1

Định lượng sắt chưa bão hòa huyết thanh - Bộ y tế 2017

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Huyết học - Truyền máu - Miễn dịch - Dị ứng - Sinh học phân tử - Bộ y tế 2017

I. NGUYÊN LÝ

  • UIBC là lượng sắt có thể gắn thêm tối đa vào phân tử transferrin. Được định lượng theo phương pháp đo quang so màu bằng: Cho thuốc thử trong đó có chứa một lượng sắt cao đã biết trước nồng độ vào mẫu huyết thanh cần định lượng. Khi đó, sắt trong thuốc thử sẽ gắn thêm tối đa lên phân tử transferrin cho đến khi phân tử transferrin đã bão hòa hết. Đo lại lượng sắt còn dư trong mẫu phản ứng, từ đó tính được lượng sắt đã tham gia phản ứng gắn trên phân tử transferrin. Lượng sắt tính được chính là lượng sắt chưa bão hòa huyết thanh.
  • UIBC được chỉ định trong các trường hợp cần khảo sát bilan về sắt và theo dõi điều trị cho các trường hợp thiếu máu hồng cầu nhỏ.

II. CHỈ ĐỊNH

  •  Giống như chỉ định độ bão hòa transferrin huyết thanh
  •  Phối hợp với transferrin receptor hòa tan để chẩn đoán sớm thiếu sắt

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH:

Không có chống chỉ định

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

01 Cán bộ đại học chuyên ngành Hóa sinh và một KTV

2. Phương tiện, hóa chất

2.1. Phương tiện

  •  Các máy phân tích hóa sinh như: AU 680, 640, 2.700, 5.800 và một số máy khác;
  •  Máy ly tâm;
  •  Tủ lạnh để bảo quản hóa chất và bảo quản QC, mẫu bệnh phẩm;
  •  Pipet các loại, ống sample cup;
  •  Ống nghiệm, đầu côn xanh và vàng;
  •  Giá đựng ống nghiệm;
  •  Nước cất 2 lần.

2.2. Hóa chất

  • Thuốc thử 1 (R1): Rất độc, chứa thiourea 175mmol/L, Tris Buffer (pH 8.1) 180 mmol/L.
  •  Thuốc thử 1a (R1a): Gây dị ứng, chứa clorua hydroxylammonium 36 mmol/L.
  •  Thuốc thử 2 (R2): Chứa clorua hydroxylammonium, Nitroso-PSAP 176 μmol/L.
  •  Thuốc thử 2a (R2a): Iron 6.9 μmol/L.

2.3. Chuẩn bị hóa chất

  • R1: toàn bộ thuốc thử R1a phải được chuyển vào thuốc thử R1. Trộn đều bằng cách đảo ngược nhẹ nhàng trước khi đặt trên khay hóa chất của máy.
  • R2: Toàn bộ thuốc thử R2a phải được chuyển vào lọ thuốc thử R2.

- Trộn đều bằng cách đảo ngược nhẹ nhàng trước khi đặt trên khay hóa chất .

- Các mẫu QC được lấy từ huyết thanh của người tự nguyện khỏe mạnh đã sàng lọc các yếu tố nguy cơ gây nhiễm HIV, viêm gan B, C,..

- Hóa chất được ổn định đến ngày ghi trên nắp hộp với điều kiện không mở nắp và bảo quản ở nhiệt độ 2-8oC. Không được để trong ngăn đá của tủ lạnh

2.3. Các dụng cụ tiêu hao khác

  •  ống nghiệm;
  •  Găng tay, khẩu trang, nước rửa tay, khăn lau tay;
  •  Bông , cồn sát trùng, bơm kim tiêm lấy máu.

3. Người bệnh

  •  Cần giải thích cho người bệnh và người nhà người bệnh về mục đích của xét nghiệm.
  •  Người bệnh cần phối hợp để lấy máu theo đúng yêu cầu về thời gian và số lượng.

4. Phiếu xét nghiệm

Thực hiện theo y lệnh của bác sỹ lâm sàng trên phiếu xét nghiệm.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Lấy bệnh phẩm

  • Thực hiện trên mẫu máu: Dùng huyết thanh hoặc huyết tương chống đông bằng lithium heparin.
  • Tính ổn định của mẫu: Huyết thanh và huyết tương ổn trong 1 tuần khi bảo quản ở 2 đến 8°C và 3 tháng khi bảo quản (-20)oC.
  • Cần tách huyết thanh và huyết tương ngay sau khi lấy máu để tránh tình trạng tan máu vỡ hồng cầu.
  • Mẫu cần phải được thực hiện vào buổi sáng từ các người bệnh trong tình trạng đói, vì giá trị sắt có thể giảm xuống 30% trong suốt thời gian trong ngày.

2. Tiến hành kỹ thuật

2.1. Chuẩn bị máy phân tích

  •  Dựng đường chuẩn: dựa trên chuẩn 2 điểm với các nồng độ chuẩn khác nhau. Dựng lại đường cong chuẩn sau mỗi 2 tuần.
  •  Phân tích QC: ở cả 2 level. Khi QC đạt mới tiến hành phân tích mẫu.

2.2. Phân tích mẫu

  • Mẫu bệnh phẩm nên được tiến hành phân tích trong vòng 2h.
  • Mẫu sau khi ly tâm chuyển vào khay đựng bệnh phẩm trên máy phân tích.
  • Đánh số (hoặc ID của người bệnh); chọn test và vận hành theo protocol máy sẽ tự động phân tích.

VI. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

Trị số tham khảo: Giá trị bình thường ở người khỏe mạnh là 21 - 84μmol/L.

VII. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

  •  Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả khi: Mẫu máu bị huyết tán, nồng độ bilirubin > 200mg/L. Triglycerid máu >5 mmol/L
  •  Xử trí: Khi lấy máu tránh gây vỡ hồng cầu, mẫu bị vỡ hồng cầu nên loại lấy mẫu máu khác thay thế.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Định lượng IL-2R (hay CD25 hòa tan) trong huyết thanh bằng kỹ thuật miên dịch gắn men (Elisa) - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Huyết học - Truyền máu - Miễn dịch - Dị ứng - Sinh học phân tử - Bộ y tế 2017

Định lượng free Lambda huyết thanh - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Huyết học - Truyền máu - Miễn dịch - Dị ứng - Sinh học phân tử - Bộ y tế 2017

Định lượn free Kappa huyết thanh - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Huyết học - Truyền máu - Miễn dịch - Dị ứng - Sinh học phân tử - Bộ y tế 2017

Định lượng IgE đặc hiệu cà chua trong máu - Bộ y tế 2018
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Hóa sinh - Bộ y tế 2018

Định lượng kháng thể kháng β2- glycoprotein I IgG - IgM bằng kỹ thuật hóa miễn dịch phát quang - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Huyết học - Truyền máu - Miễn dịch - Dị ứng - Sinh học phân tử - Bộ y tế 2017

Tin liên quan
Bạn đã sẵn sàng để trở thành cha mẹ chưa?
Bạn đã sẵn sàng để trở thành cha mẹ chưa?

Trả lời những câu hỏi này có thể giúp bạn xem xét những yêu cầu của việc làm cha mẹ và xác định những kỹ năng bạn cần để thành công.

Xét nghiệm sắt huyết thanh cho biết điều gì?
Xét nghiệm sắt huyết thanh cho biết điều gì?

Xét nghiệm sắt huyết thanh giúp phát hiện nồng độ sắt trong máu thấp hoặc cao hơn bình thường.

Cách giảm lượng đường trong máu nhanh chóng khi bị tăng đường huyết
Cách giảm lượng đường trong máu nhanh chóng khi bị tăng đường huyết

Tăng đường huyết là một vấn đề nguy hiểm vì khi lượng glucose trong máu cao, các tế bào sẽ không được cung cấp năng lượng. Lúc này, cơ thể sẽ bắt đầu đốt cháy chất béo để tạo năng lượng thay cho glucose. Điều này có thể dẫn đến các tình trạng như nhiễm toan ceton và hội chứng tăng áp lực thẩm thấu máu do đường huyết.

Tăng đường huyết (lượng đường trong máu cao): Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Tăng đường huyết (lượng đường trong máu cao): Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Không phải lúc nào tăng đường huyết biểu hiện triệu chứng rõ ràng ngay lập tức. Tuy nhiên, theo thời gian, lượng đường trong máu cao sẽ gây ra các triệu chứng như khát nước, đi tiểu nhiều lần và gây tổn hại nhiều cơ thể trong cơ thể.

Cách kiểm tra lượng đường trong máu mà không cần máy đo đường huyết
Cách kiểm tra lượng đường trong máu mà không cần máy đo đường huyết

Bệnh tiểu đường là một bệnh lý mãn tính xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc không sử dụng insulin hiệu quả hoặc cả hai. Điều này đều dẫn đến lượng đường trong máu cao hơn bình thường.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Trẻ 6 tháng tuổi có nổi gờ xương trên đỉnh đầu là do thóp chưa liền hay bị làm sao?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  864 lượt xem

Bé nhà em đang được 6 tháng. Tuy nhiên trên đỉnh đầu của bé lại có cái gờ xương nổi lên. Khi bé được 5 tháng rưỡi thì em cho bé đi khám ở khoa Thần Kinh ở bệnh viện Xanh Pôn. Bác sĩ kết luận là thóp đầu của bé chưa liền hẳn, khi nào bé được 1 tuổi thì đến khám lại. Em rất lo, không biết bé như vậy có bị làm sao không ạ?

Bệnh nhiễm trùng huyết sơ sinh có chữa khỏi hoàn toàn được không?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  908 lượt xem

Bé nhà em khi sinh ra đã bị nhiễm trùng huyết sơ sinh. Bé đã được điều trị ở bệnh viện 1 tuần và đã khỏi. Bệnh nhiễm trùng huyết này có khỏi hoàn toàn không và bé có nguy cơ bị lại không ạ? Ngoài ra nó có để lại di chứng gì cho bé không, thưa bác sĩ?

Đường kính lưỡng đỉnh và cân nặng nhỏ hơn tuổi thai?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1675 lượt xem

Em đi khám, bs kết luận là thai khoảng 34 tuần, đường kính lưỡng đỉnh và cân nặng 2.220g của bé nhỏ hơn tuổi thai. Có thể là tuổi thai của em tính chưa chính xác. Nhưng nếu như vậy, có phải là thai nhi phát triển không bằng tuổi thai thật và bé bị thiếu dưỡng chất phải không ạ?

Bệnh viện có sẵn huyết thanh để tiêm cho em bé không?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  864 lượt xem

Em đang mang bầu được 34 tuần. Trước khi có bầu, em bị viêm gan B mạn, men gan ổn định trong ngưỡng cho phép. Em được biết ngay khi sinh ra, em bé sẽ được tiêm huyết thanh ngừa lây nhiễm viêm gan B từ mẹ. Vậy, trước khi sinh có phải đăng ký đặt trước huyết thanh không, hay Bv luôn có sẵn ạ?

Đường kính lưỡng đỉnh của bé là 73,6mm, có nhỏ không?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  867 lượt xem

Cho em hỏi siêu âm bé 29 tuần; Đường kính lưỡng đỉnh (ĐKLĐ): 73,5 mm; Chiều dài xương đùi 57,6 mm; Chu vi vòng bụng 243 mm. Bác sĩ cho em hỏi: theo chỉ số này thì vòng đầu của bé có nhỏ hơn bình thường không ạ?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây