1

Gây mê nội khí quản phẫu thuật điều trị vết thương tim

500 quy trình kỹ thuật gây mê hồi sức

I. ĐẠI CƯƠNG:

Là kỹ thuật gây mê toàn thân với mục đích kiểm soát huyết động và hô hấp trong và sau phẫu thuật điều trị vết thương tim. Là tình trạng cấp cứu tối khẩn cấp, nếu không điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng đến hô hấp và huyết động dẫn đến tử vong.

II. CHỈ ĐỊNH:

  • Bệnh nhân có vết thương tim

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH:

  • Không có chống chỉ định tuyệt đối – đây là tình trạng cấp cứu.

IV. CHUẨN BỊ:

1. Người thực hiện kỹ thuật: bác sĩ gây mê và điều dưỡng gây mê hồi sức đã được đào tạo

2. Phương tiện:

  •  Các phương tiện để đặt ống NKQ thường quy : đèn NKQ, ống NKQ các cỡ, các phương tiện đặt NKQ khó, các thuốc mê, giảm đau, giãn cơ
  •  Các phương tiện để duy trì mê NKQ thường quy : máy thở kết hợp với máy mê, thuốc mê, giảm đau, giãn cơ
  •  Các phương tiện theo dõi: monitoring theo dõi thường quy, thiết bị theo dõi huyết áp động mạch xâm lấn
  •  Các phương tiện kiểm soát huyết động: catheter trung ương, huyết áp động mạch xâm lấn
  •  Các phương tiện hồi sức: bơm tiêm điện, thuốc vận mạch, dịch truyền, máu, dẫn lưu màng phổi
  •  Chuẩn bị sẵn phương tiện để chạy tuần hoàn ngoài cơ thể khi cần thiết.

3. Người bệnh:

  • Người bệnh và gia đình được giải thích về các nguy cơ có thể gặp trong quá trình gây mê hồi sức.

4. Hồ sơ bệnh án:

  • Theo quy định của Bộ Y tế.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ:

2. Kiểm tra người bệnh:

3. Thực hiện quy trình:

- BN vào phòng mổ được :

  •  Lắp monitoring theo dõi
  •  Thở oxy dự trữ
  •  Đặt đường truyền lớn: từ 18 G trở lên
  •  Đặt huyết áp động mạch xâm lấn
  •  Catheter trung ương : +/-
  •  Dụng cụ viên trải bàn và chuẩn bị bàn phẫu thuật sẵn sàng
  •  Phẫu thuật viên rửa tay, mặc áo, đi găng sẵn sàng

- BN được sát trùng, trải toan sẵn sàng

- Cần sử dụng những thuốc mê duy trì khả năng tự thở tối đa của BN ( vì thông khí áp lực dương sẽ làm ảnh hưởng nặng đến huyết động nếu có chèn ép tim do vết thương tim); và sử dụng những thuốc ít ảnh hưởng đến huyết động. Thuốc ưu tiên trì được huyết áp; ketamin cũng ít gây ức chế hô hấp. Liều dùng có thể bắt đầu 1.5 – 2 mg/ kg .

- Sau khi cho Ketamin phẫu thuật viên có thể bắt đầu rạch da, quan sát khi phẫu thuật viên bắt đầu vào được khoang màng ngoài tim, mới bắt đầu sử dụng Suxamethasone liều 1 - 2 mg/ kg để đặt ống NKQ nhanh, thông khí tần số cao, thể tích thấp. Khi khoang màng ngoài tim đã được giải phóng, có thể thông khí nhân tạo như bình thường

- Luôn chú ý truyền dịch nhiều dù bệnh nhân có thể có CVP rất cao do hiện tượng chèn ép tim.

- Duy trì mê:

  •  Thuốc mê: bốc hơi hoặc propofol
  •  Giảm đau: Fentanyl 3 μg/kg/h hoặc Sulfentanyl 0,3 μg/kg/h
  •  Thuốc giãn cơ : dùng atracurium hoặc rocuronum, nhắc lại theo TOF hoặc thời gian nếu không có thiết bị theo dõi TOF.

- Các biến động có thể gặp trong quá trình gây mê:

  • BN ngừng thở trước khi phẫu thuật viên vào được khoang màng tim: đặt ống NKQ nhanh bằng suxa, thông khí thể tích thấp và tần số cao.
  •  BN ngừng tim trước khi giải phóng được khoang màng ngoài tim: giải phóng khoang màng ngoài tim càng nhanh càng tốt, ép tim không có hiệu quả trong TH ngừng tim do chèn ép tim cấp tính.
  •  BN tụt huyết áp nhiều sau khi giải phóng khoang màng ngoài tim: truyền dịch và có thể dùng vận mạch
  • BN tăng huyết áp sau khi giải phóng khoang màng ngoài tim:

-Sau khi giải phóng khoang màng ngoài tim, BN có thể có pha tăng huyết áp nặng ( do tim đang được tăng nhịp, tăng sức co bóp, các mạch máu đang tăng sức cản để bù lại hiện tượng giảm tiền gánh khi tim được giải phóng, cung lượng tim nhanh chóng tăng lên), cần chuẩn bị các thuốc hạ huyết áp sẵn sàng.

  •  K hông khâu được vết thương tim: trong 1 số TH, vết thương tim lớn trên thành tim mủn, có thể không khâu được, cần chuẩn bị hệ thống tuần hoàn ngoài cơ thể sẵn sàng sử dụng khi cần thiết.
  •  Truyền máu : có thể mất máu nhiều hoặc ít, theo dõi lượng máu mất để truyền máu khi có chỉ định.

- Sau phẫu thuật: nếu vết thương tim nhỏ, BN có thể rút ống NKQ sau khi mổ. Nếu vết thương tim lớn, tổn thương cơ tim nhiều, lượng truyền máu lớn, cần chuyển BN về đơn vị hồi sức để tiếp tục theo dõi và điều trị. Chú ý giảm đau tốt .

VI. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

1. Tai biến của gây mê NKQ

2. Tai biến của bệnh lí :

  •  Ngừng tim
  •  Suy tim cấp trong và sau mổ
  •  Tai biến do truyền máu và dịch khối lượng lớn
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Tin liên quan
Những điều cần biết về phẫu thuật mở thông niệu quản ra da
Những điều cần biết về phẫu thuật mở thông niệu quản ra da

Mở thông niệu quản ra da được thực hiện sau khi phẫu thuật cắt bỏ bàng quang hoặc khi bàng quang không còn hoạt động. Trong ca phẫu thuật mở thông niệu quản ra da, bác sĩ tạo ra một lỗ trên bụng của bệnh nhân, sau đó sử dụng một đoạn ruột để dẫn nước tiểu ra bên ngoài cơ thể qua lỗ này.

Những loại phẫu thuật điều trị trào ngược bàng quang - niệu quản
Những loại phẫu thuật điều trị trào ngược bàng quang - niệu quản

Trào ngược bàng quang - niệu quản (vesicoureteral reflux) là tình trạng nước tiểu chảy ngược từ bàng quang lên niệu quản thay vì chảy từ bàng quang xuống niệu đạo rồi ra ngoài. Mặc dù tình trạng này có thể tự cải thiện theo thời gian nhưng đôi khi cần can thiệp điều trị bằng phẫu thuật.

Các loại phẫu thuật điều trị gãy xương do loãng xương
Các loại phẫu thuật điều trị gãy xương do loãng xương

Khi bị gãy xương do loãng xương, giải pháp điều trị thường là phẫu thuật. Vật lý trị liệu, tập thể dục và bổ sung canxi cũng là những điều cần thiết để khôi phục khả năng vận động và giảm nguy cơ gãy xương trong tương lai.

Các phương pháp phẫu thuật điều trị u xơ tử cung
Các phương pháp phẫu thuật điều trị u xơ tử cung

Phẫu thuật là giải pháp để giảm đau, kinh nguyệt ra nhiều và các triệu chứng khó chịu khác của u xơ tử cung.

Những điều cần biết về phẫu thuật cắt u xơ tử cung
Những điều cần biết về phẫu thuật cắt u xơ tử cung

Với những trường hợp bị u xơ tử cung có triệu chứng thì có thể cần phẫu thuật cắt u xơ để làm giảm hoặc chấm dứt các triệu chứng.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Phẫu thuật nới dây hãm được 8 ngày nhưng vết thương chậm khô
  •  1 năm trước
  •  1 trả lời
  •  575 lượt xem

Các bác sĩ cho em hỏi là mình phẫu thuật nới dây hãm dương vật được 8 ngày rồi hàng ngày em thường xuyên rửa vết thương bằng nước muốn sinh lý & cồn đỏ BETADENE từ 10 đến 12 và bôi Gentamicin 0,3% ngày 3 đến 4 lần nhưng vết thương vẫn chậm khô liệu có phải do em vệ sinh nhiều quá và bôi Gentamicin 0,3% nhiều không, mong các bác sĩ giải đáp giúp ạ

Trẻ có thể phẫu thuật laser để trị cận thị không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  697 lượt xem

- Thưa bác sĩ, con tôi năm nay 12 tuổi nhưng đã bị cận thị 4 đi - ốp. Bác sĩ cho tôi hỏi, trường hợp của chúa có thể phẫu thuật laser để trị cận thị không ạ?

Bé thường chảy nước mắt khi bị cảm lạnh, điều này có bình thường không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  3104 lượt xem

Bé nhà tôi thường chảy nước mắt khi bị cảm lạnh. Tôi phải làm gì để khắc phục tình trạng này, thưa bác sĩ?

Bộ phận sinh dục của con tôi bị sưng lên, điều này có bình thường không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  750 lượt xem

Thưa bác sĩ, bé nhà tôi vừa sinh được 2 tuần. Tuy nhiên, bộ phận sinh dục của cháu cứ bị sưng lên, điều này có bình thường không vậy bác sĩ?

Phẫu thuật khúc xạ (LASIK) ở mắt trong thai kỳ có an toàn không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  615 lượt xem

Thưa bác sĩ, tôi có nên thực hiện phẫu thuật khúc xạ (LASIK) ở mắt trong khi đang mang thai không ạ? Và việc thực hiện phẫu thuật có ảnh hưởng đến em bé không? Cảm ơn bác sĩ!

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây