1

Định lượng vitamin B12 hoạt tính - Bộ y tế 2017

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Huyết học - Truyền máu - Miễn dịch - Dị ứng - Sinh học phân tử - Bộ y tế 2017

I. NGUYÊN LÝ

  • Một xét nghiệm miễn dịch 2 bước, hoàn toàn tự động, sử dụng công nghệ hoá phát quang. Xét nghiệm sử dụng kháng thể đặc hiệu kháng- transcobalamin được đánh dấu với acridinium ester (cơ chất phát quang) trong hoá chất Lite. Hoá chất pha rắn (solid phase) gồm kháng thể đặc hiệu kháng-holotranscobalamin và được biotin hoá, gắn với hạt latex nhiễm từ được phủ streptavidin thông quan liên kết ái lực biotin-streptavidin.
  • Đầu tiên, mẫu được ủ với pha rắn trong 7,5 phút ở 37oC, cho phép holoTC trong mẫu gắn với kháng thể đặc hiệu kháng holotranscobalamin. Rửa cóng phản ứng. Sau đó, thêm hoá chất Lite vào cóng phản ứng, ủ 20 phút ở 37oC. Rửa cóng phản ứng.
  • Cuối cùng, thêm vào acid và base để kích hoạt phản ứng phát quang. Cường độ tín hiệu ánh sáng phát ra có thể đo được bằng bộ phận nhận quang. Kết quả được tính toán dựa vào đường cong chuẩn thu được bằng cách chuẩn 2 điểm và đường cong gốc được cung cấp từ nhà sản xuất. Nồng độ chất cần định lượng tỉ lệ thuận với cường độ ánh sáng thu được.

II. CHỈ ĐỊNH

Được sử dụng trong chẩn đoán và theo dõi điều trị thiếu vitamin B12. Vitamin B12 hoạt tính (holoTC) được sử dụng trong chẩn đoán thiếu hụt Vitamin B12 từ rất sớm ở những đối tượng có nguy cơ (trước khi có thiếu máu và các triệu chứng lâm sàng khác), đặc biệt theo dõi đáp ứng với điều trị thiếu Vitamin B12.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Không có chống chỉ định.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

01 Cán bộ đại học chuyên ngành Hóa sinh và một kỹ thuật viên.

2. Phương tiện, hóa chất

2.1. Phương tiện

  • Các máy phân tích miễn dịch như: ADVIA Centaur CP, ADVIA Centaur XP, ADVIA Centaur XPT và một số máy khác;
  • Máy ly tâm;
  • Tủ lạnh để bảo quản hóa chất, chất hiệu chuẩn, QC, mẫu bệnh phẩm
  • Pipet các loại, ống sample cup, sample tuýp;
  • Ống nghiệm, đầu côn xanh và vàng;
  • Giá đựng ống nghiệm.

2.2. Hoá chất

  • Hoá chất Lite: đóng gói 5.0 mL, chứa kháng thể đơn dòng kháng transcobalamin, được đánh dấu với acridinium ester trong dung dịch đệm với chất hoạt động bề mặt và chất bảo quản.
  • Hoá chất pha rắn: đóng gói 15.0 mL, chứa kháng thể đặc hiệu kháng-holotranscobalamin và được biotin hoá, gắn với hạt latex nhiễm từ được phủ streptavidin thông quan liên kết ái lực biotin-streptavidin, trong dung dịch đệm với chất bảo quản.
  • Chất hiệu chuẩn: 2 mức nồng độ (thấp & cao), 2.0 mL/lọ, chứa holotranscobalamin tái tổ hợp, albumin huyết thanh bê và sodium azide (<0.1%)
  • QC: 2 mức nồng độ (thấp & cao), 7.0 mL/lọ, chứa holotranscobalamin tái tổ hợp, albumin huyết thanh bê, dung dịch đệm và sodium azide (<0.1%).
  • Hóa chất được ổn định đến ngày ghi trên nắp hộp với điều kiện không mở nắp và bảo quản ở nhiệt độ 2-8oC. Không được để hóa chất trong ngăn đá tủ lạnh.

2.3. Các dụng cụ tiêu hao khác

  • Găng tay, khẩu trang, nước rửa tay, khăn lau tay;
  • Bông , cồn sát trùng, bơm kim tiêm lấy máu.

3. Người bệnh

  • Cần giải thích cho người bệnh và người nhà người bệnh về mục đích của xét nghiệm.
  • Người bệnh cần phối hợp để lấy máu theo đúng yêu cầu về thời gian và số lượng.

4. Phiếu xét nghiệm

Thực hiện theo y lệnh của bác sỹ lâm sàng trên phiếu xét nghiệm

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Lấy bệnh phẩm

  • Thực hiện trên mẫu máu: Dùng huyết thanh (không dùng chất chống đông).
  • Tính ổn định của mẫu: Mẫu ổn định 16h ở nhiệt độ phòng, 21 ngày ở nhiệt độ 2-8oC. Để bảo quản lâu hơn, mẫu có thể được đông lạnh trong 3 tháng ở nhiệt độ -20oC hoặc thấp hơn nữa. Mẫu huyết thanh chỉ được làm đông một lần.

2. Tiến hành kỹ thuật

2.1. Chuẩn bị máy phân tích

  • Dựng đường chuẩn: dựa trên chuẩn 2 điểm với các nồng độ chuẩn khác nhau. Dựng lại đường cong chuẩn sau 40 ngày. Ngoài ra, cần phải hiệu chuẩn lại trong các trường hợp sau: thay đổi số lot hoá chất, thay thế các bộ phận của máy, QC hàng ngày bị ngoài khoảng tham chiếu.
  • Phân tích QC: ở cả 2 nồng độ. Khi QC đạt mới tiến hành phân tích mẫu.

2.2. Phân tích mẫu

  • Mẫu bệnh phẩm nên được tiến hành phân tích trong vòng 2 giờ.
  • Đánh số (hoặc ID của người bệnh); chọn test và vận hành theo protocol máy sẽ tự động phân tích.

VI. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

Kết quả đạt được trên 241 người khoẻ mạnh, trong đấy nam giới gồm 103 người, nữ giới gồm 138 người. Nhóm tuổi dao động từ 21-67 tuổi. Giá trị trung bình của holoTC của nhóm được thiết lập tại 81.91 pmol/L với khoảng tham chiếu từ 28.96 - 168.90 pmol/L dựa theo quy trình EP28-A3c.

VII. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

- Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả khi:

  • Mẫu máu bị huyết tán (nồng độ hemoglobin > 500 mg/dL);
  • Mẫu vàng da (nồng độ bilirubin liên hợp > 40 mg/dL, nồng độ bilirubin không liên hợp > 60 mg/dL);
  • Mẫu bị mỡ máu cao (nồng độ lipid > 1.000 mg/dL);
  • Biotin (> 100 mg/dL), Protein toàn phần (> 12 g/dL), RF (> 200 IU/mL), IgG người (> 12 g/dL), Cholesterol (> 500 mg/dL), Methotrexate (> 91 mg/dL), Perimethamine (> 75 μg/mL).

- Xử trí:

  • Khi lấy máu tránh gây vỡ hồng cầu, mẫu bị vỡ hồng cầu nên lấy mẫu máu khác thay thế.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Lượng gía kỹ năng vận động tinh và kỹ năng sinh hoạt hàng ngày ở trẻ em - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017

Định lượng IL-2R (hay CD25 hòa tan) trong huyết thanh bằng kỹ thuật miên dịch gắn men (Elisa) - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Huyết học - Truyền máu - Miễn dịch - Dị ứng - Sinh học phân tử - Bộ y tế 2017

Định lượng kháng thể kháng β2- glycoprotein I IgG - IgM bằng kỹ thuật hóa miễn dịch phát quang - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Huyết học - Truyền máu - Miễn dịch - Dị ứng - Sinh học phân tử - Bộ y tế 2017

Định lượng kháng thể kháng Cardiolipin IgM - IgG bằng kỹ thuật hóa miễn dịch phát quang - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Huyết học - Truyền máu - Miễn dịch - Dị ứng - Sinh học phân tử - Bộ y tế 2017

Định lượng kháng nguyên yếu tố XIII - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Huyết học - Truyền máu - Miễn dịch - Dị ứng - Sinh học phân tử - Bộ y tế 2017

Tin liên quan
7 lời khuyên giúp tăng số lượng và chất lượng tinh trùng
7 lời khuyên giúp tăng số lượng và chất lượng tinh trùng

Nếu đang muốn có con nhưng đã thử nhiều lần mà vẫn chưa thể thụ thai thành công thì có thể vấn đề nằm ở số lượng tinh trùng. Số lượng tinh trùng là điều rất quan trọng đối với khả năng sinh sản.

Vitamin D có thể làm giảm các triệu chứng bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Vitamin D có thể làm giảm các triệu chứng bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Theo các chuyên gia, vitamin D có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh phổi ở những người bị thiếu hụt loại vitamin này.

Lợi ích của vitamin D đối với tình trạng đau nhức xương khớp
Lợi ích của vitamin D đối với tình trạng đau nhức xương khớp

Vì vitamin D quan trọng đối với sự phát triển của xương nên nhiều nghiên cứu đã tìm hiểu về lợi ích của việc bổ sung vitamin D đối với tình trạng đau nhức xương khớp.

7 cách hiệu quả để tăng lượng vitamin D
7 cách hiệu quả để tăng lượng vitamin D

Vitamin D là một chất dinh dưỡng thiết yếu mà cơ thể cần cho nhiều quá trình quan trọng, ví dụ như hình thành và duy trì cấu trúc xương chắc khỏe. Có nhiều cách để tăng lượng vitamin D cho cơ thể.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Hút thuốc lá có ảnh hưởng đến số lượng tinh trùng không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1029 lượt xem

Thưa bác sĩ, đối với nam giới đang muốn sinh con, liệu thuốc lá có ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng tinh trùng không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Uống bổ sung vitamin với liều lượng 1600 mcg acid folic/ngày có gây hại gì không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1594 lượt xem

Vợ em hiện đang mang thai được 8 tuần và được kê đơn thuốc eagaliz để bổ sung vitamin, với liều lượng uống là 2 viên/ngày. Tuy nhiên, lại có thông tin cho rằng không nên bổ liều lượng acid folic cao hơn 1000 mcg/ngày, trong khi, nếu vợ em uống 2 viên/ngày thì lượng acid folic nạp vào cơ thể sẽ lên tới 1600 mcg. Như vậy, vợ em có nên giảm liều lượng uống xuống còn 1 viên/ngày không? Liệu nếu nạp 1600 mcg acid folic vào cơ thể thì có gây hại gì không?

Bé 7 tháng 7 ngày nặng 8kg khó ngủ và hay tỉnh giấc về đêm có cân điều chỉnh lịch sinh hoạt cho hợp lý hơn không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  949 lượt xem

Em sinh bé trai nặng 3,7kg. Hiện giờ bé được 7 tháng 7 ngày và nặng 8kg, dài 67,7kg. Bé bú sữa mẹ kết hợp sữa công thức. 4 tháng đầu trộm vía bé ăn ngoan, ngủ ngoan. Nhưng đến tháng thứ 5 bé biếng bú và ít ngủ hẳn đi. Đến nay 7 tháng thì bé ăn 2 bữa bột và 2 bữa sữa. Mỗi bữa tầm 80ml sữa, nhưng ngủ mới chịu bú, thức là bé không bú bình. Đút thìa cũng nhè ra. Em đã thay đổi 3 loại sữa là meiji, morinaga, nan mà vẫn không thay đổi. Cả ngày mà bỉm của bé vẫn nhẹ tênh, nước vàng khè. Em phải làm gì để bé có thể ti bình lúc thức ạ? Còn một vấn đề nữa là bé nhà em bị rụng tóc vành khăn. Từ nhỏ đến giờ bé rất khó ngủ và khi ngủ thì hay thức dậy về đêm. Khi bé được 4 tháng em cho bé đi khám thì bác sĩ cho uống Relacti Extra và kê bổ sung magie, canxi. Bé uống Relacti Extra đã dễ ngủ hơn nhưng đêm vẫn thức dậy. Em cho bé uống Relacti Extra 5 hôm là dừng vì sợ có hại cho bé. Giờ em muốn tiếp tục cho bé uống Relacti Extra trở lại được không ạ? Giờ bé vẫn đang uống ostelin loại canxi kết hợp D3. Lịch sinh hoạt của bé nhà em như sau: Sáng: 7-9h: chơi. 9-10h: ngủ và đút cho ăn 80ml sữa công thức (tỉnh dậy là không ăn). 10-11h30: chơi và tắm. 11h30: ăn dặm 150-200ml cháo. 12h30: ngủ (có hôm không ngủ) 2h-3h: canh cho uống 80ml sữa. 3h: bữa phụ hoa quả (hôm có hôm không) . 6h: ăn 150ml cháo. 9h-10h: ti mẹ. Từ lúc này là lục đục ti mẹ cả đêm và trằn trọc để ngủ. Lịch sinh hoạt của bé như này có cần điều chỉnh gì không ạ?

Liều lượng Vitamin D3 phù hợp cho trẻ 20 ngày tuổi?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  345 lượt xem

Em sinh bé được 20 ngày rồi. Bé nhà rất khó ngủ và khi ngủ thì hay vặn mình. Em đang có sẵn lọ Vitamin D3 Ddrop 400IU - 90 giọt thì em có thể cho bé uống được không ạ? Và liệu trình dùng cho bé bao lâu thì dừng ạ?

Có nên uống vitamin tổng hợp với tinh dầu hoa anh thảo?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  4175 lượt xem

Vợ chồng em đã có một bé gái 3 tuổi. Năm nay, tụi em dự định sinh thêm bé nữa. Hiện, em đang uống viên tinh dầu hoa anh thảo, nhưng vẫn muốn bổ sung thêm axit folic và sắt. Vậy, em có thể uống chung tinh dầu hoa anh thảo với vitamin tổng hợp, được không ạ?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây