Điều trị vết thương chậm liền bằng Laser He-Ne - Bộ y tế 2013
I. KHÁI NIỆM
Laser He-Ne thường được sử dụng ở bước sóng 632,8 nm chế độ phát liên tục, công suất trung bình 5-10 mW. Tia laser có màu đỏ chói, được dùng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực điều trị, đặc biệt là tác dụng chống nhiễm trùng, làm liền vết thương, giảm đau và tăng cường sức đề kháng.
II. CHỈ ĐỊNH
Laser công suất thấp được chỉ định rộng rãi trong điều trị với mục đích:
- Chống viêm, bao gồm: viêm cấp tính, bán cấp tính hay mạn tính, viêm của tổ chức phần mềm (da, cơ), viêm xương khớp, viêm sụn, các viêm nội tạng…
- Giảm đau: Đau sau chấn thương, đau do căn nguyên thần kinh, đau xương, đau khớp…
- Kích thích tái tạo tổ chức, làm nhanh liền sẹo vết thương, vết loét chậm liền
- Điều hòa tuần hoàn và hoạt hóa hệ thần kinh trung ương (laser nội mạch)
- Điều trị trên huyệt (laser châm)
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Laser không được chỉ định điều trị trong các trường hợp sau:
- Các bệnh ác tính, các u lành, sốt, lao, suy kiệt, bệnh truyền nhiễm cấp tính
- Đang chảy máu hoặc đe dọa chảy máu Người bệnh không đồng ý điều trị
IV. CHUẨN BỊ
+ Kỹ thuật viên hoặc điều dưỡng thực hiện qui trình kỹ thuật
+ Phương tiện: Laser He-Ne
- Bật công tắc nguồn: Công suất đầu phát laser, chế độ phát xung hay liên tục, tần số lặp lại xung là bao nhiêu, thời gian xung, công suất đỉnh xung, thời gian chiếu, …
- Chọn các phụ kiện cần thiết theo yêu cầu điều trị: bộ phận mở rộng tia, gương lái tia, dây quang sợi, đầu phát tia, bông cồn sát trùng, băng dính…
+ Người bệnh:
- Xác định đúng người, đúng chỉ định: theo phiếu điều trị
- Giải thích phương pháp điều trị cho người bệnh hiểu và phối hợp điều trị nếu cần (có thể cho cầm đầu phát laser tự chiếu vào vùng tổn thương khi đã được hướng dẫn).
- Chọn tư thế thích hợp (nằm hoặc ngồi), sao cho vùng chiếu được bộc lộ rõ và thuận tiện cho việc chiếu tia, người bệnh cảm thấy thoải mái.
- Các vết thương, vết loét nên cho thay băng sạch sẽ trước mỗi lần điều trị, để việc chiếu tia đạt được hiệu quả cao nhất.
- Hồ sơ bệnh án, phiếu chỉ định điều trị.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
+ Kiểm tra hồ sơ, phiếu điều trị do bác sỹ chỉ định
+ Kiểm tra người bệnh
+ Thực hiện kỹ thuật
- Ấn nút khởi động “START”: máy bắt đầu hoạt động, tia laser được phát ra
- Hướng chùm tia laser vào vùng tổn thương theo phương thẳng góc 90º hay tùy theo mục đích điều trị. Có thể dung kỹ thuật chiếu “quét” hay chiếu “điểm” trên bề mặt vết thương.
- Khi hết thời gian điều trị máy tự tắt
- Lau sạch đầu phát laser và đặt vào giá đỡ: Hỏi cảm giác người bệnh, băng vết thương, dặn dò người bệnh.
VI. MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯU Ý
- Đảm bảo an toàn về điện, phòng chống điện giật do rò điện vào vỏ máy.
- Điện áp nguồn thường cao (6-12 KV) vì vậy hết sức lưu ý cần có dây nối đất đúng qui cách.
- Tuân thủ nghiêm ngặt các qui định về an toàn bức xạ: Kỹ thuật viên phải đeo kính bảo vệ mắt, tránh để chùm tia laser chiếu thẳng vào mắt hay chiếu vào các vật bóng (gương, kính…) có thể phản xạ tia làm tổn thương võng mạc.
- Liều chiếu thông thường cho tổn thương là 0,1-12J/cm².
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013
Nội soi ngược dòng tán sỏi bằng laser là kỹ thuật kết hợp nội soi niệu quản với tán sỏi bằng laser để xác định vị trí sỏi và loại bỏ sỏi thận nằm trong niệu quản. Đây là một thủ thuật xâm lấn tối thiểu, an toàn và hiệu quả hơn so với phẫu thuật truyền thống.
Liên cầu khuẩn nhóm B là một loại vi khuẩn liên cầu có thể gây nhiễm trùng đường tiết niệu. Mặc dù nhiễm trùng đường tiết niệu do liên cầu khuẩn nhóm B không phổ biến bằng nhiễm trùng đường tiết niệu do các loại vi khuẩn khác nhưng cũng có các triệu chứng tương tự.
Chứng loãng xương có thể được điều trị bằng thảo dược và một số phương pháp điều trị thay thế khác (phương pháp điều trị thay thế bao gồm tất cả các biện pháp giúp kiểm soát hoặc làm giảm tình trạng bệnh mà không cần dùng đến các phương pháp điều trị chính thống như thuốc).
Gãy lồi cầu chẩm là tình trạng gãy xương xảy ra ở đáy hộp sọ (nền sọ), thường là sau khi có lực tác động mạnh lên khu vực này. Mặc dù xảy ra ở hộp sọ nhưng hầu hết các trường hợp gãy lồi cầu chẩm đều không nghiêm trọng và chỉ cần điều trị ở mức độ tối thiểu.
Châm cứu là một phương pháp được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị nhiều bệnh khác nhau. Vậy phương pháp này có thể điều trị chứng rối loạn cương dương không?
- 1 trả lời
- 878 lượt xem
- Bác sĩ ơi, từ khi mang thai, nhiều lúc tôi có cảm giác người mình cứ chông chênh, đứng không vững. Bác sĩ có thể lý giải tình trạng mất cân bằng ở thai phụ giúp tôi không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 919 lượt xem
- Chào bác sĩ! Họng của con tôi bị sưng, đỏ. Bác sĩ cho tôi hỏi, cháu bị viêm họng thông thường hay bị viêm họng do strep (liên cầu khuẩn) gây nên ạ? Và những dấu hiệu nào thực sự là tình trạng nhiễm trùng vi khuẩn trep? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 3394 lượt xem
Bé nhà tôi thường chảy nước mắt khi bị cảm lạnh. Tôi phải làm gì để khắc phục tình trạng này, thưa bác sĩ?
- 1 trả lời
- 907 lượt xem
Họng của con tôi bị sưng, đỏ. Bác sĩ cho tôi hỏi, cháu bị viêm họng thông thường hay bị viêm họng do strep (liên cầu khuẩn) gây nên ạ? Và những dấu hiệu nào thực sự là tình trạng nhiễm trùng vi khuẩn trep? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 909 lượt xem
Thưa bác sĩ, bé nhà tôi vừa sinh được 2 tuần. Tuy nhiên, bộ phận sinh dục của cháu cứ bị sưng lên, điều này có bình thường không vậy bác sĩ?