1

Đo dòng niệu đồ - Uroflowmetry - Bộ y tế 2017

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017

I. ĐẠI CƯƠNG

Ðây là phép đo duy nhất trong các phép thăm dò niệu động học mà không xâm nhập (noninvasive). Cách đo khá đơn giản chỉ cần người bệnh đi tiểu một lượng nước tiểu thích hợp vào phễu hứng của máy thăm dò niệu động học được gắn kết với một máy biến năng, rồi trọng lượng của nước tiểu sẽ được chuyển thành dung tích và ghi lại thành biểu đồ với tốc độ ml/giây. Tốc độ dòng tiểu là kết quả sau cùng của hoạt động đi tiểu, do đó chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như sự co bóp cơ chóp bọng đái, sự giãn lỏng của cơ thắt niệu đạo và sự thông suốt của niệu đạo. Tuy nhiên nếu phối hợp niệu dòng đồ với việc đo lượng tiểu tồn lưu, ta có thể ước đoán về tính hiệu quả của hoạt động đi tiểu.

II. CHỈ ĐỊNH

  •  Phì đại tuyến tiền liệt.
  •  Sau mổ phì đại tuyến tiền liệt.
  •  Tiền sử tiểu khó: tiểu ngập ngừng, tiểu phải rặn, tiểu ngắt quãng, dòng tiểu yếu, cảm giác làm trống bàng quang không hết sau khi đi tiểu.
  •  Thăm dò thường quy trước khi phẫu thuật: rỉ tiểu gắng sức, trước mổ phì đại tuyến tiền liệt.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  •  Nhiễm khuẩn tiết niệu.
  •  Đang có kinh nguyệt.
  •  Đang có thai.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

  • Điều dưỡng hoặc kỹ thuật viên phục hồi chức năng được đào tạo kỹ thuật.

2. Phương tiện

  • Máy thăm dò niệu động học kết nối với hệ thống biến năng ghi áp lực dòng tiểu liền với dụng cụ hứng nước tiểu, bệ ngồi đi đái.

3. Người bệnh

  • Giải thích cho người bệnh hiểu và và làm đúng thao tác.

4. Hồ sơ bệnh án

  • Bệnh án chẩn đoán, các xét nghiệm hỗ trợ chẩn đoán và phiếu chỉ định của bác sĩ.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ

  • Kiểm tra lại hồ sơ bệnh án và các phiếu chỉ định.

2. Kiểm tra ngƯời bệnh

  • Kiểm tra người bệnh xem đúng chỉ định không.

3. Thực hiện kỹ thuật

  • Bước 1: mỗi người bệnh được uống 400 - 500 ml nước chờ 2 - 4 giờ đến khi có cảm giác buồn đi tiểu.
  • Bước 2: hướng dẫn, giải thích cho người bệnh hiểu và đi tiểu đúng cách vào dụng cụ chuyên dụng tránh sai sót kết quả.
  • Bước 3: yêu cầu tiểu hết vào dụng cụ hứng nước tiểu được đặt trên một đĩa xoay đồng hồ lưu lượng chuẩn. Hệ thống hứng nước tiểu gắn với biến năng ghi áp lực dòng tiểu được đặt ở khu vực kín đáo, không ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh.
  • Bước 4: sau khi tiểu xong tiến hành siêu âm đo lượng tiểu tồn dư. Nước tiểu tồndư được đo bằng siêu âm trên xương mu ngay lập tức sau khi đi tiểu.
  •  Bước 5: kết thúc kỹ thuật, giải thích kết quả cho người bệnh, ghi chép các thông số vào phiếu ghi kết quả: dòng niệu đỉnh (Qmax ml/s), thời gian đi tiểu, lượng nước tiểu tự người bệnh đi được, lượng tiểu tồn dư, hiệu suất tống xuất cơ bàng quang.

4. Những điểm lưu ý

  •  Yêu cầu để cho tốc độ một dòng chảy nước tiểu được dụng cụ đo chính xác là thể tích nước tiểu ít nhất 150 ml.
  •  Không dùng các chất kích thích, hút thuốc trước khi tiến hành đo dòng niệu đồ.
  •  Cần để người bệnh đi tiểu khu vực kín đáo, tránh bị tác động bởi yếu tố bên ngoài.

- Thời gian đo từ 15 - 30 phút.

VI. THEO DÕI

  • Theo dõi và hướng dẫn người bệnh làm đúng động tác.

VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

  • Không có tai biến.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa phẫu thuật tiết niệu - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Quyết định số 5731/QĐ-BYT ngày 21/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành tài liệu hướng dẫn Quy trình kỹ thuật Ngoại khoa Chuyên khoa Phẫu thuật Tiết niệu

Phẫu thuật hở lấy sỏi thận sỏi niệu quản + kết hợp nội soi mềm để lấy toàn bộ sỏi - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa phẫu thuật tiết niệu - Bộ y tế 2017

Dẫn lưu bàng quang, đặt Tuteur niệu đạo - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa phẫu thuật tiết niệu - Bộ y tế 2017

Điều trị đái rỉ ở nữ bằng đặt miếng nâng niệu đạo TOT - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa phẫu thuật tiết niệu - Bộ y tế 2017

Tin liên quan
Đo niệu dòng đồ là gì?
Đo niệu dòng đồ là gì?

Kết quả đo niệu dòng đồ giúp bác sĩ xác định chức năng của bàng quang và cơ vòng. Phương pháp này còn có thể được sử dụng để phát hiện tắc nghẽn trong đường tiết niệu.

Chụp bể thận – niệu quản ngược dòng được thực hiện khi nào?
Chụp bể thận – niệu quản ngược dòng được thực hiện khi nào?

Chụp bể thận - niệu quản ngược dòng (retrograde pyelogram) là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh sử dụng thuốc cản quang tiêm vào đường tiết niệu của người bệnh để thu được hình ảnh X-quang rõ nết hơn về hệ tiết niệu. Hệ tiết niệu gồm có thận, bàng quang, niệu quản và niệu đạo.

Viêm đường tiết niệu trong quá trình mang thai
Viêm đường tiết niệu trong quá trình mang thai

Mang bầu và cách đối mặt với vấn đề nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

Điểm Khác Biệt Giữa Nhiễm Nấm Âm Đạo Và Viêm Đường Tiết Niệu
Điểm Khác Biệt Giữa Nhiễm Nấm Âm Đạo Và Viêm Đường Tiết Niệu

Cả viêm đường tiết niệu và nhiễm nấm âm đạo đều là những vấn đề phổ biến ở phụ nữ nhưng có nhiều biện pháp để ngăn ngừa và điều trị.

Viêm niệu đạo do chlamydia ở nam giới
Viêm niệu đạo do chlamydia ở nam giới

Chlamydia là một trong những bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục phổ biến nhất, chủ yếu xảy ra ở độ tuổi thiếu niên và thanh niên.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Có thể thụ thai, sau khi vừa uống xong thuốc trị viêm đường tiết niệu?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  2997 lượt xem

Đang chuẩn bị mang thai thì em bị viêm đường tiết niệu. Đi khám, bs phụ khoa kê thuốc cho em uống trong vòng 5 ngày: Scanax 500mg, Acid mefenamic 500mg và Domi tazoke. Bác sĩ cho em hỏi uống hết liều thuốc trên thì bao lâu em có thể thụ thai được ạ?

Dừng thuốc viêm đường tiết niệu, có thụ thai được không?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1145 lượt xem

Em vừa dùng xong một toa thuốc trị viêm đường tiết niệu với 4 loại thuốc là: Cefprozil 500mg, Lornoxicam 8 mg, Royalpanacea và Emanera 20mg. Vậy, nếu bi giờ em có thai thì việc uống thuốc trên có ảnh hưởng đến thai nhi không ạ?

Viêm đường tiết niệu, bà bầu uống Fosfomycin có an toàn không?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1123 lượt xem

Em đang mang thai 14 tuần, đi khám, xét nghiệm máu và nước tiểu. Kết quả, em bị viêm tiết niệu nên bs có kê cho em uống 6 viên thuốc Fosfomycin 500mg (liều dùng 3v uống sáng, chiều uống 3v). Liệu thuốc này có an toàn cho bà bầu không và liều dùng như vậy có đúng không ạ?

Điều trị viêm đường tiết niệu khi mang thai
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  623 lượt xem

Mang thai được 26 tuần, xét nghiệm nước tiểu, bs đã chuẩn đoán em bị viêm đường tiết niệu, nhưng không hiểu sao chỉ chi thuốc bổ, không cho thuốc điều trị. Trước dó, em bị tiểu buốt, mua thuốc ở quầy thuốc tây uống hết buốt, nhưng lại ra dịch trắng như váng sữa, phải sử dụng băng vệ sinh hàng ngày, nếu không bị ngứa, rất khó chịu. Em sợ việc này làm ảnh hưởng đến em bé - Bs có thể cho em tên thuốc để điều trị được không ạ?

Bà bầu bị viêm đường tiết niệu, có sao không?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  516 lượt xem

Mang thai 30 tuần, em đi siêu âm và xét nghiệm, kết quả: HC:275mm, FL:57mm, BPD:77mm, AC:262mm, P: 1540gram+-200, Tim thai:153l/phút, Ngôi: Đầu hạ vị, Cử động thai:+ ,Tình trạng nhau ối: +nhau: Vị trí mặt sau. Độ trưởng thành: Độ 2. Ối: Dmax=63mm. Xét nghiệm nước tiểu: tất cả đều âm tính, riêng LEU là +++500. Bs bảo thai phát triển bình thường. Mẹ bị viêm đường tiết niệu, không nên uống thuốc kháng sinh mà ảnh hưởng đến em bé. Chỉ nên uống nhiều nước. Vậy, nhau trưởng thành độ 2, có sao không ạ? Em bị viêm đường tiết niệu như vậy có nặng và ảnh hưởng đến em bé không ạ?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây