1

Đặt vị thế cho người bệnh bỏng - Bộ y tế 2013

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013

I. KHÁI NIỆM

Chương trình bài tập tư thế là kỹ thuật để đề phòng những biến chứng và tạo thuận cho việc giải quyết các vấn đề khó khăn gặp phải. Để chương trình đạt được hiệu quả thì đòi hỏi phải có sự chủ động tham gia tích cực của điều dưỡng, chuyên viên vật lý trị liệu và đặc biệt quan trọng là người bệnh. Bắt đầu bài tập vị thế trong suốt 24 giờ đầu là đặc biệt quan trọng, nhất là đối với người bệnh bỏng sâu ở phần các chi thể

II. CHỈ ĐỊNH

  • Người bệnh bỏng vừa, nặng, rất nặng cần phải đặt đúng vị thế để dự phòng loét do nằm lâu, cứng khớp, ứ đọng
  • Người bệnh bỏng cần đặt đúng tư thế để giảm phù nề
  • Người bệnh bỏng cần đặt đúng tư thể để phòng co rút cơ, mô sẹo tiến triển gây co kéo chỉ thể, vùng vận động, nếp gấp

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  • Người bệnh cần Hồi sức cấp cứu ở các tư thế hồi sức cấp cứu bắt buộc
  • Người bệnh đang cần nằm ở một tư thế bắt buộc theo chỉ định của điều trị

IV. CHUẨN BỊ

1. Người bệnh

Giải thích cho người bệnh những lợi ích nhận được và tác hại nếu không được điều trị

2. Người thực hiện

Kỹ thuật viên vật lý trị liệu- phục hồi chức năng

3. Phương tiện

Túi cát, túi nước, xốp, miếng đệm...

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

- Kiểm tra bệnh án, phiếu điều trị, người bệnh

- Tùy thuộc vào vị trí bỏng sẽ tiến hành đặt thân mình hay chi thể ngược hướng với hướng những lực làm co kéo vết thương, kéo dãn sẹo đang lành và những vùng lân cận lực kéo. Trong hầu hết các trường hợp bỏng, vị thế lý tưởng là:

  • Đặt gối dưới vai với đầu ở tư thế nghỉ ngơi thoải mái trên túi hoặc găng tay chứa nước, cổ ở tư thế duỗi không xoay hay gập về bất cứ hướng nào
  • Thân mình thẳng không gập hoặc xoay về bất cứ hướng nào
  • Chi trên dạng ngang 90 và nâng lên 30
  • Khớp khuỷu duỗi và quay ngửa
  • Bàn tay nâng lên và đặt ở tư thế chức năng; Cổ tay duỗi từ 15-20
  • Khớp bàn ngón gập 50-70 và dạng; Ngón cái thẳng và dạng
  • Khớp háng duỗi hoàn toàn, gối và các ngón chân chỉ thẳng lên trần nhà và dạng 20.
  • Khớp gối duỗi hoàn toàn
  • Khớp cổ chân ở tư thế trung gian

V. CHÚ Ý

Thời điểm tốt nhất để điều chỉnh lại tất cả các vị thế của các khớp là trong quá trình thay băng hoặc ngay sau khi sẹo mới lành, sau khi làm mềm sẹo bằng thuốc làm mềm sẹo.

Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Khám người bệnh bỏng, chẩn đoán diện tích và độ sâu bỏng bằng lâm sàng - Bộ y tế 2013
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013

Theo dõi chăm sóc người bệnh bỏng nặng - Bộ y tế 2013
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013

Đặt dây truyền dịch ngoại vi điều trị người bệnh bỏng - Bộ y tế 2013
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013

Bộc lộ tĩnh mạch ngoại vi để truyền dịch điều trị người bệnh bỏng - Bộ y tế 2013
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013

Nội soi tiêu hóa chẩn đoán và điều trị bỏng tiêu hóa và các biến chứng tiêu hóa ở người bệnh bỏng nặng - Bộ y tế 2013
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013

Tin liên quan
U hạt bẹn: Căn bệnh “ăn thịt người” lây qua đường tình dục
U hạt bẹn: Căn bệnh “ăn thịt người” lây qua đường tình dục

U hạt bẹn là một bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục hiếm gặp nhưng có thể tiến triển nghiêm trọng và để lại biến chứng lâu dài nếu không được điều trị.

Những điều cần biết về bệnh zona thần kinh ở người nhiễm HIV
Những điều cần biết về bệnh zona thần kinh ở người nhiễm HIV

Những người nhiễm HIV sẽ bị bệnh zona thần kinh nặng hơn bình thường và cũng có nguy cơ gặp biến chứng cao hơn.

Hướng dẫn bổ sung vitamin D cho người bị bệnh đa xơ cứng
Hướng dẫn bổ sung vitamin D cho người bị bệnh đa xơ cứng

Những người bị bệnh đa xơ cứng (multiple sclerosis) sẽ cần bổ sung nhiều vitamin D hơn so với những người không bị bệnh này.

Người mắc bệnh thận mạn có thể cần bổ sung sắt
Người mắc bệnh thận mạn có thể cần bổ sung sắt

Thiếu sắt là một nguyên nhân phổ biến và có thể điều trị được của bệnh thiếu máu ở những người mắc bệnh thận mạn.

Người bị bệnh tiểu đường có được ăn mít không?
Người bị bệnh tiểu đường có được ăn mít không?

Mít là một loại trái cây nhiệt đới có nguồn gốc từ Châu Á nhưng ngày càng trở nên phổ biến trên toàn thế giới. Mít là loại trái cây lớn với vỏ xù xì màu xanh hoặc nâu và các múi bên trong có màu vàng, vị ngọt. Múi mít có kết cấu dai nên ở một số nơi, loại quả này được những người ăn chay và thuần chay sử dụng thay cho thịt để chế biến món ăn. Tuy nhiên, ăn mít sẽ làm tăng lượng đường trong máu. Vì vậy nên những người bị bệnh tiểu đường cần chú ý trước khi ăn loại quả này.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Trẻ bú trực tiếp sữa của người khác thì có bị lây bệnh truyền nhiễm của người đó không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  580 lượt xem

Vợ em sinh mổ 1 bé trai và 1 bé gái tại bệnh viện Từ Dũ. Khi sinh ra vì mẹ không đủ sữa nên nhà em sốt ruột đã cho 2 bé bú sữa trực tiếp của 1 chị cùng phòng sanh. Nếu chị kia bị bệnh truyền nhiễm thì hai bé nhà em có bị lây không ạ? Và khi nào thì các bé có thể làm xét nghiệm để biết bé có bị bệnh truyền nhiễm gì không?

Bệnh viêm da cơ địa có khỏi hoàn toàn không?
  •  6 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1280 lượt xem

Tôi bị á sừng 10 năm nay, đã từng đi khám rất nhiều nơi. Có nơi thì nói bị viêm da cơ địa. Vậy 2 bệnh đó có giống nhau không? Tôi bị ở bàn chân, các ngón chân, vào mùa đông, da khô, bong tróc từng mảng có khi bắn máu, rất đau, xót, đi lại khó khăn. Tôi từng đi chữa nhiều nơi, cả thuốc bắc thuốc nam mà chưa khỏi được dứt điểm. Bệnh này có khỏi hẳn được không?

Đẻ con xong có khỏi bệnh không?
  •  6 năm trước
  •  1 trả lời
  •  960 lượt xem

Năm nay cháu 16 tuổi, cháu bị á sừng hơn 7 năm nay rồi. Đi đâu cũng tự ti, xấu hổ. Cháu muốn hỏi bệnh của cháu sau khi lấy chồng, sinh con thì có khỏi được không ạ? (cháu nghe nhiều nói là sẽ thay máu là khỏi bệnh?)

Những bệnh mạn tính nào ảnh hưởng đến khả năng sinh sản?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1121 lượt xem

Tôi có nghe nói, người nào mắc bệnh mạn tính sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Tôi đang chuẩn bị lên kế hoạch có em bé nên điều này làm tôi vô cùng lo lắng. Bác sĩ có thể cho tôi biết những bệnh mạn tính nào ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Bị bệnh da liễu mạn tính có cần điều trị đặc biệt gì trước khi mang thai không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1178 lượt xem

- Thưa bác sĩ, tôi bị bệnh da liễu mạn tính. Tôi có cần điều trị đặc biệt gì trước khi mang thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây