1

Gây mê nội khí quản phẫu thuật điều trị rò động mạch vành vào các buồng tim

500 quy trình kỹ thuật gây mê hồi sức

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật gây mê toàn thân với mục đích kiểm soát huyết động và hô hấp trong và sau phẫu thuật điều trị rò mạch vành vào các buồng tim. Đây là bệnh lí bẩm sinh hoặc mắc phải, hiếm gặp, mạch vành có một lỗ thông với buồng tim (mà không qua hệ thống mao mạch). Hậu quả lâm sàng: thiếu máu vùng tim không được mạch vành tưới, thiếu máu vành nếu kích thước lỗ rò to, lỗ rò quá lớn có thể phát triển thành khối phình mạch, bị calci hóa, hoặc vỡ. Điều trị lỗ rò động mạch vành có thể dùng can thiệp trong trường hợp lỗ rò nhỏ. Thường phải phẫu thuật dưới tuần hoàn ngoài cơ thể để đóng đầu của lỗ rò trong tim (nếu lỗ rò bé), đóng cả đầu trong tim và đầu vành (lỗ rò to) . Trường hợp đầu rò là đầu tận, chỉ cần thắt lỗ rò mà không cần chạy tuần hoàn ngoài cơ thể (nhưng ít gặp)

II. CHỈ ĐỊNH

  • Bệnh nhân có rò mạch vành vào các buồng tim

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  • Bệnh nhân không đồng ý phẫu thuật.
  • Không có đầy đủ cơ sở vật chất và kĩ thuật , con người.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện kỹ thuật: bác sĩ gây mê và điều dưỡng gây mê hồi sức đã được đào tạo

2. Phương tiện:

  •  Các phương tiện để đặt ống NKQ thường quy: đèn NKQ, ống NKQ các cỡ, các phương tiện đặt NKQ khó, các thuốc mê, giảm đau, giãn cơ
  •  Các phương tiện để duy trì mê NKQ thường quy: máy thở kết hợp với máy mê, thuốc mê, giảm đau, giãn cơ
  •  Các phương tiện theo dõi: monitoring theo dõi thường quy, thiết bị theo dõi huyết áp động mạch xâm lấn
  •  Các phương tiện kiểm soát huyết động: catheter trung ương, huyết áp động mạch xâm lấn
  •  Các phương tiện hồi sức: bơm tiêm điện, thuốc vận mạch, dịch truyền, máu, dẫn lưu màng phổi
  •  Máy tuần tuần hoàn ngoài cơ thể, máy xác định ACT, máy phân tích khí máu động mạch.

3. Người bệnh:

  •  Người bệnh và gia đình được giải thích về các nguy cơ có thể gặp trong quá trình gây mê hồi sức.
  •  Vệ sinh cơ thể
  •  Tiền mê trước nếu có điều kiện

4. Hồ sơ bệnh án: theo mẫu Bộ y tế

V.CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ:

2. Kiểm tra người bệnh:

3. Thực hiện quy trình:

- BN vào phòng mổ được :

  •  Lắp monitoring theo dõi
  •  Thở oxy dự trữ
  •  Tặt nhiều truyền lớn: ít nhất 1 đường truyền từ 18 G trở lên
  •  Đặt huyết áp động mạch xâm lấn
  •  Catheter trung ương: tùy thuộc vào tình trạng huyết động của BN, nếu huyết động ổn định, có thể đặt catheter trung ương sau khởi mê.

- Khởi mê:

  •  Thuốc giảm đau: Fentanyl (5 - 10μg/kg) hoặc Sufentanil (0,5 - 1μg/kg)
  •  Thuốc ngủ: thuốc mê tĩnh mạch thường dùng Etomidate 0,3 - 0,6 mg/kg, thuốc mê bốc hơi thường dùng Sevoflurane
  •  Thuốc giãn cơ: thường dùng nhóm thuốc giãn cơ không khử cực Atracurium liều 0,5 - 0,7 mg/kg hoặc Rocuronium (Esmeron) 0,6 -0,8 mg/kg.
  •  Gây tê vùng hầu họng bằng Lidocain 10% Spray.
  •  Dùng transamine liều 20 mg/ kg bolus lúc khởi mê để hạn chế rối loạn đông máu trong thời gian chạy tuần hoàn ngoài cơ thể
  •  Trong quá trình khởi mê chú ý hạn chế tối đa những thay đổi huyết động

- Duy trì mê:

  •  Thuốc ngủ: thuốc mê bốc hơi hoặc propofol ( trong thì off-pump), propofol trong thì on-pump.
  •  Thuốc giảm đau: Fentanyl 3 μg/kg/h hoặc Sulfentanil 0,3 μg/kg/h
  •  Thuốc giãn cơ nhắc lại theo TOF hoặc thời gian nếu không có thiết bị theo dõi TOF.
  •  Duy trì transamine liều truyền liên tục 2 - 10 mg/ kg/ h trong quá trình phẫu thuật để hạn chế rối loạn đông máu.

Sau phẫu thuật: bệnh nhân được chuyển đơn vị hồi sức tim mạch. Theo dõi, rút ống NKQ theo quy trình chạy tuần hoàn ngoài cơ thể.

VI. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

1. Tai biến của gây mê NKQ

2. Tai biến của bệnh lí :

  •  Ngừng tim
  •  Suy tim cấp trong và sau mổ
  •  Tai biến do truyền máu và dịch khối lượng lớn
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Tin liên quan
Những điều cần biết về phẫu thuật mở thông niệu quản ra da
Những điều cần biết về phẫu thuật mở thông niệu quản ra da

Mở thông niệu quản ra da được thực hiện sau khi phẫu thuật cắt bỏ bàng quang hoặc khi bàng quang không còn hoạt động. Trong ca phẫu thuật mở thông niệu quản ra da, bác sĩ tạo ra một lỗ trên bụng của bệnh nhân, sau đó sử dụng một đoạn ruột để dẫn nước tiểu ra bên ngoài cơ thể qua lỗ này.

Những loại phẫu thuật điều trị trào ngược bàng quang - niệu quản
Những loại phẫu thuật điều trị trào ngược bàng quang - niệu quản

Trào ngược bàng quang - niệu quản (vesicoureteral reflux) là tình trạng nước tiểu chảy ngược từ bàng quang lên niệu quản thay vì chảy từ bàng quang xuống niệu đạo rồi ra ngoài. Mặc dù tình trạng này có thể tự cải thiện theo thời gian nhưng đôi khi cần can thiệp điều trị bằng phẫu thuật.

Các loại phẫu thuật điều trị gãy xương do loãng xương
Các loại phẫu thuật điều trị gãy xương do loãng xương

Khi bị gãy xương do loãng xương, giải pháp điều trị thường là phẫu thuật. Vật lý trị liệu, tập thể dục và bổ sung canxi cũng là những điều cần thiết để khôi phục khả năng vận động và giảm nguy cơ gãy xương trong tương lai.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Trẻ có thể phẫu thuật laser để trị cận thị không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  839 lượt xem

- Thưa bác sĩ, con tôi năm nay 12 tuổi nhưng đã bị cận thị 4 đi - ốp. Bác sĩ cho tôi hỏi, trường hợp của chúa có thể phẫu thuật laser để trị cận thị không ạ?

Phẫu thuật khúc xạ (LASIK) ở mắt trong thai kỳ có an toàn không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  763 lượt xem

Thưa bác sĩ, tôi có nên thực hiện phẫu thuật khúc xạ (LASIK) ở mắt trong khi đang mang thai không ạ? Và việc thực hiện phẫu thuật có ảnh hưởng đến em bé không? Cảm ơn bác sĩ!

Quấn ngủ cho bé rồi bật điều hòa 25 độ có tốt cho trẻ 3 tháng tuổi không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  818 lượt xem

Bé nhà em lúc sinh nặng 3,4kg. Nay bé được 3 tháng và nặng 6,8kg, cao 60cm. Hàng ngày em tưa lưỡi cho bé rất sạch sẽ nhưng gần đây bé cứ phun nước bọt quanh miệng, như vậy là sao ạ? Em cho bé bú sữa mẹ và bú thêm cả sữa công thức. Cứ cách 4 tiếng em cho bé bú 1 lần, mỗi lần được 140ml. Tuy nhiên khi bú xong bé rất hay ợ hơi và nấc cục. Bé 3 ngày mới đi ngoài 1 lần ạ. Em đang EASY, áp dụng bật điều hòa 25 độ rồi quấn Ngủ cho bé có ổn không ạ?

Tăng sức cản động mạch tử cung là gì?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  4752 lượt xem

Năm nay em 24 tuổi, mang thai lần đầu, 12 tuần. Em đi siêu âm độ mờ vai gáy là 1.5mm. Siêu âm động mạch tử cung là PI: 2.22 và RI: 0.85 - Kết luận: tăng sức cản động mạch tử cung. Bs cho toa Aspirin 81mg (mỗi sáng uống 1 viên). Em không biết đây là bệnh gì và thuốc Aspirin này có ảnh hưởng đến em bé không ạ?

Giảm kháng trở động mạch não giữa là sao?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  17375 lượt xem

Vợ tôi đang mang thai ở tuần 36, đi siêu âm Doppler màu, bs kết luận: Giảm kháng trở động mạch não giữa là sao - Có nguy hiểm không ạ? Mong bs tư vấn thêm cho tôi biết ạ?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây