưng đôi khi cần can thiệp điều trị bằng phẫu thuật.

Các loại phẫu thuật điều trị gãy xương do loãng xương
Các loại phẫu thuật điều trị gãy xương do loãng xương

Khi bị gãy xương do loãng xương, giải pháp điều trị thường là phẫu thuật. Vật lý trị liệu, tập thể dục và bổ sung canxi cũng là những điều cần thiết để khôi phục khả năng vận động và giảm nguy cơ gãy xương trong tương lai.

Tiểu Trong Khi Quan Hệ Tình Dục: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị
Tiểu Trong Khi Quan Hệ Tình Dục: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Đi tiểu trong khi quan hệ tình dục do những nguyên nhân nào? Có cách nào điều trị hay giải quyết vấn đề này không. Tất cả có trong bài viết này, hãy theo dõi những chia sẻ của chuyên gia nhé!

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Bị bệnh da liễu mạn tính có cần điều trị đặc biệt gì trước khi mang thai không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1349 lượt xem

- Thưa bác sĩ, tôi bị bệnh da liễu mạn tính. Tôi có cần điều trị đặc biệt gì trước khi mang thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Trẻ có thể phẫu thuật laser để trị cận thị không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  839 lượt xem

- Thưa bác sĩ, con tôi năm nay 12 tuổi nhưng đã bị cận thị 4 đi - ốp. Bác sĩ cho tôi hỏi, trường hợp của chúa có thể phẫu thuật laser để trị cận thị không ạ?

Phẫu thuật khúc xạ (LASIK) ở mắt trong thai kỳ có an toàn không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  763 lượt xem

Thưa bác sĩ, tôi có nên thực hiện phẫu thuật khúc xạ (LASIK) ở mắt trong khi đang mang thai không ạ? Và việc thực hiện phẫu thuật có ảnh hưởng đến em bé không? Cảm ơn bác sĩ!

Quấn ngủ cho bé rồi bật điều hòa 25 độ có tốt cho trẻ 3 tháng tuổi không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  818 lượt xem

Bé nhà em lúc sinh nặng 3,4kg. Nay bé được 3 tháng và nặng 6,8kg, cao 60cm. Hàng ngày em tưa lưỡi cho bé rất sạch sẽ nhưng gần đây bé cứ phun nước bọt quanh miệng, như vậy là sao ạ? Em cho bé bú sữa mẹ và bú thêm cả sữa công thức. Cứ cách 4 tiếng em cho bé bú 1 lần, mỗi lần được 140ml. Tuy nhiên khi bú xong bé rất hay ợ hơi và nấc cục. Bé 3 ngày mới đi ngoài 1 lần ạ. Em đang EASY, áp dụng bật điều hòa 25 độ rồi quấn Ngủ cho bé có ổn không ạ?

Bé 7 tháng 7 ngày nặng 8kg khó ngủ và hay tỉnh giấc về đêm có cân điều chỉnh lịch sinh hoạt cho hợp lý hơn không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1125 lượt xem

Em sinh bé trai nặng 3,7kg. Hiện giờ bé được 7 tháng 7 ngày và nặng 8kg, dài 67,7kg. Bé bú sữa mẹ kết hợp sữa công thức. 4 tháng đầu trộm vía bé ăn ngoan, ngủ ngoan. Nhưng đến tháng thứ 5 bé biếng bú và ít ngủ hẳn đi. Đến nay 7 tháng thì bé ăn 2 bữa bột và 2 bữa sữa. Mỗi bữa tầm 80ml sữa, nhưng ngủ mới chịu bú, thức là bé không bú bình. Đút thìa cũng nhè ra. Em đã thay đổi 3 loại sữa là meiji, morinaga, nan mà vẫn không thay đổi. Cả ngày mà bỉm của bé vẫn nhẹ tênh, nước vàng khè. Em phải làm gì để bé có thể ti bình lúc thức ạ? Còn một vấn đề nữa là bé nhà em bị rụng tóc vành khăn. Từ nhỏ đến giờ bé rất khó ngủ và khi ngủ thì hay thức dậy về đêm. Khi bé được 4 tháng em cho bé đi khám thì bác sĩ cho uống Relacti Extra và kê bổ sung magie, canxi. Bé uống Relacti Extra đã dễ ngủ hơn nhưng đêm vẫn thức dậy. Em cho bé uống Relacti Extra 5 hôm là dừng vì sợ có hại cho bé. Giờ em muốn tiếp tục cho bé uống Relacti Extra trở lại được không ạ? Giờ bé vẫn đang uống ostelin loại canxi kết hợp D3. Lịch sinh hoạt của bé nhà em như sau: Sáng: 7-9h: chơi. 9-10h: ngủ và đút cho ăn 80ml sữa công thức (tỉnh dậy là không ăn). 10-11h30: chơi và tắm. 11h30: ăn dặm 150-200ml cháo. 12h30: ngủ (có hôm không ngủ) 2h-3h: canh cho uống 80ml sữa. 3h: bữa phụ hoa quả (hôm có hôm không) . 6h: ăn 150ml cháo. 9h-10h: ti mẹ. Từ lúc này là lục đục ti mẹ cả đêm và trằn trọc để ngủ. Lịch sinh hoạt của bé như này có cần điều chỉnh gì không ạ?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây